Tín dụng tăng tốc đột ngột lên 13,5%
Chỉ trong tháng 12/2023, tín dụng tăng trưởng 4,35% so với tháng trước, đưa mức tăng cả năm lên 13,5%. Một số chuyên gia cho rằng, với mức tăng trưởng GDP chỉ 5,05% nhưng tín dụng tăng tới 13,5% là yếu tố cần lưu ý đối với kiểm soát lạm phát trong năm tới...
Tại họp báo ngày 3/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng tăng 13,5% so với cuối năm 2022. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/11/2023, tín dụng toàn hệ thống tăng 9,15% so với cuối năm 2022.
Như vậy, tín dụng tăng trưởng mạnh trong tháng cuối năm 2023.
Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), việc tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm là thường thấy. Thường cuối năm, cầu của nền kinh tế tăng mạnh dẫn đến cầu vốn tăng. Ông Phạm Chí Quang cho biết thêm, thanh khoản hệ thống hiện dồi dào, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế với lãi suất hợp lý. Trong giai đoạn cuối năm 2023, lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng qua đêm dao động từ 0,2% đến 0,5%/năm, được ghi nhận là mức thấp kỷ lục.
Thông tư 26 được đánh giá là có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi cho phép 1 phần tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại được tính vào phần dư địa cho vay thêm của hệ thống, theo đó phần nào sẽ giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Trước đó, quy định cũ không cho phép đưa tiền gửi Kho bạc Nhà nước vào cấu phần tổng huy động khi tính toán tỷ lệ LDR.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 (29/12) ghi nhận diễn biến đáng chú ý trên thị trường mở khi lần đầu tiên kể từ đầu tháng 6/2023 kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) của Ngân hàng Nhà nước phát sinh giao dịch mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho 2 thành viên thị trường vay 4.551 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 4%/năm.
Trên kênh tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục dừng phát hành tín phiếu mới và không có tín phiếu cũ đáo hạn.Tính chung, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng cho hệ thống hơn 4.551 tỷ đồng trong phiên cuối năm 2023.
Bên cạnh đó, từ 01/01/2024, Thông tư 26/2022/TT-NHNN có hiệu lực cũng có ý nghĩa quan trọng với thanh khoản hệ thống.
Theo đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước được tính vào cấu phần tổng tiền gửi khi tính toán tỷ lệ LDR (tỷ lệ cho vay trên huy động) sẽ bị khấu trừ 60%, tăng từ mức 50% áp dụng trước đó. Điều này có nghĩa, ngân hàng thương mại chỉ còn được tính 40% tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước vào cấu phần tổng tiền gửi…
Thông tư 26 được đánh giá tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi cho phép 1 phần tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại được tính vào phần dư địa cho vay thêm của hệ thống, theo đó, góp phần giảm áp lực lên lãi suất cho vay.
Trước đây, quy định cũ không cho phép đưa tiền gửi Kho bạc Nhà nước vào cấu phần tổng huy động khi tính toán tỷ lệ LDR.
Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2023 tăng trưởng GDP khoảng 5,05% nhưng tín dụng tăng tới 13,5% là điều đáng quan tâm đối với việc kiểm soát lạm phát trong năm 2024, trong bối cảnh tỷ lệ tín dụng/GDP luôn ở ngưỡng cảnh báo của WB.
Tuy nhiên, với việc tỷ lệ khấu trừ tăng từ 50% lên 60%, sự thay đổi này có chiều hướng làm gia tăng áp lực huy động tiền gửi có kỳ hạn đối với ngân hàng thương mại để duy trì tỷ lệ LDR. Áp lực này sẽ lớn hơn tại nhóm ngân hàng thương mại do Nhà nước chi phối (Big 4 bao gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV), vốn dĩ nhận hầu hết tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
Với quy mô siêu "khủng", tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 1 nguồn hỗ trợ thanh khoản đáng kể giúp nhóm Big4 giảm áp lực huy động tiền gửi từ khách hàng. Dòng tiền lớn trú ngụ tại Big4 cũng có tác động giúp kiềm chế cuộc đua lãi suất huy động trong cuối năm 2022 và đầu năm 2023 khi các ngân hàng này chiếm gần 50% thị phần trong cơ cấu huy động và cho vay trong hệ thống.
Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2023 tăng trưởng GDP khoảng 5,05% nhưng tín dụng tăng tới 13,5% là điều đáng quan tâm đối với việc kiểm soát lạm phát trong năm 2024, trong bối cảnh tỷ lệ tín dụng/GDP luôn ở ngưỡng cảnh báo của WB.