Tin học hoá ngành tài chính gặp khó
Chương trình tin học hóa ngành tài chính đang bắt đầu giai đoạn 3 với yêu cầu cao về tích hợp hệ thống và ứng dụng
Chương trình tin học hóa ngành tài chính đang bắt đầu giai đoạn 3 với yêu cầu cao về tích hợp hệ thống và ứng dụng. Tuy nhiên, bất cập về nhân lực đang cản trở quá trình này.
Với trên 3.000 cán bộ tin học, Bộ Tài chính vẫn thiếu những cán bộ đủ khả năng xây dựng và vận hành hệ thống tích hợp ở trình độ cao.
Giai đoạn mới trong tin học hóa ngành tài chính
Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính thuộc Bộ Tài chính cho biết, những vấn đề như xây dựng chính phủ điện tử; triển khai công tác tin học và thống kê tài chính; giải pháp phân tích và hỗ trợ kinh doanh trong lĩnh vực tài chính; thiết kế và triển khai quy trình đảm bảo an toàn, liên tục trong kinh doanh; xây dựng hệ thống an ninh bảo mật và chứng thực số trong ngành tài chính... là những vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc về trình độ công nghệ thông tin của ngành trong giai đoạn mới này.
Đây cũng chính là những chủ đề sẽ được thảo luận trong dịp hội nghị ICT Finance 2008, do Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với IDG Việt Nam tổ chức vào tháng 9 tới tại Hà Nội.
Yêu cầu chính của việc tin học hóa ngành tài chính giai đoạn 3 là tích hợp hệ thống toàn bộ để tất cả dữ liệu đều thống nhất trong một hệ thống lớn, phục vụ chung cho hoạt động của ngành và điều hành của Chính phủ, khắc phục tình trạng phân tán dữ liệu hiện nay. Định hướng của Cục là sẽ mua các hệ thống tích hợp từ nước ngoài và nội địa hóa cho phù hợp với yêu cầu trong nước.
Tuy nhiên, một số hệ thống lớn như hệ thống tích hợp kế toán kho bạc còn rất mới và nhiều nước đã thất bại trong triển khai hệ thống này. Chính vì vậy, việc mua hệ thống từ nước ngoài cũng đòi hỏi phải có chuyên gia đủ trình độ để vận hành, bảo dưỡng và cập nhật.
Một trong những vấn đề chính hiện nay là đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin của Cục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Thứ nhất, những yêu cầu phát triển tin học trong giai đoạn này còn rất mới và ở trình độ cao hơn hẳn giai đoạn trước, nên hệ thống cán bộ hiện hành cần được tiếp tục nâng cấp. Thứ hai, nhiều cán bộ tiềm năng có thể phát triển lên trình độ đáp ứng được công việc trong giai đoạn này đang rời bỏ hệ thống cơ quan nhà nước.
Ngay cả cơ quan cấp bộ như Cục Tin học và Thống kê tài chính cũng phải đối phó với tình trạng các nhân viên giỏi lần lượt ra đi do những lời mời chào hấp dẫn hơn từ bên ngoài. Mỗi năm, Cục Tin học và Thống kê tài chính mất từ 1-2 cán bộ. Các tổng cục khác trong ngành cũng trong tình trạng tương tự. Phần lớn những người đi có trình độ giỏi, ở độ tuổi 28–32, độ tuổi đã đủ chín về mặt nghiệp vụ và đang rất sung sức trong công việc.
Thuê chuyên gia bên ngoài
Những lỗ hổng về mặt nhân lực đó không dễ gì bù đắp ngay được, vì cần một thời gian nhất định để nhân viên mới, dù đã có trình độ tin học tốt, trưởng thành trong môi trường đặc thù như ngành tài chính.
Mức lương trong cơ quan nhà nước không đủ hấp dẫn, vẫn là nguyên nhân chính khiến những người giỏi đi tìm cơ hội tốt hơn ở nơi khác. Hiện nay, mức lương trong Bộ vẫn chỉ là vài triệu đồng. Trong khi đó, các công ty ngoài nhà nước, kể cả công ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sẵn sàng trả mức lương hàng nghìn USD cho những chuyên gia giỏi.
Ông Phạm Công Minh, Cục phó Cục Tin học và Thống kê tài chính cho biết: “Chúng tôi hiểu rõ những vấn đề này nhưng không có cơ chế nào để giải quyết.Việc tăng lương ở bộ phận này phải tính tới cả những bộ phận khác”.
Thuê chuyên gia bên ngoài (outsource) đang là định hướng mà Cục Tin học và Thống kê tài chính dự định triển khai để giải quyết vướng mắc về nhân lực trong thời gian tới. “Chúng tôi đã trình bày ý tưởng này với lãnh đạo Bộ và có vẻ như lãnh đạo đang dần hiểu ra”, ông Đặng Đức Mai nói.
Ông Mai cho biết, nếu được phép của lãnh đạo Bộ, Cục Tin học và Thống kê tài chính có ý định sẽ dần nâng số lượng chuyên gia bên ngoài lên để đáp ứng đến 50% tổng khối lượng công việc của ngành. “Lúc đầu có thể là những phần việc đơn giản, nhưng dần dần chúng tôi có thể thuê chuyên gia bên ngoài cả những phần nghiệp vụ phức tạp hơn”, ông nói.
Đối tượng chủ yếu mà Cục nhắm tới để thuê những chuyên gia giỏi là các công ty công nghệ thông tin lớn trong nước, nhưng không loại trừ khả năng thuê chuyên gia nước ngoài. Nhiều nước đã đi theo hướng này và có hiệu quả rõ ràng về mặt khả năng dự toán chi phí, không xảy ra việc đột ngột mất người và rất chủ động trong sắp xếp công việc.
Với trên 3.000 cán bộ tin học, Bộ Tài chính vẫn thiếu những cán bộ đủ khả năng xây dựng và vận hành hệ thống tích hợp ở trình độ cao.
Giai đoạn mới trong tin học hóa ngành tài chính
Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính thuộc Bộ Tài chính cho biết, những vấn đề như xây dựng chính phủ điện tử; triển khai công tác tin học và thống kê tài chính; giải pháp phân tích và hỗ trợ kinh doanh trong lĩnh vực tài chính; thiết kế và triển khai quy trình đảm bảo an toàn, liên tục trong kinh doanh; xây dựng hệ thống an ninh bảo mật và chứng thực số trong ngành tài chính... là những vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc về trình độ công nghệ thông tin của ngành trong giai đoạn mới này.
Đây cũng chính là những chủ đề sẽ được thảo luận trong dịp hội nghị ICT Finance 2008, do Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với IDG Việt Nam tổ chức vào tháng 9 tới tại Hà Nội.
Yêu cầu chính của việc tin học hóa ngành tài chính giai đoạn 3 là tích hợp hệ thống toàn bộ để tất cả dữ liệu đều thống nhất trong một hệ thống lớn, phục vụ chung cho hoạt động của ngành và điều hành của Chính phủ, khắc phục tình trạng phân tán dữ liệu hiện nay. Định hướng của Cục là sẽ mua các hệ thống tích hợp từ nước ngoài và nội địa hóa cho phù hợp với yêu cầu trong nước.
Tuy nhiên, một số hệ thống lớn như hệ thống tích hợp kế toán kho bạc còn rất mới và nhiều nước đã thất bại trong triển khai hệ thống này. Chính vì vậy, việc mua hệ thống từ nước ngoài cũng đòi hỏi phải có chuyên gia đủ trình độ để vận hành, bảo dưỡng và cập nhật.
Một trong những vấn đề chính hiện nay là đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin của Cục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Thứ nhất, những yêu cầu phát triển tin học trong giai đoạn này còn rất mới và ở trình độ cao hơn hẳn giai đoạn trước, nên hệ thống cán bộ hiện hành cần được tiếp tục nâng cấp. Thứ hai, nhiều cán bộ tiềm năng có thể phát triển lên trình độ đáp ứng được công việc trong giai đoạn này đang rời bỏ hệ thống cơ quan nhà nước.
Ngay cả cơ quan cấp bộ như Cục Tin học và Thống kê tài chính cũng phải đối phó với tình trạng các nhân viên giỏi lần lượt ra đi do những lời mời chào hấp dẫn hơn từ bên ngoài. Mỗi năm, Cục Tin học và Thống kê tài chính mất từ 1-2 cán bộ. Các tổng cục khác trong ngành cũng trong tình trạng tương tự. Phần lớn những người đi có trình độ giỏi, ở độ tuổi 28–32, độ tuổi đã đủ chín về mặt nghiệp vụ và đang rất sung sức trong công việc.
Thuê chuyên gia bên ngoài
Những lỗ hổng về mặt nhân lực đó không dễ gì bù đắp ngay được, vì cần một thời gian nhất định để nhân viên mới, dù đã có trình độ tin học tốt, trưởng thành trong môi trường đặc thù như ngành tài chính.
Mức lương trong cơ quan nhà nước không đủ hấp dẫn, vẫn là nguyên nhân chính khiến những người giỏi đi tìm cơ hội tốt hơn ở nơi khác. Hiện nay, mức lương trong Bộ vẫn chỉ là vài triệu đồng. Trong khi đó, các công ty ngoài nhà nước, kể cả công ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sẵn sàng trả mức lương hàng nghìn USD cho những chuyên gia giỏi.
Ông Phạm Công Minh, Cục phó Cục Tin học và Thống kê tài chính cho biết: “Chúng tôi hiểu rõ những vấn đề này nhưng không có cơ chế nào để giải quyết.Việc tăng lương ở bộ phận này phải tính tới cả những bộ phận khác”.
Thuê chuyên gia bên ngoài (outsource) đang là định hướng mà Cục Tin học và Thống kê tài chính dự định triển khai để giải quyết vướng mắc về nhân lực trong thời gian tới. “Chúng tôi đã trình bày ý tưởng này với lãnh đạo Bộ và có vẻ như lãnh đạo đang dần hiểu ra”, ông Đặng Đức Mai nói.
Ông Mai cho biết, nếu được phép của lãnh đạo Bộ, Cục Tin học và Thống kê tài chính có ý định sẽ dần nâng số lượng chuyên gia bên ngoài lên để đáp ứng đến 50% tổng khối lượng công việc của ngành. “Lúc đầu có thể là những phần việc đơn giản, nhưng dần dần chúng tôi có thể thuê chuyên gia bên ngoài cả những phần nghiệp vụ phức tạp hơn”, ông nói.
Đối tượng chủ yếu mà Cục nhắm tới để thuê những chuyên gia giỏi là các công ty công nghệ thông tin lớn trong nước, nhưng không loại trừ khả năng thuê chuyên gia nước ngoài. Nhiều nước đã đi theo hướng này và có hiệu quả rõ ràng về mặt khả năng dự toán chi phí, không xảy ra việc đột ngột mất người và rất chủ động trong sắp xếp công việc.