Tổng thống Trump “gặt hái” gì từ thượng đỉnh G20?
“Một thông điệp lớn từ thượng đỉnh G20 là 19 chống lại 1. Mỹ khá bị cô lập”
Trước khi lên đường sang Đức tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên mạng xã hội Twitter để bày tỏ những lo ngại của mình.
Từ các thỏa thuận thương mại “tồi tệ”, tới tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, và thép bán phá giá, người đứng đầu Nhà Trắng đã nhấn mạnh những vấn đề mà ông dự định sẽ đưa ra trong các cuộc gặp được dự báo là sẽ căng thẳng ở thành phố Hamburg - nơi thượng đỉnh G20 được tổ chức.
“Xôi hỏng, bỏng không”?
Tuy nhiên, theo nhận định của Bloomberg, ông Trump đã kết thúc cuộc họp và trở về nhà mà không đạt được bước tiến cụ thể nào trong những vấn đề nói trên, trong khi bất đồng giữa ông với các nhà lãnh đạo còn lại trong G20 lại trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Hãng tin này nhấn mạnh việc ông Trump bị Trung Quốc và Pháp “lên lớp” về thương mại, trong khi không tìm được một giải pháp nào cho vấn đề Triều Tiên. Mâu thuẫn lớn nhất tại thượng đỉnh G20 lần này nằm ở vấn đề khí hậu: thông cáo chung cuối cùng của hội nghị gọi thỏa thuận Paris 2015 - thỏa thuận mà ông Trump từ bỏ vào tháng trước - là “không thể đảo ngược”.
Trong cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, mối quan tâm kép của ông Trump là vấn đề Iran và Ukraine, gần như không được đề cập. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn cho Syria, nhưng chưa đưa ra được chi tiết cụ thể cho kế hoạch.
Về vấn đề Triều Tiên, cuộc gặp giữa ông Trump với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc kết thúc mà không có sự đồng thuận rõ ràng nào về cách kiềm chế các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thậm chí, từ “Triều Tiên” cũng không có trong thông cáo cuối cùng của thượng đỉnh G20.
Theo các chuyên gia, kết quả của thượng đỉnh G20 khiến ông Trump - nhà lãnh đạo vốn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trong nước, trong đó có các cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ - gặp khó khăn trong việc tập hợp các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện những chính sách đối ngoại quan trọng nhất của ông.
“Một thông điệp lớn từ thượng đỉnh G20 là 19 chống lại 1. Mỹ khá bị cô lập”, ông Thomas Wright, Giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings ở Washington, nhận xét.
Một chút thành công
Tuy nhiên, có thể nói rằng ông Trump không về nhà hoàn toàn tay trắng. Ông và ê-kíp tỏ ra khá hào hứng khi công bố thông tin đến các nhà báo đi cùng trên chuyên cơ Không lực số 1 trên chuyến bay về Mỹ.
Đặc biệt, tại hội nghị lần này, ông Trump dường như đã quen với “nghệ thuật ngoại giao” tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu - ít quắc mắt hơn, vỗ vai thân thiện nhiều hơn. Ngoài ra, một số đoàn đại biểu nói rằng đoàn Mỹ đã tham gia tích cực hơn vào việc soạn tuyên bố chung cuối cùng của hội nghị, cho dù nội dung được đưa ra cho thấy sự khác biệt lớn giữa quan điểm của Mỹ với các nước còn lại.
“Thượng đỉnh G20 là một thành công tuyệt vời và được tổ chức tốt đẹp bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel”, ông Trump viết lên Twitter từ Không lực số 1 trên chuyến bay về Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster nói rằng chuyến tham dự thượng đỉnh G20 lần này ông Trump là “một sự công nhận của Mỹ rằng ‘nước Mỹ trên hết’ không có nghĩa là phần còn lại của thế giới bị xếp sau cùng. ‘Nước Mỹ trên hết’ không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc, mà có nghĩa là hòa bình, thịnh vượng và thượng tôn pháp luật”.
Ông Gary Cohn, một cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Trump, nói rằng ngay cả ở vấn đề khí hậu, một trong những lĩnh vực có sự mâu thuẫn lớn nhất giữa ông Trump và các nhà lãnh đạo khác, cũng “không phải là nơi diễn ra cuộc thảo luận căng thẳng”.
Ngoài ra, tại G20 lần này, Tổng thống Mỹ đã khẳng định được việc ông sẽ dùng thuế quan đánh vào thép như một cách để “xử lý” các quốc gia khác, như Trung Quốc, bị cho là bán phá giá thép ở thị trường Mỹ. Trong thông cáo chung, G20 công nhận quyền của các quốc gia được dùng “các công cụ phòng thủ thương mại ở mức hạn chế”, trong đó có thuế quan. Những ngôn từ như “sân chơi bình đẳng” và “có đi có lại” trong thông cáo này có thể từ chính ông Trump mà ra.
Kết quả lớn nhất mà ông Trump đạt được tại thượng đỉnh G20 lần này đến từ cuộc gặp kéo dài hơn hai giờ đồng hồ với ông Putin. Thỏa thuận ngừng bắn mà hai bên đạt được cho một phần của Syria được Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin gọi là “một thành công lớn, rất lớn”.
“Tôi đã hai lần gây sức ép mạnh với Tổng thống Putin về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta. Ông ấy mạnh mẽ phủ nhận điều đó”, ông Trump viết trên Twitter. “Giờ là lúc bước lên phía trước trong việc hợp tác mang tính xây dựng với Nga”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết ông đã “thảo luận về thành lập một đơn vị an ninh mạng chung” Nga-Mỹ.
Một thành công khác là ông Trump đã tránh được những khoảnh khắc “kỳ quặc” như ông từng có ở thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển lớn nhất thế giới (G7) hồi tháng 5. Tuy nhiên, các mạng xã hội đã “nổ tung” về bức ảnh con gái của ông Trump là Ivanka Trump ngồi vào chỗ của cha tại bàn họp G20, bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Anh Theresa May.
Theo chuyên gia Judy Dempsey thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, thái độ thân thiện hơn của ông Trump tại thượng đỉnh G20 lần này có thể sẽ mang lại cho ông nhiều lợi ích trong tương lai, dù ông còn nhiều bất đồng lớn về chính sách với các nhà lãnh đạo khác.
“Những cuộc gặp đa phương thế này là dịp lớn để tạo dựng các mối quan hệ tuyệt vời”, bà Dempsey nói.
Từ các thỏa thuận thương mại “tồi tệ”, tới tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, và thép bán phá giá, người đứng đầu Nhà Trắng đã nhấn mạnh những vấn đề mà ông dự định sẽ đưa ra trong các cuộc gặp được dự báo là sẽ căng thẳng ở thành phố Hamburg - nơi thượng đỉnh G20 được tổ chức.
“Xôi hỏng, bỏng không”?
Tuy nhiên, theo nhận định của Bloomberg, ông Trump đã kết thúc cuộc họp và trở về nhà mà không đạt được bước tiến cụ thể nào trong những vấn đề nói trên, trong khi bất đồng giữa ông với các nhà lãnh đạo còn lại trong G20 lại trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Hãng tin này nhấn mạnh việc ông Trump bị Trung Quốc và Pháp “lên lớp” về thương mại, trong khi không tìm được một giải pháp nào cho vấn đề Triều Tiên. Mâu thuẫn lớn nhất tại thượng đỉnh G20 lần này nằm ở vấn đề khí hậu: thông cáo chung cuối cùng của hội nghị gọi thỏa thuận Paris 2015 - thỏa thuận mà ông Trump từ bỏ vào tháng trước - là “không thể đảo ngược”.
Trong cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, mối quan tâm kép của ông Trump là vấn đề Iran và Ukraine, gần như không được đề cập. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn cho Syria, nhưng chưa đưa ra được chi tiết cụ thể cho kế hoạch.
Về vấn đề Triều Tiên, cuộc gặp giữa ông Trump với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc kết thúc mà không có sự đồng thuận rõ ràng nào về cách kiềm chế các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thậm chí, từ “Triều Tiên” cũng không có trong thông cáo cuối cùng của thượng đỉnh G20.
Theo các chuyên gia, kết quả của thượng đỉnh G20 khiến ông Trump - nhà lãnh đạo vốn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trong nước, trong đó có các cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ - gặp khó khăn trong việc tập hợp các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện những chính sách đối ngoại quan trọng nhất của ông.
“Một thông điệp lớn từ thượng đỉnh G20 là 19 chống lại 1. Mỹ khá bị cô lập”, ông Thomas Wright, Giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings ở Washington, nhận xét.
Một chút thành công
Tuy nhiên, có thể nói rằng ông Trump không về nhà hoàn toàn tay trắng. Ông và ê-kíp tỏ ra khá hào hứng khi công bố thông tin đến các nhà báo đi cùng trên chuyên cơ Không lực số 1 trên chuyến bay về Mỹ.
Đặc biệt, tại hội nghị lần này, ông Trump dường như đã quen với “nghệ thuật ngoại giao” tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu - ít quắc mắt hơn, vỗ vai thân thiện nhiều hơn. Ngoài ra, một số đoàn đại biểu nói rằng đoàn Mỹ đã tham gia tích cực hơn vào việc soạn tuyên bố chung cuối cùng của hội nghị, cho dù nội dung được đưa ra cho thấy sự khác biệt lớn giữa quan điểm của Mỹ với các nước còn lại.
“Thượng đỉnh G20 là một thành công tuyệt vời và được tổ chức tốt đẹp bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel”, ông Trump viết lên Twitter từ Không lực số 1 trên chuyến bay về Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster nói rằng chuyến tham dự thượng đỉnh G20 lần này ông Trump là “một sự công nhận của Mỹ rằng ‘nước Mỹ trên hết’ không có nghĩa là phần còn lại của thế giới bị xếp sau cùng. ‘Nước Mỹ trên hết’ không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc, mà có nghĩa là hòa bình, thịnh vượng và thượng tôn pháp luật”.
Ông Gary Cohn, một cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Trump, nói rằng ngay cả ở vấn đề khí hậu, một trong những lĩnh vực có sự mâu thuẫn lớn nhất giữa ông Trump và các nhà lãnh đạo khác, cũng “không phải là nơi diễn ra cuộc thảo luận căng thẳng”.
Ngoài ra, tại G20 lần này, Tổng thống Mỹ đã khẳng định được việc ông sẽ dùng thuế quan đánh vào thép như một cách để “xử lý” các quốc gia khác, như Trung Quốc, bị cho là bán phá giá thép ở thị trường Mỹ. Trong thông cáo chung, G20 công nhận quyền của các quốc gia được dùng “các công cụ phòng thủ thương mại ở mức hạn chế”, trong đó có thuế quan. Những ngôn từ như “sân chơi bình đẳng” và “có đi có lại” trong thông cáo này có thể từ chính ông Trump mà ra.
Kết quả lớn nhất mà ông Trump đạt được tại thượng đỉnh G20 lần này đến từ cuộc gặp kéo dài hơn hai giờ đồng hồ với ông Putin. Thỏa thuận ngừng bắn mà hai bên đạt được cho một phần của Syria được Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin gọi là “một thành công lớn, rất lớn”.
“Tôi đã hai lần gây sức ép mạnh với Tổng thống Putin về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta. Ông ấy mạnh mẽ phủ nhận điều đó”, ông Trump viết trên Twitter. “Giờ là lúc bước lên phía trước trong việc hợp tác mang tính xây dựng với Nga”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết ông đã “thảo luận về thành lập một đơn vị an ninh mạng chung” Nga-Mỹ.
Một thành công khác là ông Trump đã tránh được những khoảnh khắc “kỳ quặc” như ông từng có ở thượng đỉnh nhóm 7 nền công nghiệp phát triển lớn nhất thế giới (G7) hồi tháng 5. Tuy nhiên, các mạng xã hội đã “nổ tung” về bức ảnh con gái của ông Trump là Ivanka Trump ngồi vào chỗ của cha tại bàn họp G20, bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Anh Theresa May.
Theo chuyên gia Judy Dempsey thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, thái độ thân thiện hơn của ông Trump tại thượng đỉnh G20 lần này có thể sẽ mang lại cho ông nhiều lợi ích trong tương lai, dù ông còn nhiều bất đồng lớn về chính sách với các nhà lãnh đạo khác.
“Những cuộc gặp đa phương thế này là dịp lớn để tạo dựng các mối quan hệ tuyệt vời”, bà Dempsey nói.