Trình Quốc hội đề án tái cơ cấu kinh tế để làm gì?
Nhiều câu hỏi từ đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế vẫn đang chờ câu trả lời
Bên cạnh những yêu cầu với cơ quan trình, không ít các câu hỏi đã được đặt ra với chính Quốc hội khi đề án tổng thể về tái cơ cấu kinh tế được mổ xẻ tại tổ vào cuối tuần qua.
Đề án được trình Quốc hội với mục đích gì? Vị trí pháp lý của đề án tổng thể là như thế nào? Văn bản pháp lý để Quốc hội trả lời là gì? Để Quốc hội quyết định việc thực hiện hay chỉ để Quốc hội cho ý kiến? Nếu Quốc hội không thông qua thì có vấn đề gì không?... Báo cáo tổng hợp đã liệt kê hàng loạt câu hỏi được nêu ra không chỉ ở một tổ thảo luận.
Văn bản pháp lý để Quốc hội trả lời là gì cũng đã từng là vấn đề được thảo luận với ý kiến nhiều chiều tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi chuẩn bị nội dung kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.
Tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cùng một số ý kiến khác đều nghiêng về phương án Quốc hội cần ra nghị quyết để làm cơ sở giám sát việc thực hiện sau này. Còn quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là không nên ra nghị quyết mà nên "tổng hợp ý kiến" để Chính phủ tham khảo.
Mặc dù ý kiến của Chủ tịch đã được một số vị trưởng đoàn nhắc lại ở phiên thảo luận tổ, song một số vị đại biểu cho rằng nhất định phải có nghị quyết.
Chỉ cần nói về vấn đề kinh phí cho đề án, nếu không thông qua Quốc hội thì sẽ vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ quan điểm.
Đại biểu Đào Văn Bình cũng cho rằng, “đề án phải nói rõ cần bao nhiêu tiền để Quốc hội quyết”.
Tại sao đề án này lại được trình ra Quốc hội? Đặt lại vấn đề, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa lý giải: vì hiện các chính sách, giải pháp điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền Chính phủ, theo giải pháp hàng năm và mỗi 5 năm. Tuy nhiên, để thực hiện được, chắc chắn phải có nguồn lực đầu tư, chính vì vậy Chính phủ mới trình Quốc hội để thông qua cơ chế, chính sách để điều hành tái cơ cấu. Nhưng trong đề án không thấy rõ nguồn lực gì, cơ chế, chính sách gì để đề án triển khai được, trong khi đây là yếu tố quyết định có tái cơ cấu kinh tế được hay không.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc, Quốc hội không quyết định đề án này mà chỉ cho ý kiến để Chính phủ tiếp tục hoàn thiện. Nhưng có thể thấy, Quốc hội có phần trách nhiệm lớn trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ này, Quốc hội cần ban hành những luật, pháp lệnh nào để phục vụ quá trình tái cơ cấu? Tiền đề của tái cơ cấu là cải cách thể chế; không cải cách thể chế thì không thể tái cơ cấu. Phân bổ ngân sách hàng năm, trái phiếu Chính phủ thì Quốc hội có bàn chi phí cho tái cơ cấu hay không? Có điều chỉnh phân bổ ngân sách trong điều kiện chưa sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước hay không? Đây là những câu hỏi, theo đại biểu này, cần được trả lời, bởi nếu không thì sẽ lại là tình trạng bàn một đằng nhưng phân bổ không tương ứng.
Cách nêu trong đề án là Chính phủ chỉ xin ý kiến Quốc hội, sau đó sẽ chỉnh sửa lại, nhưng rõ ràng đây là vấn đề lớn cần phải Quốc hội quyết, ý kiến này của đại biểu Đinh Xuân Thảo trùng với quan điểm của nhiều vị khác, dù không cùng đoàn Hà Nội.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu nói rằng, có nghị quyết cũng không nhấn nút thông qua tại kỳ họp này vì đề án chưa đạt yêu cầu, phải làm lại.
Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, có đến 15/18 tổ thảo luận có ý kiến cho rằng tính khả thi của đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế không cao.
Bởi, chưa có lộ trình thực hiện rõ ràng, chưa thể hiện nguồn tài chính, nguồn nhân lực, chi phí về kinh tế, môi trường, xã hội để thực hiện, chưa thể hiện được những đột phá lớn, chưa được thảo luận một cách rộng rãi từ các bộ, ngành địa phương đến các doanh nghiệp và người dân để tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Đề án mới có định tính mà chưa định lượng giữa quốc doanh và dân doanh, chưa rõ mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, không có phần đánh giá tác động đối với nền kinh tế và đời sống của người dân.
7 tổ đại biểu đề nghị làm rõ dự toán ngân sách dành cho quá trình triển khai đề án này và việc phân bổ theo từng giai đoạn, đồng thời làm rõ nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình này. Quốc hội cần xem xét, quyết định cơ chế phân bổ ngân sách cho tái cơ cấu nền kinh tế cũng là ý kiến của nhiều đại biểu.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, tái cơ cấu kinh tế phải đặt trong quan hệ chính trị, cơ cấu xã hội mới làm được. Ví dụ như vấn đề tham nhũng ảnh hưởng thế nào trong nền kinh tế những năm qua, để lại tàn dư gì, muốn làm được phải xử lý tham nhũng như thế nào. Tham nhũng đang để lại những món nợ lớn, xấu, nằm trong các tập đoàn, trong bất động sản… Nếu như cũng chính những con người ấy bây giờ thực hiện tái cơ cấu, thì làm sao tự "nhổ răng sâu" mình được, làm sao tự "cắt ruột thừa" mình được, vì vậy tính khả thi không cao.
Cho rằng đề án quá chung chung, chưa đạt yêu cầu, một số đại biểu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện đề án và chuẩn bị trình Quốc hội tiếp tục xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 và cần xây dựng một nghị quyết riêng của Quốc hội về đề án này do có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Theo chương trình kỳ họp Quốc hội thứ ba, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế sẽ còn được "mổ xẻ" trọn ngày 8/6 tại nghị trường.
Đề án được trình Quốc hội với mục đích gì? Vị trí pháp lý của đề án tổng thể là như thế nào? Văn bản pháp lý để Quốc hội trả lời là gì? Để Quốc hội quyết định việc thực hiện hay chỉ để Quốc hội cho ý kiến? Nếu Quốc hội không thông qua thì có vấn đề gì không?... Báo cáo tổng hợp đã liệt kê hàng loạt câu hỏi được nêu ra không chỉ ở một tổ thảo luận.
Văn bản pháp lý để Quốc hội trả lời là gì cũng đã từng là vấn đề được thảo luận với ý kiến nhiều chiều tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi chuẩn bị nội dung kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.
Tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cùng một số ý kiến khác đều nghiêng về phương án Quốc hội cần ra nghị quyết để làm cơ sở giám sát việc thực hiện sau này. Còn quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là không nên ra nghị quyết mà nên "tổng hợp ý kiến" để Chính phủ tham khảo.
Mặc dù ý kiến của Chủ tịch đã được một số vị trưởng đoàn nhắc lại ở phiên thảo luận tổ, song một số vị đại biểu cho rằng nhất định phải có nghị quyết.
Chỉ cần nói về vấn đề kinh phí cho đề án, nếu không thông qua Quốc hội thì sẽ vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ quan điểm.
Đại biểu Đào Văn Bình cũng cho rằng, “đề án phải nói rõ cần bao nhiêu tiền để Quốc hội quyết”.
Tại sao đề án này lại được trình ra Quốc hội? Đặt lại vấn đề, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa lý giải: vì hiện các chính sách, giải pháp điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền Chính phủ, theo giải pháp hàng năm và mỗi 5 năm. Tuy nhiên, để thực hiện được, chắc chắn phải có nguồn lực đầu tư, chính vì vậy Chính phủ mới trình Quốc hội để thông qua cơ chế, chính sách để điều hành tái cơ cấu. Nhưng trong đề án không thấy rõ nguồn lực gì, cơ chế, chính sách gì để đề án triển khai được, trong khi đây là yếu tố quyết định có tái cơ cấu kinh tế được hay không.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc, Quốc hội không quyết định đề án này mà chỉ cho ý kiến để Chính phủ tiếp tục hoàn thiện. Nhưng có thể thấy, Quốc hội có phần trách nhiệm lớn trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ này, Quốc hội cần ban hành những luật, pháp lệnh nào để phục vụ quá trình tái cơ cấu? Tiền đề của tái cơ cấu là cải cách thể chế; không cải cách thể chế thì không thể tái cơ cấu. Phân bổ ngân sách hàng năm, trái phiếu Chính phủ thì Quốc hội có bàn chi phí cho tái cơ cấu hay không? Có điều chỉnh phân bổ ngân sách trong điều kiện chưa sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước hay không? Đây là những câu hỏi, theo đại biểu này, cần được trả lời, bởi nếu không thì sẽ lại là tình trạng bàn một đằng nhưng phân bổ không tương ứng.
Cách nêu trong đề án là Chính phủ chỉ xin ý kiến Quốc hội, sau đó sẽ chỉnh sửa lại, nhưng rõ ràng đây là vấn đề lớn cần phải Quốc hội quyết, ý kiến này của đại biểu Đinh Xuân Thảo trùng với quan điểm của nhiều vị khác, dù không cùng đoàn Hà Nội.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu nói rằng, có nghị quyết cũng không nhấn nút thông qua tại kỳ họp này vì đề án chưa đạt yêu cầu, phải làm lại.
Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, có đến 15/18 tổ thảo luận có ý kiến cho rằng tính khả thi của đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế không cao.
Bởi, chưa có lộ trình thực hiện rõ ràng, chưa thể hiện nguồn tài chính, nguồn nhân lực, chi phí về kinh tế, môi trường, xã hội để thực hiện, chưa thể hiện được những đột phá lớn, chưa được thảo luận một cách rộng rãi từ các bộ, ngành địa phương đến các doanh nghiệp và người dân để tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Đề án mới có định tính mà chưa định lượng giữa quốc doanh và dân doanh, chưa rõ mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, không có phần đánh giá tác động đối với nền kinh tế và đời sống của người dân.
7 tổ đại biểu đề nghị làm rõ dự toán ngân sách dành cho quá trình triển khai đề án này và việc phân bổ theo từng giai đoạn, đồng thời làm rõ nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình này. Quốc hội cần xem xét, quyết định cơ chế phân bổ ngân sách cho tái cơ cấu nền kinh tế cũng là ý kiến của nhiều đại biểu.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, tái cơ cấu kinh tế phải đặt trong quan hệ chính trị, cơ cấu xã hội mới làm được. Ví dụ như vấn đề tham nhũng ảnh hưởng thế nào trong nền kinh tế những năm qua, để lại tàn dư gì, muốn làm được phải xử lý tham nhũng như thế nào. Tham nhũng đang để lại những món nợ lớn, xấu, nằm trong các tập đoàn, trong bất động sản… Nếu như cũng chính những con người ấy bây giờ thực hiện tái cơ cấu, thì làm sao tự "nhổ răng sâu" mình được, làm sao tự "cắt ruột thừa" mình được, vì vậy tính khả thi không cao.
Cho rằng đề án quá chung chung, chưa đạt yêu cầu, một số đại biểu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện đề án và chuẩn bị trình Quốc hội tiếp tục xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 và cần xây dựng một nghị quyết riêng của Quốc hội về đề án này do có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Theo chương trình kỳ họp Quốc hội thứ ba, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế sẽ còn được "mổ xẻ" trọn ngày 8/6 tại nghị trường.