Trung Quốc bí mật lùng sục các tay súng Hồi giáo
Trung Quốc thực hiện một chiến dịch toàn cầu tìm kiếm những người Hồi giáo bỏ trốn
Vài ngày sau khi Indonesia bắt giữ bốn nghi phạm khủng bố người Duy Ngô Nhĩ ở miền đông nước này hồi tháng 9 năm ngoái, Bắc Kinh phái ba sĩ quan tình báo sang Indonesia yêu cầu chính quyền nước này cho dẫn độ họ về Trung Quốc.
Indonesia ban đầu còn do dự, tuy nhiên sau đó Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Indonesia trao trả những người này sau một phiên tòa xét xử ở Jakarta, hãng tin Bloomberg dẫn Irfan Idris, một quan chức cấp cao của cơ quan chống khủng bố Indonesia, cho biết.
Bốn nghi can khủng bố hiện chưa bị tuyên bố có tội, nhưng có nguy cơ đối mặt với án tử hình nếu hồi hương.
Việc Trung Quốc gây sức ép nhằm đạt được thỏa thuận này với Indonesia là một phần của những hoạt động trên phạm vi toàn cầu của chính phủ nước này từ năm ngoái để đưa các nghi phạm khủng bố trở về Trung Quốc. Nhiều người trong số các nghi phạm là thành viên của tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo.
Với chương trình này, Trung Quốc đang kết hợp sức mạnh ngoại giao và các hành động trong nước để chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương phía Tây nước này.
Khu vực này là nơi sinh sống của hầu hết người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc và cũng là khu vực mà Bắc Kinh nhiều năm nay cố gắng kiểm soát.
"Bắc Kinh từ lâu đã lo ngại về mối liên hệ tiềm tàng giữa những người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Trung Á và Afghanistan. Mối lo ngại này ngày càng tăng sau khi Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan", Michael Clarke, một nhà nghiên cứu chuyên về Tân Cương tại Đại học Griffith ở Brisbane, cho biết.
"Hơn nữa sự phát triển của cái được cho là chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan ở Tân Cương đe dọa ổn định và phát triển kinh tế của khu vực này", ông Michael Clarke nói.
Nguy cơ mà Trung Quốc phải đối mặt là bất kỳ hành động nào chống người Hồi giáo ở Tân Cương có thể làm bùng lên phong trào ly khai. Trọng tâm của vấn đề là hạn chế bạo lực có liên quan tới những kẻ được coi là ly khai, sau vụ đâm dao đẫm máu làm chết ít nhất 29 người tại một nhà ga xe lửa ở thành phố Côn Minh vào tháng 3 năm 2014, và ngăn chặn họ tham gia các phong trào cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trung Quốc không tham gia liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo, nhưng chính quyền nước này đang làm việc với một số nước láng giềng để truy tìm những người tìm cách gia nhập IS hay Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, một nhóm chiến binh đòi độc lập cho Tân Cương và các vùng Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á. Hơn 100 nghi phạm đã được đưa trở về Trung Quốc trong năm qua.
"Trung Quốc đang theo dõi hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ ở Indonesia," Sugeng Wahono, trưởng ban cố vấn các vấn đề chính trị của Đại sứ quán Indonesia tại Bắc Kinh nói.
Trung Quốc ít khi bình luận về việc họ truy tìm trên toàn cầu những người bị tình nghi là khủng bố. Lu Xinhua, phát ngôn viên của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đã đưa ra một "cơ chế hợp tác chống khủng bố" với hơn 10 nước láng giềng. Mục đích là để chia sẻ thông tin tình báo và ngăn chặn khủng bố đặc biệt là phong trào hồi giáo tây Turkestan, hoạt động từ Pakistan.
Hành động của Trung Quốc có thể gây khó chịu đối với một số chính phủ phương Tây vì các tổ chức nhân quyền nói rằng người Duy Ngô Nhĩ rời bỏ quê hương vì sợ bị ngược đãi ở Tân Cương. Mỹ từ chối trao trả cho Trung Quốc 22 người Duy Ngô Nhĩ bị tình nghi là nghi phạm khủng bố hiện đang bị giam giữ tại vịnh Guantanamo.
Những người ủng hộ Duy Ngô Nhĩ cáo buộc Trung Quốc mở rộng đàn áp với các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày, bao gồm cấm để râu và mang khăn trùm đầu, và không ăn chay trong tháng Ramadan.
Căng thẳng giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Tân Cương đã tăng lên trong năm qua, với hơn 100 người bị giết hại. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 45% trong 22 triệu người dân Tân Cương.
Theo Wong Kam, một giáo sư tại trường đại học tư pháp hình sự Xavier ở Ohio, "lỗ hổng lớn” ở Trung Quốc là không có luật chống khủng bố. Vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về tổ chức khủng bố hay chủ nghĩa khủng bố cho đến khi luật được thông qua.
Indonesia ban đầu còn do dự, tuy nhiên sau đó Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Indonesia trao trả những người này sau một phiên tòa xét xử ở Jakarta, hãng tin Bloomberg dẫn Irfan Idris, một quan chức cấp cao của cơ quan chống khủng bố Indonesia, cho biết.
Bốn nghi can khủng bố hiện chưa bị tuyên bố có tội, nhưng có nguy cơ đối mặt với án tử hình nếu hồi hương.
Việc Trung Quốc gây sức ép nhằm đạt được thỏa thuận này với Indonesia là một phần của những hoạt động trên phạm vi toàn cầu của chính phủ nước này từ năm ngoái để đưa các nghi phạm khủng bố trở về Trung Quốc. Nhiều người trong số các nghi phạm là thành viên của tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo.
Với chương trình này, Trung Quốc đang kết hợp sức mạnh ngoại giao và các hành động trong nước để chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương phía Tây nước này.
Khu vực này là nơi sinh sống của hầu hết người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc và cũng là khu vực mà Bắc Kinh nhiều năm nay cố gắng kiểm soát.
"Bắc Kinh từ lâu đã lo ngại về mối liên hệ tiềm tàng giữa những người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Trung Á và Afghanistan. Mối lo ngại này ngày càng tăng sau khi Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan", Michael Clarke, một nhà nghiên cứu chuyên về Tân Cương tại Đại học Griffith ở Brisbane, cho biết.
"Hơn nữa sự phát triển của cái được cho là chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan ở Tân Cương đe dọa ổn định và phát triển kinh tế của khu vực này", ông Michael Clarke nói.
Nguy cơ mà Trung Quốc phải đối mặt là bất kỳ hành động nào chống người Hồi giáo ở Tân Cương có thể làm bùng lên phong trào ly khai. Trọng tâm của vấn đề là hạn chế bạo lực có liên quan tới những kẻ được coi là ly khai, sau vụ đâm dao đẫm máu làm chết ít nhất 29 người tại một nhà ga xe lửa ở thành phố Côn Minh vào tháng 3 năm 2014, và ngăn chặn họ tham gia các phong trào cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trung Quốc không tham gia liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo, nhưng chính quyền nước này đang làm việc với một số nước láng giềng để truy tìm những người tìm cách gia nhập IS hay Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, một nhóm chiến binh đòi độc lập cho Tân Cương và các vùng Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á. Hơn 100 nghi phạm đã được đưa trở về Trung Quốc trong năm qua.
"Trung Quốc đang theo dõi hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ ở Indonesia," Sugeng Wahono, trưởng ban cố vấn các vấn đề chính trị của Đại sứ quán Indonesia tại Bắc Kinh nói.
Trung Quốc ít khi bình luận về việc họ truy tìm trên toàn cầu những người bị tình nghi là khủng bố. Lu Xinhua, phát ngôn viên của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đã đưa ra một "cơ chế hợp tác chống khủng bố" với hơn 10 nước láng giềng. Mục đích là để chia sẻ thông tin tình báo và ngăn chặn khủng bố đặc biệt là phong trào hồi giáo tây Turkestan, hoạt động từ Pakistan.
Hành động của Trung Quốc có thể gây khó chịu đối với một số chính phủ phương Tây vì các tổ chức nhân quyền nói rằng người Duy Ngô Nhĩ rời bỏ quê hương vì sợ bị ngược đãi ở Tân Cương. Mỹ từ chối trao trả cho Trung Quốc 22 người Duy Ngô Nhĩ bị tình nghi là nghi phạm khủng bố hiện đang bị giam giữ tại vịnh Guantanamo.
Những người ủng hộ Duy Ngô Nhĩ cáo buộc Trung Quốc mở rộng đàn áp với các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày, bao gồm cấm để râu và mang khăn trùm đầu, và không ăn chay trong tháng Ramadan.
Căng thẳng giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Tân Cương đã tăng lên trong năm qua, với hơn 100 người bị giết hại. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 45% trong 22 triệu người dân Tân Cương.
Theo Wong Kam, một giáo sư tại trường đại học tư pháp hình sự Xavier ở Ohio, "lỗ hổng lớn” ở Trung Quốc là không có luật chống khủng bố. Vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về tổ chức khủng bố hay chủ nghĩa khủng bố cho đến khi luật được thông qua.