Trung Quốc tử hình 8 phần tử khủng bố Tân Cương
Trong vòng hai năm trở lại đây, hàng trăm người đã thiệt mạng vì bạo lực ở Tân Cương
Theo tin từ Reuters, tòa án Trung Quốc hôm qua (8/12) đã tuyên án tử hình đối với 8 kẻ gây ra vụ tấn công khủng bố vào một nhà ga vùng Tân Cương hồi tháng 4 năm nay.
Trong vòng hai năm trở lại đây, hàng trăm người đã thiệt mạng ở Tân Cương, chủ yếu do bạo lực giữa người Uighur thiểu số theo đạo Hồi và người Hán. Chính phủ Trung Quốc cũng cáo buộc một loạt cuộc tấn công xảy ra ở các khu vực khác của nước này, bao gồm Bắc Kinh, là do các phần tử vũ trang Hồi giáo từ Tân Cương gây ra.
Vào tháng 4 năm nay, một cuộc tấn công bằng dao và bom đã xảy ra tại một nhà ga đường sắt ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương khiến 3 người thiệt mạng và 79 người khác bị thương. Tiếp đó, vào tháng 5, một cuộc tấn công bằng thuốc nổ vào một khu chợ của Urumqi khiến 39 người thiệt mạng.
Ngoài 8 án tử hình mà tòa tuyên ngày 8/12, 5 kẻ khác tham gia vụ tấn công hồi tháng 4 ở Urumqi bị tuyên án tử hình treo - loại án thường đồng nghĩa với chung thân ở Trung Quốc. 4 kẻ khác được tuyên mức án tù nhẹ hơn.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói rằng, những kẻ tham gia cuộc tấn công tháng 4 đã hành động theo chỉ đạo của một thành viên phong trào bị cấm, mang tên Hồi giáo Đông Turkestan. Sau vụ tấn công, kẻ chỉ đạo này đã rời khỏi Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cũng nói rằng, nhóm khủng bố đã nghe và xem những tài liệu cực đoan, thực hiện các vụ nổ thử nghiệm, và có âm mưu trốn ra nước ngoài.
Nhiểu người Uighur gọi Tân Cương là Đông Turkestan. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra ở khu vực này là do các phần tử cực đoan đòi thành lập một nhà nước độc lập.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cuộc phỏng vấn một số bị cáo bị đưa ra xét xử. Các bị cáo đều nói họ đã bị dụ dỗ và hối hận về hành động của mình.
Các nhóm Uighur tị nạn ở nước ngoài và một số tổ chức nhân quyền cho rằng, chính sách khắc nghiệt của Bắc Kinh đối với Tân Cương, bao gồm việc kiểm soát người theo đạo Hồi, đã dẫn tới bất ổn ở khu vực này. Tuy nhiên, những cáo buộc như vậy đều bị Bắc Kinh phủ nhận.
Tân Cương, khu vực giàu tài nguyên và nằm ở vị trí chiến lược thuộc vùng Trung Á, có ý nghĩa quan trọng trong nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Giới phân tích nói rằng, hầu hết số tiền thu về từ việc bán các loại tài nguyên của vùng này đều rơi vào tay người Hán, khiến người Uighur bất bình.
Trong vòng hai năm trở lại đây, hàng trăm người đã thiệt mạng ở Tân Cương, chủ yếu do bạo lực giữa người Uighur thiểu số theo đạo Hồi và người Hán. Chính phủ Trung Quốc cũng cáo buộc một loạt cuộc tấn công xảy ra ở các khu vực khác của nước này, bao gồm Bắc Kinh, là do các phần tử vũ trang Hồi giáo từ Tân Cương gây ra.
Vào tháng 4 năm nay, một cuộc tấn công bằng dao và bom đã xảy ra tại một nhà ga đường sắt ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương khiến 3 người thiệt mạng và 79 người khác bị thương. Tiếp đó, vào tháng 5, một cuộc tấn công bằng thuốc nổ vào một khu chợ của Urumqi khiến 39 người thiệt mạng.
Ngoài 8 án tử hình mà tòa tuyên ngày 8/12, 5 kẻ khác tham gia vụ tấn công hồi tháng 4 ở Urumqi bị tuyên án tử hình treo - loại án thường đồng nghĩa với chung thân ở Trung Quốc. 4 kẻ khác được tuyên mức án tù nhẹ hơn.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói rằng, những kẻ tham gia cuộc tấn công tháng 4 đã hành động theo chỉ đạo của một thành viên phong trào bị cấm, mang tên Hồi giáo Đông Turkestan. Sau vụ tấn công, kẻ chỉ đạo này đã rời khỏi Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cũng nói rằng, nhóm khủng bố đã nghe và xem những tài liệu cực đoan, thực hiện các vụ nổ thử nghiệm, và có âm mưu trốn ra nước ngoài.
Nhiểu người Uighur gọi Tân Cương là Đông Turkestan. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra ở khu vực này là do các phần tử cực đoan đòi thành lập một nhà nước độc lập.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cuộc phỏng vấn một số bị cáo bị đưa ra xét xử. Các bị cáo đều nói họ đã bị dụ dỗ và hối hận về hành động của mình.
Các nhóm Uighur tị nạn ở nước ngoài và một số tổ chức nhân quyền cho rằng, chính sách khắc nghiệt của Bắc Kinh đối với Tân Cương, bao gồm việc kiểm soát người theo đạo Hồi, đã dẫn tới bất ổn ở khu vực này. Tuy nhiên, những cáo buộc như vậy đều bị Bắc Kinh phủ nhận.
Tân Cương, khu vực giàu tài nguyên và nằm ở vị trí chiến lược thuộc vùng Trung Á, có ý nghĩa quan trọng trong nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Giới phân tích nói rằng, hầu hết số tiền thu về từ việc bán các loại tài nguyên của vùng này đều rơi vào tay người Hán, khiến người Uighur bất bình.