Vì sao khê đọng cổ tức ngân hàng?
Một loạt ngân hàng chậm trả, tiền khê đọng và thời gian cũng là tiền
Đầu tuần này, một số nhà đầu tư đề nghị VnEconomy tìm hiểu nguyên do vì sao, năm nay, đến thời điểm này họ vẫn chưa nhận được cổ tức?
Theo phản ánh này, dù vẫn chính sách cũ, nhưng 2016 đang khác biệt hơn so với những năm trước: một loạt ngân hàng thương mại đã có kế hoạch trả cổ tức 2015, nhưng đã gần hết quý 3 mà cổ đông vẫn chưa thấy.
Thời gian cũng là tiền
Cá biệt, cổ tức ngân hàng năm nay có hai trường hợp gặp khó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Những năm trước, đây là hai điển hình đảm bảo lợi ích cổ đông. Cứ sau đại hội đồng cổ đông thường niên, thường diễn ra vào tháng 4, tiền cổ tức nhanh chóng được chuyển khoản.
Năm nay, như thông tin phản ánh vừa qua, cả VietinBank và BIDV đều gặp vướng mắc về chính sách cổ tức. Một là vì yêu cầu nội tại để nâng cao các chỉ số an toàn; hai là chính sách cổ tức bằng cổ phiếu và sự không đồng thuận của cổ đông Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính.
Hiện chưa rõ bao giờ lợi ích của cổ đông nhỏ lẻ tại BIDV và VietinBank thực sự được bảo đảm trong năm nay, dù vướng mắc trên là ngoài mong muốn và cá biệt.
Thế nhưng, nhìn sang Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chính sách trả cổ tức bằng tiền tiếp tục hấp dẫn trong bối cảnh chung, với 10%, song cũng không hẳn thực sự trọn vẹn.
Những năm trước, hay như năm ngoái, tiền cổ tức Vietcombank về tài khoản khá sớm. Năm nay, trễ hai tháng, phải đến 30/9 cổ đông mới nhận được.
Theo như phản ánh của nhà đầu tư với VnEconomy nói trên, việc chậm trễ hoặc khê đọng cổ tức cũng ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Ở đây, thời gian là tiền. Ví như ở trường hợp Vietcombank, nếu cứ như trước, tiền về sớm vài tháng, tính lãi tiết kiệm cũng đã là một giá trị liên quan.
“Cổ đông, nhà đầu tư chủ yếu là nhỏ lẻ. Khoản cổ tức hàng năm tính riêng lẻ mỗi người không lớn. Nhưng hãy hình dùng hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng tiền cổ tức của nhiều ngân hàng chậm trả, tính đơn giản theo lãi tiết kiệm là rất lớn”, một nhà đầu tư đặt vấn đề.
Năm nay, quý 3 sắp trôi qua, cổ tức đang có dấu hiệu khê đọng tại nhiều ngân hàng thương mại, đặc biệt ở chính sách trả bằng cổ phiếu.
Tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu năm ngoái đến tháng 8 cơ bản gọn, nhưng năm nay hiện chưa rõ khi nào sẽ triển khai. Hay tại Ngân hàng Quân đội (MB), năm 2015 trả cổ tức một phần bằng cổ phiếu với tỷ lệ 3%, đến tháng 7 đã triển khai; còn năm nay, phần cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5% hiện vẫn chưa có thông tin thực hiện cụ thể…
Theo băn khoăn của nhà đầu tư, những kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng là tiền, thời gian bị trì hoãn ở đây cũng là tiền. Cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu, không bị hạn chế chuyển nhượng, bán ra lấy tiền mặt. Nếu để khê đọng lâu, lợi ích cổ đông càng bị ảnh hưởng.
Tâm điểm chính sách 2016
Khi VnEconomy đặt câu hỏi với lãnh đạo một số ngân hàng về sự khê đọng trên, thông tin phản hồi cũng đáng chú ý.
Đại diện lãnh đạo một ngân hàng cho rằng, chính sách cổ tức năm nay đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý từ đầu năm, đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, nhưng đến nay vẫn chưa được Cơ quan Thanh tra giám sát duyệt cụ thể để triển khai.
“Chúng tôi hiểu mong đợi của cổ đông, cũng muốn triển khai nhanh để còn làm việc khác. Có cổ đông còn bức xúc, xem như ngân hàng chiếm dụng vốn. Vì nếu trả sớm cổ đông có tiền để đầu tư, bán cổ phiếu để lấy tiền đầu tư, hay gửi ngân hàng mấy tháng qua cũng đã có phần lãi rồi. Nhưng, mong cổ đông thông cảm, vì vẫn phải chờ Cơ quan Thanh tra giám sát xét duyệt. Trường hợp bị kéo dài cả năm, cổ đông kiện thì cũng đành chịu”, lãnh đạo một ngân hàng phân trần.
VnEconomy cũng đã chuyển phản ánh trên của cổ đông tới lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tin phản hồi cho biết, chính sách cổ tức do các ngân hàng thương mại chủ động cân đối. Ngân hàng Nhà nước xét duyệt, do yêu cầu giám sát về tình hình tài chính và bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Cụ thể, từ năm 2012 đến nay, trước thực trạng nợ xấu và vấn đề an toàn hệ thống đặt ra, Ngân hàng Nhà nước, qua Cơ quan Thanh tra giám sát, sẽ xem xét, đánh giá cụ thể từng ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng nào đảm bảo tốt các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, kiểm soát nợ xấu tốt, sẽ được chi trả cổ tức theo quy định hiện hành. Trường hợp việc chi trả cổ tức dẫn đến tình hình tài chính kém đi, các tỷ lệ an toàn bị ảnh hưởng xấu thì sẽ bị hạn chế chi trả.
Cơ chế xem xét trên có thể thay đổi tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ, chốt năm trước ngân hàng A đảm bảo tốt các yêu cầu về tình hình tài chính, nhưng cập nhật và tra soát kỳ tiếp theo có những dấu hiệu cần củng cố, thì chính sách cổ tức có thể cũng phải đánh giá lại.
“Đây là lợi ích cổ đông, nhà đầu tư, đương nhiên cả ngân hàng và nhà quản lý đều mong muốn đảm bảo tốt nhất. Nhưng, chúng ta cân nhắc giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Lợi ích chung là tăng cường an toàn hệ thống ngân hàng, cần được tốt hơn để góp phần củng cố sức khỏe của nền kinh tế. Lợi ích riêng là cổ tức tại mỗi ngân hàng. Nếu vì lợi ích riêng, có bao nhiêu lợi nhuận cứ chia hết, khi khó khăn cần củng cố và bồi đắp thì làm sao”, đại diện Ngân hàng Nhà nước nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, các ngân hàng bảo đảm tốt yêu cầu khi xem xét, đánh giá để thực hiện chính sách cổ tức, thì họ được chấp thuận và tự chủ triển khai, Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp vào được.
Còn năm nay, việc xem xét, đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cũng chặt chẽ hơn nữa. Vì nó gắn với một trong những trọng tâm chính sách.
Cụ thể, trong chương trình hành động mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, lần đầu tiên vấn đề lãi dự thu của các ngân hàng thương mại được đặt ra, với yêu cầu đánh giá, phân tích một cách sát thực và minh bạch hơn.
Nguyên do, trong diễn biến tăng nhanh của lãi dự thu toàn hệ thống những năm 2012-2015 tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá, nhận diện rõ thực tế này để xử lý - tương tự như sự nhận diện nợ xấu một cách thực chất và đầy đủ hơn từ năm 2012. Và điều này có liên quan đến việc xem xét chính sách cổ tức của mỗi ngân hàng thương mại.
Theo nguồn dữ liệu tập hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, quy mô lãi dự thu toàn hệ thống đã tăng rất nhanh từ năm 2012 đến nay. Nếu đầu 2012 chỉ ở khoảng 50.000 tỷ đồng, thì đến cuối 2015 đã lên tới khoảng 120.000 tỷ đồng; đến tháng 3/2016 đã gần 123.000 tỷ đồng, đến tháng 6/2016 đã lên 126.710 tỷ đồng.
Còn nếu tính tổng quy mô lãi và phí phải thu, đến 30/6/2016, toàn hệ thống đã lên tới quy mô gần 174.000 tỷ đồng.
Với diễn biến trên, ngay sau khi đảm nhận vị trí lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng đã xác định làm rõ thực trạng lãi dự thu của hệ thống, đưa ngay điểm này vào trong chương trình hành động của ngành.
Đây cũng là lần đầu tiên câu chuyện lãi dự thu của hệ thống ngân hàng được đặt ra một cách cụ thể trong thông tin tới công chúng, đặt ra đề nhận diện như một trong những chỉ báo về yêu cầu giám sát an toàn, minh bạch của hệ thống.
Theo phản ánh này, dù vẫn chính sách cũ, nhưng 2016 đang khác biệt hơn so với những năm trước: một loạt ngân hàng thương mại đã có kế hoạch trả cổ tức 2015, nhưng đã gần hết quý 3 mà cổ đông vẫn chưa thấy.
Thời gian cũng là tiền
Cá biệt, cổ tức ngân hàng năm nay có hai trường hợp gặp khó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Những năm trước, đây là hai điển hình đảm bảo lợi ích cổ đông. Cứ sau đại hội đồng cổ đông thường niên, thường diễn ra vào tháng 4, tiền cổ tức nhanh chóng được chuyển khoản.
Năm nay, như thông tin phản ánh vừa qua, cả VietinBank và BIDV đều gặp vướng mắc về chính sách cổ tức. Một là vì yêu cầu nội tại để nâng cao các chỉ số an toàn; hai là chính sách cổ tức bằng cổ phiếu và sự không đồng thuận của cổ đông Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính.
Hiện chưa rõ bao giờ lợi ích của cổ đông nhỏ lẻ tại BIDV và VietinBank thực sự được bảo đảm trong năm nay, dù vướng mắc trên là ngoài mong muốn và cá biệt.
Thế nhưng, nhìn sang Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chính sách trả cổ tức bằng tiền tiếp tục hấp dẫn trong bối cảnh chung, với 10%, song cũng không hẳn thực sự trọn vẹn.
Những năm trước, hay như năm ngoái, tiền cổ tức Vietcombank về tài khoản khá sớm. Năm nay, trễ hai tháng, phải đến 30/9 cổ đông mới nhận được.
Theo như phản ánh của nhà đầu tư với VnEconomy nói trên, việc chậm trễ hoặc khê đọng cổ tức cũng ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Ở đây, thời gian là tiền. Ví như ở trường hợp Vietcombank, nếu cứ như trước, tiền về sớm vài tháng, tính lãi tiết kiệm cũng đã là một giá trị liên quan.
“Cổ đông, nhà đầu tư chủ yếu là nhỏ lẻ. Khoản cổ tức hàng năm tính riêng lẻ mỗi người không lớn. Nhưng hãy hình dùng hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng tiền cổ tức của nhiều ngân hàng chậm trả, tính đơn giản theo lãi tiết kiệm là rất lớn”, một nhà đầu tư đặt vấn đề.
Năm nay, quý 3 sắp trôi qua, cổ tức đang có dấu hiệu khê đọng tại nhiều ngân hàng thương mại, đặc biệt ở chính sách trả bằng cổ phiếu.
Tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu năm ngoái đến tháng 8 cơ bản gọn, nhưng năm nay hiện chưa rõ khi nào sẽ triển khai. Hay tại Ngân hàng Quân đội (MB), năm 2015 trả cổ tức một phần bằng cổ phiếu với tỷ lệ 3%, đến tháng 7 đã triển khai; còn năm nay, phần cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5% hiện vẫn chưa có thông tin thực hiện cụ thể…
Theo băn khoăn của nhà đầu tư, những kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng là tiền, thời gian bị trì hoãn ở đây cũng là tiền. Cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu, không bị hạn chế chuyển nhượng, bán ra lấy tiền mặt. Nếu để khê đọng lâu, lợi ích cổ đông càng bị ảnh hưởng.
Tâm điểm chính sách 2016
Khi VnEconomy đặt câu hỏi với lãnh đạo một số ngân hàng về sự khê đọng trên, thông tin phản hồi cũng đáng chú ý.
Đại diện lãnh đạo một ngân hàng cho rằng, chính sách cổ tức năm nay đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý từ đầu năm, đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, nhưng đến nay vẫn chưa được Cơ quan Thanh tra giám sát duyệt cụ thể để triển khai.
“Chúng tôi hiểu mong đợi của cổ đông, cũng muốn triển khai nhanh để còn làm việc khác. Có cổ đông còn bức xúc, xem như ngân hàng chiếm dụng vốn. Vì nếu trả sớm cổ đông có tiền để đầu tư, bán cổ phiếu để lấy tiền đầu tư, hay gửi ngân hàng mấy tháng qua cũng đã có phần lãi rồi. Nhưng, mong cổ đông thông cảm, vì vẫn phải chờ Cơ quan Thanh tra giám sát xét duyệt. Trường hợp bị kéo dài cả năm, cổ đông kiện thì cũng đành chịu”, lãnh đạo một ngân hàng phân trần.
VnEconomy cũng đã chuyển phản ánh trên của cổ đông tới lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tin phản hồi cho biết, chính sách cổ tức do các ngân hàng thương mại chủ động cân đối. Ngân hàng Nhà nước xét duyệt, do yêu cầu giám sát về tình hình tài chính và bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Cụ thể, từ năm 2012 đến nay, trước thực trạng nợ xấu và vấn đề an toàn hệ thống đặt ra, Ngân hàng Nhà nước, qua Cơ quan Thanh tra giám sát, sẽ xem xét, đánh giá cụ thể từng ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng nào đảm bảo tốt các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, kiểm soát nợ xấu tốt, sẽ được chi trả cổ tức theo quy định hiện hành. Trường hợp việc chi trả cổ tức dẫn đến tình hình tài chính kém đi, các tỷ lệ an toàn bị ảnh hưởng xấu thì sẽ bị hạn chế chi trả.
Cơ chế xem xét trên có thể thay đổi tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ, chốt năm trước ngân hàng A đảm bảo tốt các yêu cầu về tình hình tài chính, nhưng cập nhật và tra soát kỳ tiếp theo có những dấu hiệu cần củng cố, thì chính sách cổ tức có thể cũng phải đánh giá lại.
“Đây là lợi ích cổ đông, nhà đầu tư, đương nhiên cả ngân hàng và nhà quản lý đều mong muốn đảm bảo tốt nhất. Nhưng, chúng ta cân nhắc giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Lợi ích chung là tăng cường an toàn hệ thống ngân hàng, cần được tốt hơn để góp phần củng cố sức khỏe của nền kinh tế. Lợi ích riêng là cổ tức tại mỗi ngân hàng. Nếu vì lợi ích riêng, có bao nhiêu lợi nhuận cứ chia hết, khi khó khăn cần củng cố và bồi đắp thì làm sao”, đại diện Ngân hàng Nhà nước nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, các ngân hàng bảo đảm tốt yêu cầu khi xem xét, đánh giá để thực hiện chính sách cổ tức, thì họ được chấp thuận và tự chủ triển khai, Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp vào được.
Còn năm nay, việc xem xét, đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cũng chặt chẽ hơn nữa. Vì nó gắn với một trong những trọng tâm chính sách.
Cụ thể, trong chương trình hành động mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, lần đầu tiên vấn đề lãi dự thu của các ngân hàng thương mại được đặt ra, với yêu cầu đánh giá, phân tích một cách sát thực và minh bạch hơn.
Nguyên do, trong diễn biến tăng nhanh của lãi dự thu toàn hệ thống những năm 2012-2015 tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá, nhận diện rõ thực tế này để xử lý - tương tự như sự nhận diện nợ xấu một cách thực chất và đầy đủ hơn từ năm 2012. Và điều này có liên quan đến việc xem xét chính sách cổ tức của mỗi ngân hàng thương mại.
Theo nguồn dữ liệu tập hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, quy mô lãi dự thu toàn hệ thống đã tăng rất nhanh từ năm 2012 đến nay. Nếu đầu 2012 chỉ ở khoảng 50.000 tỷ đồng, thì đến cuối 2015 đã lên tới khoảng 120.000 tỷ đồng; đến tháng 3/2016 đã gần 123.000 tỷ đồng, đến tháng 6/2016 đã lên 126.710 tỷ đồng.
Còn nếu tính tổng quy mô lãi và phí phải thu, đến 30/6/2016, toàn hệ thống đã lên tới quy mô gần 174.000 tỷ đồng.
Với diễn biến trên, ngay sau khi đảm nhận vị trí lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng đã xác định làm rõ thực trạng lãi dự thu của hệ thống, đưa ngay điểm này vào trong chương trình hành động của ngành.
Đây cũng là lần đầu tiên câu chuyện lãi dự thu của hệ thống ngân hàng được đặt ra một cách cụ thể trong thông tin tới công chúng, đặt ra đề nhận diện như một trong những chỉ báo về yêu cầu giám sát an toàn, minh bạch của hệ thống.