Vietnam Airlines xin giảm thuế nhập nhiên liệu xuống 0%
Vietnam Airlines vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính xin giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay từ 15% xuống 0%
Vietnam Airlines vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính xin giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay từ 15% xuống 0%.
Đề xuất trên xuất phát từ chi phí nhiên liệu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) năm nay dự báo sẽ tăng cao, do diễn biến bất lợi của giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, dẫn tới khả năng không thể cân đối thu chi trong kinh doanh.
Theo kế hoạch năm 2008, chi phí nhiên liệu bay của Vietnam Airlines dự tính chiếm 33,3% tổng chi phí hoạt động. Giá nhiêu liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao đang đẩy hãng này trước khả năng phải chịu nguồn chi phí phát sinh lớn.
Hiện nhiên liệu bay (Jet A1) là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh vận tải hàng không. Năm 2008, Vietnam Airlines xây dựng kế hoạch với mức giá Platt SIN Jet A1 là 90,44 USD/thùng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 đến nay, giá mặt hàng này liên tục tăng với mức kỷ lục.
Cụ thể, giá Platt SIN Jet A1 bình quân trong tháng 1/2008 là 106,15 USD/thùng, tháng 2/2008 là 111,1 USD/thùng, tháng 3/2008 là 125,37 USD/thùng và tháng 4/2008 là trên 143 USD/thùng. Bình quân giá Platt SIN Jet A1 trong quý I tăng 20% so với kế hoạch.
Với mức tăng 20% nói trên, giá thanh toán bình quân (sau khi cộng thuế và các loại phí) trong 3 tháng đầu năm của Vietnam Airlines tăng 22,3% so giá kế hoạch. Chi phí nhiên liệu bay trong thời gian trên của hãng là 2.260 tỷ đồng, tăng tới 409 tỷ đồng so kế hoạch.
Nếu giá nhiên liệu những tháng cuối năm chỉ bằng giá bình quân 3 tháng đầu năm, chi phí nhiên liệu cả năm của Vietnam Airlines cũng đã tăng so kế hoạch là 1.649 tỷ đồng. Và nếu lấy mức giá bình quân 3 quý còn lại của năm là 123,83 USD/thùng (theo dự báo của Gold Sachs – thấp hơn mức giá thời điểm hiện tại) thì chi phí nhiên liệu cả năm của Vietnam Airlines cũng sẽ tăng so kế hoạch là 2.416 tỷ đồng.
Đối với chi phí vận chuyển khách trên đường bay nội địa, Vietnam Airlines đã xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án giá cước, trong đó mức giá trần đường bay Hà Nội – Tp.HCM là 2 triệu đồng. Song tại thời điểm Vietnam Airlines xây dựng phương án giá, giá dầu thô mới chỉ ở mức 65 USD/thùng, tương đương giá Platt SIN Jet A1 là 80,8 USD/thùng và mức giá trần trên xây dựng với mức thuế suất thuế nhập khẩu là 15%.
Tuy nhiên, tính tới tháng 4/2008, giá nhiên liệu bay đã tăng trên 75% so thời điểm xây dựng phương án giá; theo đó, Vietnam Airlines cho rằng, mức giá trần trên không đủ bù đắp chi phí vận chuyển hành khách trên tuyến nội địa.
Năm 2008, Vietnam Airlines xây dựng kế hoạch với lợi nhuận trước thuế là 394 tỷ đồng. Nhưng với biến động giá nhiên liệu như trên, Vietnam Airlines cho rằng không thể cân đối được thu chi kinh doanh. Đây cũng là lý do để hãng này kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu xuống 0% để giảm bớt khó khăn trong thời gian tới.
Đề xuất trên xuất phát từ chi phí nhiên liệu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) năm nay dự báo sẽ tăng cao, do diễn biến bất lợi của giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, dẫn tới khả năng không thể cân đối thu chi trong kinh doanh.
Theo kế hoạch năm 2008, chi phí nhiên liệu bay của Vietnam Airlines dự tính chiếm 33,3% tổng chi phí hoạt động. Giá nhiêu liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao đang đẩy hãng này trước khả năng phải chịu nguồn chi phí phát sinh lớn.
Hiện nhiên liệu bay (Jet A1) là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh vận tải hàng không. Năm 2008, Vietnam Airlines xây dựng kế hoạch với mức giá Platt SIN Jet A1 là 90,44 USD/thùng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 đến nay, giá mặt hàng này liên tục tăng với mức kỷ lục.
Cụ thể, giá Platt SIN Jet A1 bình quân trong tháng 1/2008 là 106,15 USD/thùng, tháng 2/2008 là 111,1 USD/thùng, tháng 3/2008 là 125,37 USD/thùng và tháng 4/2008 là trên 143 USD/thùng. Bình quân giá Platt SIN Jet A1 trong quý I tăng 20% so với kế hoạch.
Với mức tăng 20% nói trên, giá thanh toán bình quân (sau khi cộng thuế và các loại phí) trong 3 tháng đầu năm của Vietnam Airlines tăng 22,3% so giá kế hoạch. Chi phí nhiên liệu bay trong thời gian trên của hãng là 2.260 tỷ đồng, tăng tới 409 tỷ đồng so kế hoạch.
Nếu giá nhiên liệu những tháng cuối năm chỉ bằng giá bình quân 3 tháng đầu năm, chi phí nhiên liệu cả năm của Vietnam Airlines cũng đã tăng so kế hoạch là 1.649 tỷ đồng. Và nếu lấy mức giá bình quân 3 quý còn lại của năm là 123,83 USD/thùng (theo dự báo của Gold Sachs – thấp hơn mức giá thời điểm hiện tại) thì chi phí nhiên liệu cả năm của Vietnam Airlines cũng sẽ tăng so kế hoạch là 2.416 tỷ đồng.
Đối với chi phí vận chuyển khách trên đường bay nội địa, Vietnam Airlines đã xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án giá cước, trong đó mức giá trần đường bay Hà Nội – Tp.HCM là 2 triệu đồng. Song tại thời điểm Vietnam Airlines xây dựng phương án giá, giá dầu thô mới chỉ ở mức 65 USD/thùng, tương đương giá Platt SIN Jet A1 là 80,8 USD/thùng và mức giá trần trên xây dựng với mức thuế suất thuế nhập khẩu là 15%.
Tuy nhiên, tính tới tháng 4/2008, giá nhiên liệu bay đã tăng trên 75% so thời điểm xây dựng phương án giá; theo đó, Vietnam Airlines cho rằng, mức giá trần trên không đủ bù đắp chi phí vận chuyển hành khách trên tuyến nội địa.
Năm 2008, Vietnam Airlines xây dựng kế hoạch với lợi nhuận trước thuế là 394 tỷ đồng. Nhưng với biến động giá nhiên liệu như trên, Vietnam Airlines cho rằng không thể cân đối được thu chi kinh doanh. Đây cũng là lý do để hãng này kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu xuống 0% để giảm bớt khó khăn trong thời gian tới.