Xã hội cần tâm lý quản trị rủi ro
Cần phải làm cho người dân biết tự bảo vệ mình, chứ không có chuyện gì cũng tìm Nhà nước
Bài viết của tác giả Hồ Quốc Tuấn, Thạc sĩ tài chính Đại học Melbourne.
Nhà nước không tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, khiến người dân chỉ biết hưởng lợi từ chính sách, khi chính sách có biến động bất lợi thì chỉ biết tìm đến Nhà nước chứ không tự cứu (vì không biết và cũng không thể).
Hiện nay trong nền kinh tế nước ta tồn tại một tâm lý ỷ lại và liều lĩnh khá phổ biến. Đó là người dân sẵn sàng đi gửi tiền ở một ngân hàng có số vốn khá nhỏ, lại thường xuyên phải đi vay tiền trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản hàng ngày. Người dân “liều lĩnh” như vậy một phần vì họ thiếu thông tin, nhưng quan trọng hơn là vì họ ỷ lại Ngân hàng Nhà nước sẽ “bảo kê” cho hệ thống ngân hàng, không để xảy ra hiện tượng khủng hoảng tín dụng như nhiều năm trước đây.
Rồi nhà đầu tư chứng khoán cũng ỷ lại vào các nhà điều hành thị trường chứng khoán, với tâm lý rằng “Chính phủ sẽ không để thị trường chứng khoán xuống dốc được!”. Vì lý do đó, khi mà thị trường đi xuống, và các tín hiệu phân tích kỹ thuật lẫn yếu tố cơ bản đều không ủng hộ một sự tăng giá nhanh và mạnh, nhiều phương tiện truyền thông sẵn sàng giật những cái tít như “108 anh hùng ra tay” (ý nói 108 cổ phiếu tăng kịch trần), “thị trường có tín hiệu hồi phục”...
Điều này cũng do chính bản thân Nhà nước cũng đưa ra tuyên bố trấn an khi thị trường sụt giảm, đồng thời chính bản thân giới phân tích cũng vin vào câu chữ mà đưa ra những phân tích “lạc quan thái quá”.
Ngược lại, đến khi Nhà nước vì phải “thiên vị” một mục tiêu khác mà giảm phần ưu ái cho một vài thị trường, thì các nhà đầu tư trên những thị trường này bắt đầu than phiền, phản ứng lại với các chính sách, đề nghị “cứu” thị trường.
Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc nhà đầu tư ỷ lại, mà phải xét lại chính cách điều hành dân kêu đến đâu thì xử lý đến đấy của Nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại cho họ. Doanh nghiệp kinh doanh lỗ cũng kêu, đô la giảm cũng bị than phiền, nhà đầu tư lỗ cũng trách Nhà nước (khi thuận lợi thì không thấy ai kêu ca cả, toàn là lạc quan). Ấy là vì Nhà nước không tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, khiến người dân chỉ biết hưởng lợi từ chính sách, khi chính sách có biến động bất lợi thì chỉ biết tìm đến Nhà nước chứ không tự cứu.
Mà làm sao người dân tự cứu được khi mà Nhà nước không trao cho người ta công cụ để tự cứu? Thị trường chứng khoán giảm giá nhưng người ta không thể bán khống cổ phiếu, không thể phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, thì tự cứu như thế nào? Lý thuyết đầu tư cho thấy thị trường có tính chu kỳ, có lên ắt có xuống, khi thị trường ở trong chu kỳ xuống, nỗ lực cho nó đi lên là làm ngược quy luật; thay vào đó, cho nhà đầu tư công cụ tự bảo vệ khi giá giảm như bán khống hay quyền chọn, vừa không đi ngược quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho công ty chứng khoán và nhà đầu tư.
Ngay cả trong trường hợp đã cho người ta công cụ, Nhà nước lại không tạo thói quen cho người ta học cách sử dụng công cụ tự bảo vệ mình. Ví dụ như chuyện tỷ giá. Vừa rồi giá đô la Mỹ biến động, lãi suất thay đổi, nhiều doanh nghiệp lo ngại hỏi làm sao đương đầu? Câu trả lời có sẵn trong nền kinh tế và những kinh nghiệm của nước ngoài: sử dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro và Nhà nước cũng đã trao cho doanh nghiệp những công cụ này. Nhưng dùng làm sao, doanh nghiệp không biết và không đủ am hiểu để tự tin dùng (chưa kể sợ bị trách nhiệm nếu dùng mà bị lỗ)!
Có người lại bảo, cho dùng công cụ phòng ngừa rủi ro thì thiếu gì người bị lỗ khi kinh doanh quyền chọn vàng, ngoại tệ, giao sau, cà phê đấy, có thấy lợi gì đâu? Câu trả lời là khi cho làm sản phẩm đó thì phải khuyến khích người ta học, tìm hiểu rõ ràng về sản phẩm, phải có tư vấn bài bản cho người dùng.
Kinh nghiệm rút ra từ các thị trường nước ngoài là người ta có xu hướng chỉ dùng thường xuyên một sản phẩm phòng ngừa rủi ro hay đầu tư nếu dùng một lần thấy có lợi (positive feedback trading). Nếu dùng mà bị lỗ thì họ không dùng nữa. Do đó, cho phép triển khai sản phẩm phái sinh là một chuyện, nhưng tạo ra văn hóa phòng ngừa rủi ro cho xã hội, để người có gánh chịu rủi ro phải quan tâm tự giác tìm tòi về sản phẩm phái sinh và phòng ngừa rủi ro, biết lo ngại rủi ro và biết phòng chống đúng cách để có lợi, còn quan trọng hơn nhiều lần.
Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như nước ta, những rủi ro do các chính sách mang tính chiến thuật ngắn hạn để đối phó với diễn biến kinh tế phức tạp là khá lớn, thì cần phải làm cho người dân biết tự bảo vệ mình, chứ không có chuyện gì cũng tìm Nhà nước.
Làm được như vậy thì cũng tạo ra tính độc lập cho chính sách mang tính chiến lược dài hạn của Nhà nước, không phải bận tâm ra các quy định ngắn hạn làm yên lòng dân nữa.
Nhà nước không tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, khiến người dân chỉ biết hưởng lợi từ chính sách, khi chính sách có biến động bất lợi thì chỉ biết tìm đến Nhà nước chứ không tự cứu (vì không biết và cũng không thể).
Hiện nay trong nền kinh tế nước ta tồn tại một tâm lý ỷ lại và liều lĩnh khá phổ biến. Đó là người dân sẵn sàng đi gửi tiền ở một ngân hàng có số vốn khá nhỏ, lại thường xuyên phải đi vay tiền trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản hàng ngày. Người dân “liều lĩnh” như vậy một phần vì họ thiếu thông tin, nhưng quan trọng hơn là vì họ ỷ lại Ngân hàng Nhà nước sẽ “bảo kê” cho hệ thống ngân hàng, không để xảy ra hiện tượng khủng hoảng tín dụng như nhiều năm trước đây.
Rồi nhà đầu tư chứng khoán cũng ỷ lại vào các nhà điều hành thị trường chứng khoán, với tâm lý rằng “Chính phủ sẽ không để thị trường chứng khoán xuống dốc được!”. Vì lý do đó, khi mà thị trường đi xuống, và các tín hiệu phân tích kỹ thuật lẫn yếu tố cơ bản đều không ủng hộ một sự tăng giá nhanh và mạnh, nhiều phương tiện truyền thông sẵn sàng giật những cái tít như “108 anh hùng ra tay” (ý nói 108 cổ phiếu tăng kịch trần), “thị trường có tín hiệu hồi phục”...
Điều này cũng do chính bản thân Nhà nước cũng đưa ra tuyên bố trấn an khi thị trường sụt giảm, đồng thời chính bản thân giới phân tích cũng vin vào câu chữ mà đưa ra những phân tích “lạc quan thái quá”.
Ngược lại, đến khi Nhà nước vì phải “thiên vị” một mục tiêu khác mà giảm phần ưu ái cho một vài thị trường, thì các nhà đầu tư trên những thị trường này bắt đầu than phiền, phản ứng lại với các chính sách, đề nghị “cứu” thị trường.
Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc nhà đầu tư ỷ lại, mà phải xét lại chính cách điều hành dân kêu đến đâu thì xử lý đến đấy của Nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại cho họ. Doanh nghiệp kinh doanh lỗ cũng kêu, đô la giảm cũng bị than phiền, nhà đầu tư lỗ cũng trách Nhà nước (khi thuận lợi thì không thấy ai kêu ca cả, toàn là lạc quan). Ấy là vì Nhà nước không tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, khiến người dân chỉ biết hưởng lợi từ chính sách, khi chính sách có biến động bất lợi thì chỉ biết tìm đến Nhà nước chứ không tự cứu.
Mà làm sao người dân tự cứu được khi mà Nhà nước không trao cho người ta công cụ để tự cứu? Thị trường chứng khoán giảm giá nhưng người ta không thể bán khống cổ phiếu, không thể phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, thì tự cứu như thế nào? Lý thuyết đầu tư cho thấy thị trường có tính chu kỳ, có lên ắt có xuống, khi thị trường ở trong chu kỳ xuống, nỗ lực cho nó đi lên là làm ngược quy luật; thay vào đó, cho nhà đầu tư công cụ tự bảo vệ khi giá giảm như bán khống hay quyền chọn, vừa không đi ngược quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho công ty chứng khoán và nhà đầu tư.
Ngay cả trong trường hợp đã cho người ta công cụ, Nhà nước lại không tạo thói quen cho người ta học cách sử dụng công cụ tự bảo vệ mình. Ví dụ như chuyện tỷ giá. Vừa rồi giá đô la Mỹ biến động, lãi suất thay đổi, nhiều doanh nghiệp lo ngại hỏi làm sao đương đầu? Câu trả lời có sẵn trong nền kinh tế và những kinh nghiệm của nước ngoài: sử dụng giải pháp phòng ngừa rủi ro và Nhà nước cũng đã trao cho doanh nghiệp những công cụ này. Nhưng dùng làm sao, doanh nghiệp không biết và không đủ am hiểu để tự tin dùng (chưa kể sợ bị trách nhiệm nếu dùng mà bị lỗ)!
Có người lại bảo, cho dùng công cụ phòng ngừa rủi ro thì thiếu gì người bị lỗ khi kinh doanh quyền chọn vàng, ngoại tệ, giao sau, cà phê đấy, có thấy lợi gì đâu? Câu trả lời là khi cho làm sản phẩm đó thì phải khuyến khích người ta học, tìm hiểu rõ ràng về sản phẩm, phải có tư vấn bài bản cho người dùng.
Kinh nghiệm rút ra từ các thị trường nước ngoài là người ta có xu hướng chỉ dùng thường xuyên một sản phẩm phòng ngừa rủi ro hay đầu tư nếu dùng một lần thấy có lợi (positive feedback trading). Nếu dùng mà bị lỗ thì họ không dùng nữa. Do đó, cho phép triển khai sản phẩm phái sinh là một chuyện, nhưng tạo ra văn hóa phòng ngừa rủi ro cho xã hội, để người có gánh chịu rủi ro phải quan tâm tự giác tìm tòi về sản phẩm phái sinh và phòng ngừa rủi ro, biết lo ngại rủi ro và biết phòng chống đúng cách để có lợi, còn quan trọng hơn nhiều lần.
Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như nước ta, những rủi ro do các chính sách mang tính chiến thuật ngắn hạn để đối phó với diễn biến kinh tế phức tạp là khá lớn, thì cần phải làm cho người dân biết tự bảo vệ mình, chứ không có chuyện gì cũng tìm Nhà nước.
Làm được như vậy thì cũng tạo ra tính độc lập cho chính sách mang tính chiến lược dài hạn của Nhà nước, không phải bận tâm ra các quy định ngắn hạn làm yên lòng dân nữa.