Xem xét việc chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh
Báo cáo “tự chấm điểm” của 49 chức danh thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội
Diễn ra từ 14 - 16/5, phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm nhiều nội dung quan trọng nhằm hoàn thiện các bước chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội thứ năm, sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Trong ngày đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, về phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2012.
Những nội dung này cũng đã được Ủy ban kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tiến hành thẩm tra và sẽ báo cáo tại đây để Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trước khi trình Quốc hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều thách thức, khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn.
Nhiều vị Ủy viên Ủy ban Kinh tế cũng tỏ ra hết sức sốt ruột khi tình trạng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn gia tăng, sản xuất nông nghiệp khó khăn trầm trọng, nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản trong khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn đang ì ạch,
Cũng tại phiên họp thứ 18, việc chuẩn bị kỳ họp thứ năm của Quốc hội cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội.
Theo chương trình dự kiến thì tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội sẽ dành hai ngày gồm 4 phiên liên tục để thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trước khi trình Quốc hội dự thảo đã tiếp thu ý kiến nhân dân, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến trên cơ sở báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Quá trình chuẩn bị cho công việc lần đầu được tiến hành là lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn cũng sẽ được Trưởng ban Công tác đại biểu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vào đầu tháng 5, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của 49 chức danh thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, theo nhiều vị đại biểu thì đây không phải là cơ sở vững chắc nhất để quyết định mức độ tín nhiệm khi tiến hành bỏ phiếu. Bởi không ít báo cáo nặng về liệt kê công việc của cơ quan chứ không phải của cá nhân, và một số báo cáo “tự chấm điểm” khá sơ sài.
Với sự xem xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này, một số vị đại biểu cũng hy vọng sẽ có thảo luận, đối thoại công khai trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu.
Bên cạnh các nội dung nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này còn xem xét dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 170 Luật Doanh nghiệp và nghe báo cáo về việc xây dựng kênh truyền hình Quốc hội.
Trong ngày đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, về phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2012.
Những nội dung này cũng đã được Ủy ban kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tiến hành thẩm tra và sẽ báo cáo tại đây để Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trước khi trình Quốc hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều thách thức, khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn.
Nhiều vị Ủy viên Ủy ban Kinh tế cũng tỏ ra hết sức sốt ruột khi tình trạng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn gia tăng, sản xuất nông nghiệp khó khăn trầm trọng, nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản trong khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn đang ì ạch,
Cũng tại phiên họp thứ 18, việc chuẩn bị kỳ họp thứ năm của Quốc hội cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội.
Theo chương trình dự kiến thì tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội sẽ dành hai ngày gồm 4 phiên liên tục để thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trước khi trình Quốc hội dự thảo đã tiếp thu ý kiến nhân dân, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến trên cơ sở báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Quá trình chuẩn bị cho công việc lần đầu được tiến hành là lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn cũng sẽ được Trưởng ban Công tác đại biểu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vào đầu tháng 5, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của 49 chức danh thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, theo nhiều vị đại biểu thì đây không phải là cơ sở vững chắc nhất để quyết định mức độ tín nhiệm khi tiến hành bỏ phiếu. Bởi không ít báo cáo nặng về liệt kê công việc của cơ quan chứ không phải của cá nhân, và một số báo cáo “tự chấm điểm” khá sơ sài.
Với sự xem xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này, một số vị đại biểu cũng hy vọng sẽ có thảo luận, đối thoại công khai trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu.
Bên cạnh các nội dung nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này còn xem xét dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 170 Luật Doanh nghiệp và nghe báo cáo về việc xây dựng kênh truyền hình Quốc hội.