“Xem xét xử lý ngay nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro”
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói xử lý nợ là việc “cần làm ngay”, thay vì ngồi đợi công ty mua bán nợ
Tại hội nghị tổng kết công tác 6 tháng ngành kế hoạch và đầu tư, Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Cao Viết Sinh, nói việc xử lý nợ xấu ngân hàng cần được làm ngay thay vì chờ thành lập công ty mua bán nợ quốc gia.
Đây là một trong số loạt đề xuất liên quan đến chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra với mục tiêu “hoàn thành các mục tiêu, định hướng phát triển của nền kinh tế trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013”.
Ông Sinh nói rằng cần làm rõ thực chất nợ xấu và “xem xét xử lý ngay nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro”.
Vẫn về vấn đề nợ, ông Sinh cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công, nợ quốc gia, bảo đảm dư nợ trong giới hạn an toàn, giảm thiểu nghĩa vụ nợ và hạn chế rủi ro.
Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ có giải pháp hạn chế nợ dự phòng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ; giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay để tạo nền tảng vững chắc cho an toàn tài chính quốc gia.
Một nội dung công việc được ưu tiên khác là rà soát các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình để tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và bố trí nguồn trả nợ các khoản vay nước ngoài đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
Đây là một trong số loạt đề xuất liên quan đến chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra với mục tiêu “hoàn thành các mục tiêu, định hướng phát triển của nền kinh tế trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013”.
Ông Sinh nói rằng cần làm rõ thực chất nợ xấu và “xem xét xử lý ngay nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro”.
Vẫn về vấn đề nợ, ông Sinh cho biết sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công, nợ quốc gia, bảo đảm dư nợ trong giới hạn an toàn, giảm thiểu nghĩa vụ nợ và hạn chế rủi ro.
Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ có giải pháp hạn chế nợ dự phòng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ; giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay để tạo nền tảng vững chắc cho an toàn tài chính quốc gia.
Một nội dung công việc được ưu tiên khác là rà soát các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình để tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và bố trí nguồn trả nợ các khoản vay nước ngoài đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.