Xuất bèo Tây sang Tây
Chỉ đến khi chị Nguyệt biến bèo thành hàng xuất khẩu thì cây bèo trong mắt người Khoái Châu mới mang một ý nghĩa khác
Từ trước đến nay, người chăn nuôi ở nông thôn vẫn có thói quen dùng bèo Tây làm thức ăn cho lợn.
Bỗng một ngày, loài thực vật này thành hàng hóa xuất khẩu tận trời Tây, mang về tiền “đô” cho những người nông dân chân lấm tay bùn.
Người “tiên phong” đưa bèo sang Tây là một phụ nữ ở Khoái Châu, Hưng Yên; chị vừa làm giàu cho gia đình, vừa giúp hàng ngàn phụ nữ trong tỉnh thoát nghèo...
Về xã Minh Châu, huyện Khoái Châu (Hưng Yên), hỏi “Công ty Ánh Hồng” mấy bà bán hàng bên đường 39 đều lắc đầu. Chỉ đến khi bảo: “cơ sở bèo khô xuất khẩu” thì ai cũng biết. Cả vùng vẫn gọi chị bằng cái tên thân mật “bà Nguyệt bèo khô”.
Khoái Châu là một huyện nghèo thuần nông, đầm ao chỉ thả cá và để mặc cây bèo “hoành hành”. Cây bèo tây ở vùng này từng bị ví như “giặc cỏ” mặt nước. Mùa lũ lụt, huyện phải có “thêm” nhiệm vụ loại bỏ bèo để khơi thông dòng chảy. Người đi vớt bỏ bèo được tính công, vài cân thóc hoặc vài nghìn đồng/m2. Vớt không xuể vì nó nhiều và dày quá. Hồi đó, cây bèo tưởng như vô dụng.
Công việc vớt bèo bỏ đi năm nào cũng diễn ra. Chỉ đến khi chị Nguyệt biến bèo thành hàng xuất khẩu thì cây bèo trong mắt người Khoái Châu mới mang một ý nghĩa khác. Không ai ngờ bèo cũng có thể làm ra nhiều sản phẩm đẹp đến vậy: giá treo tường, đệm lót bàn ghế, giỏ đựng hoa quả, giá sách báo, đôn kê, chậu cảnh, thảm chùi chân, lẵng hoa, túi du lịch, ghế ngồi…
Mỗi năm, công ty Ánh Hồng của chị Nguyệt bán được hàng trăm lô hàng sang các nước Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan. Mỗi lô hàng xuất khẩu khoảng mấy trăm chiếc, mỗi chiếc giá từ 20 - 30 USD.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1989, chân lấm tay bùn mà vẫn không đủ ăn, chị Nguyệt cùng nhiều chị em vào miền Nam làm thuê. Có lần, chị đi thăm người bà con ở Tiền Giang. Thấy chị em phụ nữ ở đây cũng chỉ làm ruộng mà kinh tế vẫn khấm khá nhờ có nghề đan lát thủ công mỹ nghệ từ bèo khô. Thế là chị quyết định xuống miền Tây học nghề.
Năm 2000, chị Nguyệt trở về mở nghề ở chính quê hương. Ban đầu ai cũng bán tin bán nghi, phải mất một thời gian khá dài chị mới gọi thêm được mấy chị em trong thị trấn cùng làm. Đầu tiên, sản phẩm các chị làm ra vẫn còn phải chịu giá “rẻ như... bèo”.
Những ngày đầu, nhiều người bảo chị “hâm”. Bèo chỉ cho lợn ăn hay làm phân chuồng, bón lúa, ai lại đem bèo đan lát hàng thủ công, có mà bán cho... “Tây”. Tưởng đùa, thế rồi ai ngờ hàng chị làm ra lại bán được cho Tây thật!
Không bao lâu, “tiếng lành” về sản phẩm bèo khô của chị “đồn xa”. Những chuyến xe tải đầu tiên đã về thị trấn chở từng lô hàng đi.
Dần dà, bây giờ thì gần như cả làng sống nhờ cây bèo. Người ta lấy dọc bèo (loại có độ dài từ 55 - 60 cm) phơi khô để bán cho chị Nguyệt. Thường thì 15 kg dọc bèo tươi sẽ được 1 kg khô. Một kg bèo khô thường bán được từ 3 – 5.000 đồng. Một ngày công người dân cũng kiếm được 15 - 20 ngàn . “Năng nhặt chặt bị”, có gia đình mỗi tháng thu nhập vài triệu đồng. Người dân xã Minh Châu giàu lên trông thấy.
Về Khoái Châu bây giờ, thấy nhà nhà phơi bèo, người người lấy bèo, khắp nơi trên các bờ mương, dọc các con đường, sân đình, sân nhà nơi đâu cũng có bèo. Người dân sau mỗi vụ mùa không còn phải bỏ làng lên thành phố làm thuê nữa. Đó là điều mà ông Vũ Văn Đại, Chủ tịch Thị trấn Khoái Châu, tự hào khi nói về huyện mình.
Bỗng một ngày, loài thực vật này thành hàng hóa xuất khẩu tận trời Tây, mang về tiền “đô” cho những người nông dân chân lấm tay bùn.
Người “tiên phong” đưa bèo sang Tây là một phụ nữ ở Khoái Châu, Hưng Yên; chị vừa làm giàu cho gia đình, vừa giúp hàng ngàn phụ nữ trong tỉnh thoát nghèo...
Về xã Minh Châu, huyện Khoái Châu (Hưng Yên), hỏi “Công ty Ánh Hồng” mấy bà bán hàng bên đường 39 đều lắc đầu. Chỉ đến khi bảo: “cơ sở bèo khô xuất khẩu” thì ai cũng biết. Cả vùng vẫn gọi chị bằng cái tên thân mật “bà Nguyệt bèo khô”.
Khoái Châu là một huyện nghèo thuần nông, đầm ao chỉ thả cá và để mặc cây bèo “hoành hành”. Cây bèo tây ở vùng này từng bị ví như “giặc cỏ” mặt nước. Mùa lũ lụt, huyện phải có “thêm” nhiệm vụ loại bỏ bèo để khơi thông dòng chảy. Người đi vớt bỏ bèo được tính công, vài cân thóc hoặc vài nghìn đồng/m2. Vớt không xuể vì nó nhiều và dày quá. Hồi đó, cây bèo tưởng như vô dụng.
Công việc vớt bèo bỏ đi năm nào cũng diễn ra. Chỉ đến khi chị Nguyệt biến bèo thành hàng xuất khẩu thì cây bèo trong mắt người Khoái Châu mới mang một ý nghĩa khác. Không ai ngờ bèo cũng có thể làm ra nhiều sản phẩm đẹp đến vậy: giá treo tường, đệm lót bàn ghế, giỏ đựng hoa quả, giá sách báo, đôn kê, chậu cảnh, thảm chùi chân, lẵng hoa, túi du lịch, ghế ngồi…
Mỗi năm, công ty Ánh Hồng của chị Nguyệt bán được hàng trăm lô hàng sang các nước Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan. Mỗi lô hàng xuất khẩu khoảng mấy trăm chiếc, mỗi chiếc giá từ 20 - 30 USD.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1989, chân lấm tay bùn mà vẫn không đủ ăn, chị Nguyệt cùng nhiều chị em vào miền Nam làm thuê. Có lần, chị đi thăm người bà con ở Tiền Giang. Thấy chị em phụ nữ ở đây cũng chỉ làm ruộng mà kinh tế vẫn khấm khá nhờ có nghề đan lát thủ công mỹ nghệ từ bèo khô. Thế là chị quyết định xuống miền Tây học nghề.
Năm 2000, chị Nguyệt trở về mở nghề ở chính quê hương. Ban đầu ai cũng bán tin bán nghi, phải mất một thời gian khá dài chị mới gọi thêm được mấy chị em trong thị trấn cùng làm. Đầu tiên, sản phẩm các chị làm ra vẫn còn phải chịu giá “rẻ như... bèo”.
Những ngày đầu, nhiều người bảo chị “hâm”. Bèo chỉ cho lợn ăn hay làm phân chuồng, bón lúa, ai lại đem bèo đan lát hàng thủ công, có mà bán cho... “Tây”. Tưởng đùa, thế rồi ai ngờ hàng chị làm ra lại bán được cho Tây thật!
Không bao lâu, “tiếng lành” về sản phẩm bèo khô của chị “đồn xa”. Những chuyến xe tải đầu tiên đã về thị trấn chở từng lô hàng đi.
Dần dà, bây giờ thì gần như cả làng sống nhờ cây bèo. Người ta lấy dọc bèo (loại có độ dài từ 55 - 60 cm) phơi khô để bán cho chị Nguyệt. Thường thì 15 kg dọc bèo tươi sẽ được 1 kg khô. Một kg bèo khô thường bán được từ 3 – 5.000 đồng. Một ngày công người dân cũng kiếm được 15 - 20 ngàn . “Năng nhặt chặt bị”, có gia đình mỗi tháng thu nhập vài triệu đồng. Người dân xã Minh Châu giàu lên trông thấy.
Về Khoái Châu bây giờ, thấy nhà nhà phơi bèo, người người lấy bèo, khắp nơi trên các bờ mương, dọc các con đường, sân đình, sân nhà nơi đâu cũng có bèo. Người dân sau mỗi vụ mùa không còn phải bỏ làng lên thành phố làm thuê nữa. Đó là điều mà ông Vũ Văn Đại, Chủ tịch Thị trấn Khoái Châu, tự hào khi nói về huyện mình.