Xuất khẩu năm nay có thể trên 47 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam năm nay có thể vượt qua mốc 550 USD, cao nhất từ trước đến nay
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 8 tháng qua ước đạt 31,2 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay; còn lớn hơn mức xuất khẩu cả năm từ 2004 trở về trước.
Bình quân một tháng trong 8 tháng qua đã đạt trên 3,9 tỷ USD, đạt được trong cả năm từ năm 1993 trở về trước, trong đó từ tháng 6 đến nay còn lớn hơn mức đạt được trong năm 1994 (tháng 6 đạt 4185 triệu USD, tháng 7 ước đạt 4250 triệu USD, tháng 8 ước đạt 4,4 tỷ USD).
Khả năng cả năm nay, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 47 tỷ USD.
Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2006 đã đạt 65% khả năng năm nay sẽ còn có thể đạt trên 67%, cao nhất từ trước tới nay, vượt qua thứ bậc thứ 8 của thế giới, thứ 6 ở châu Á, thứ năm trong khu vực Đông Nam Á đã đạt được trong năm 2006, vượt xa so với tỷ lệ 22% của thế giới, vượt qua Thái Lan (62,5%) để đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (sau Singapore 196,8%, Malaysia 107,9%, Brunei 105,9%), đứng thứ 5 ở châu Á (sau Hồng Kông), và đứng thứ 7 trên thế giới.
Tỷ lệ cao như trên thể hiện định hướng xuất khẩu của nền kinh tế nước ta và xuất khẩu đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong những năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2006 đã đạt 473,2 USD, nếu năm nay tổng kim ngạch đạt trên 47 tỷ USD và dân số đạt 85,3% triệu người thì sẽ vượt qua mốc 550 USD, cao nhất từ trước đến nay, vượt qua Philippines (năm 2006 đạt 484 USD) để đứng thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á.
Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đạt 19,3%, cao gấp gần 2,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mức tăng tuyệt đối so với cùng kỳ đạt gần 5,1 tỷ USD, thuộc loại cao nhất từ trước tới nay.
Kết quả xuất khẩu sẽ còn cao hơn nữa nếu kim ngạch xuất khẩu dầu thô không bị giảm (giảm 681 triệu USD hay giảm 11,8%), có nghĩa là nếu dầu thô không bị giảm thì tốc độ tăng của xuất khẩu sẽ đạt 21,9% chứ không phải là 19,3%. Điều đó chứng tỏ cần đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu dầu thô trong thời gian tới.
Xuất khẩu đạt được những sự vượt trội như trên do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân do xuất khẩu tăng trưởng cao ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước tăng tới 24,9%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay. Điều đó chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước đã trưởng thành lên về nhiều mặt, lại được sự hỗ trợ của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà các nước thành viên đã cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (nếu không kể dầu thô) còn tăng cao gấp rưỡi tốc độ chung. Nhờ vậy, nhóm hàng hoá khác của khu vực này đã chiếm tỷ trọng khá và tăng lên so với cùng kỳ năm trước (39,6% so với 35,8%).
Có nguyên nhân từ các mặt hàng chủ lực. Trong 25 mặt hàng chủ yếu, có 21 mặt hàng tăng so với cùng kỳ, trong đó có những mặt hàng tăng khá và đóng góp lớn vào tổng mức tăng, như dệt may, cà phê, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, than đá...
Mới qua 8 tháng đã có 11 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD; trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, cà phê, điện tử máy tính, gạo). Điều đó chứng tỏ một mặt phải có mặt hàng chủ lực, mặt khác phải mở rộng mặt hàng để khai thác tiềm năng và khi cần thiết bù cho những mặt hàng khác khi gặp trục trặc. Có nguyên nhân do cả lượng tăng và cả do giá tăng. Lượng tăng lớn có cà phê, lạc, hạt điều, than đá, chè... Giá tăng có gạo (15,8%), cà phê (29,1%), hạt tiêu (103,8%), lạc (8%), hạt điều (1,5%); chỉ những mặt hàng này do giá tăng đã đem lại khoảng 550 triệu USD.
Có nguyên nhân do thị trường có sự chuyển dịch tích cực: các thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương tăng mạnh; một số mặt hàng vừa tranh thủ các nước cắt giảm thuế (ngoài khu vực đã giảm từ trước) để gia tăng xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cũng còn những hạn chế. Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô khai thác, hoặc là nông, thuỷ sản chưa qua chế biến hay mới sơ chế, hoặc đã qua chế biến nhưng còn mang nặng tính gia công, nguyên phụ liệu còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Xuất khẩu tuy tăng khá, nhưng nhập khẩu còn tăng cao hơn, 29,9% so với cùng kỳ nên nhập siêu vốn đã lớn, nay lại gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu. Nhập siêu đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay.
Bình quân một tháng trong 8 tháng qua đã đạt trên 3,9 tỷ USD, đạt được trong cả năm từ năm 1993 trở về trước, trong đó từ tháng 6 đến nay còn lớn hơn mức đạt được trong năm 1994 (tháng 6 đạt 4185 triệu USD, tháng 7 ước đạt 4250 triệu USD, tháng 8 ước đạt 4,4 tỷ USD).
Khả năng cả năm nay, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 47 tỷ USD.
Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2006 đã đạt 65% khả năng năm nay sẽ còn có thể đạt trên 67%, cao nhất từ trước tới nay, vượt qua thứ bậc thứ 8 của thế giới, thứ 6 ở châu Á, thứ năm trong khu vực Đông Nam Á đã đạt được trong năm 2006, vượt xa so với tỷ lệ 22% của thế giới, vượt qua Thái Lan (62,5%) để đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (sau Singapore 196,8%, Malaysia 107,9%, Brunei 105,9%), đứng thứ 5 ở châu Á (sau Hồng Kông), và đứng thứ 7 trên thế giới.
Tỷ lệ cao như trên thể hiện định hướng xuất khẩu của nền kinh tế nước ta và xuất khẩu đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong những năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2006 đã đạt 473,2 USD, nếu năm nay tổng kim ngạch đạt trên 47 tỷ USD và dân số đạt 85,3% triệu người thì sẽ vượt qua mốc 550 USD, cao nhất từ trước đến nay, vượt qua Philippines (năm 2006 đạt 484 USD) để đứng thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á.
Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đạt 19,3%, cao gấp gần 2,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mức tăng tuyệt đối so với cùng kỳ đạt gần 5,1 tỷ USD, thuộc loại cao nhất từ trước tới nay.
Kết quả xuất khẩu sẽ còn cao hơn nữa nếu kim ngạch xuất khẩu dầu thô không bị giảm (giảm 681 triệu USD hay giảm 11,8%), có nghĩa là nếu dầu thô không bị giảm thì tốc độ tăng của xuất khẩu sẽ đạt 21,9% chứ không phải là 19,3%. Điều đó chứng tỏ cần đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu dầu thô trong thời gian tới.
Xuất khẩu đạt được những sự vượt trội như trên do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân do xuất khẩu tăng trưởng cao ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước tăng tới 24,9%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay. Điều đó chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước đã trưởng thành lên về nhiều mặt, lại được sự hỗ trợ của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà các nước thành viên đã cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (nếu không kể dầu thô) còn tăng cao gấp rưỡi tốc độ chung. Nhờ vậy, nhóm hàng hoá khác của khu vực này đã chiếm tỷ trọng khá và tăng lên so với cùng kỳ năm trước (39,6% so với 35,8%).
Có nguyên nhân từ các mặt hàng chủ lực. Trong 25 mặt hàng chủ yếu, có 21 mặt hàng tăng so với cùng kỳ, trong đó có những mặt hàng tăng khá và đóng góp lớn vào tổng mức tăng, như dệt may, cà phê, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, than đá...
Mới qua 8 tháng đã có 11 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD; trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, cà phê, điện tử máy tính, gạo). Điều đó chứng tỏ một mặt phải có mặt hàng chủ lực, mặt khác phải mở rộng mặt hàng để khai thác tiềm năng và khi cần thiết bù cho những mặt hàng khác khi gặp trục trặc. Có nguyên nhân do cả lượng tăng và cả do giá tăng. Lượng tăng lớn có cà phê, lạc, hạt điều, than đá, chè... Giá tăng có gạo (15,8%), cà phê (29,1%), hạt tiêu (103,8%), lạc (8%), hạt điều (1,5%); chỉ những mặt hàng này do giá tăng đã đem lại khoảng 550 triệu USD.
Có nguyên nhân do thị trường có sự chuyển dịch tích cực: các thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương tăng mạnh; một số mặt hàng vừa tranh thủ các nước cắt giảm thuế (ngoài khu vực đã giảm từ trước) để gia tăng xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cũng còn những hạn chế. Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô khai thác, hoặc là nông, thuỷ sản chưa qua chế biến hay mới sơ chế, hoặc đã qua chế biến nhưng còn mang nặng tính gia công, nguyên phụ liệu còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Xuất khẩu tuy tăng khá, nhưng nhập khẩu còn tăng cao hơn, 29,9% so với cùng kỳ nên nhập siêu vốn đã lớn, nay lại gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu. Nhập siêu đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay.