Xuất khẩu nông sản và những thay đổi về dự báo
Xuất khẩu gạo tăng cả lượng và kim ngạch, hồ tiêu được giá, nhưng thủy sản, cà phê đối mặt khó khăn nguyên liệu, rớt giá
Trong khi diễn biến thời tiết bất lợi tác động không nhỏ đến sản xuất, những yếu tố thị trường thuận lợi đã thúc đẩy thị trường trong nước và hoạt động xuất khẩu nông sản.
Xuất khẩu gạo tăng cả lượng và kim ngạch, hồ tiêu được giá, nhưng thủy sản, cà phê đang đối mặt với khó khăn về nguyên liệu, rớt giá… Bản tin dự báo tình hình thị trường một số loại nông sản cập nhật tháng 8 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những điều chỉnh đối với một số mặt hàng quan trọng.
Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,1 triệu tấn
Mặc dù sản xuất lúa gạo thế giới đang phải đối mặt với diễn biến thời tiết bất lợi, nhưng triển vọng thu hoạch trong năm nay vẫn ở mức khả quan. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng cung về lúa gạo thế giới niên vụ 2010/2011 có thể vẫn giữ mức dự báo 459,2 triệu tấn qui gạo. Khối lượng gạo giao dịch trong năm nay dự báo vẫn giữ ở mức 31,3 triệu tấn.
Trong khi đó, yếu tố bất lợi về thời tiết ở nhiều vùng, nhất là tiểu vùng sông Mê Kông, khiến một số nước lo ngại và tăng mức dự trữ cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Dự báo tồn kho toàn cầu cuối kỳ trong năm 2010/2011 ở mức 97,517 triệu tấn, tăng khoảng 0,9 triệu tấn so với 96,612 triệu tấn của tháng trước, chủ yếu do điều chỉnh tăng tồn kho tại Bangladesh, Miến Điện, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Như vậy khả năng thiếu hụt nguồn cung gạo thế giới trong những tháng cuối năm là khó xảy ra”, bản tin cho biết.
Ở trong nước, Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu như điều kiện sản xuất của vụ mùa không có những biến động lớn về thời tiết, sâu bệnh thì mức dự báo sản lượng lúa cả năm của nước ta sẽ tăng hơn so với năm ngoái ở mức 39,5-39,8 triệu tấn.
Thị trường lúa gạo trong nước đang chịu tác động của những yếu tố khách quan, chính sách lương thực của một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Căm-pu-chia hay Nga; đặc biệt là những thông tin về việc các doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8/2010 đạt 813.109 tấn, trị giá 302,215 triệu USD, nâng tổng khối lượng gạo xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt khoảng 4.773.342 tấn, trị giá hơn 2 tỷ USD.
Phân tích xu hướng biến động của khối lượng xuất khẩu gạo, áp dụng mô hình kinh tế lượng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam ước đạt mức 6,1 triệu tấn, tăng thêm 0,2 triệu tấn so với mức dự báo cũng của cơ quan này đưa ra vào quý 2 (năm 2009 là 5,96 triệu tấn).
Giá cà phê chưa khuyến khích sản xuất
Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 vẫn sẽ đạt mức 133-135 triệu bao, mức dự trữ đầu vụ tới ở các nước xuất khẩu có thể sẽ thấp hơn mức 20,9 triệu bao đầu niên vụ 2009/2010, tuy nhiên, tiêu dùng cà phê toàn cầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay với mức 129 triệu bao.
Giá cà phê Arabica trong tháng 7 đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua, 1.810 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 9 và 1.829 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 11. Nhưng ngay sau đó, thị trường có sự điều chỉnh giảm tương đối mạnh trong các phiên giao dịch ngày 25 và 26/8 do các quỹ đầu cơ đẩy mạnh bán ra.
Tuy nhiên, giá cà phê trên cả hai sàn đã nhanh chóng phục hồi trở lại trong phiên giao dịch ngày 27/8 do nguồn cung khan hiếm và những lo lắng thời tiết khô ráo sẽ tổn hại đến vụ mùa cà phê tiếp theo ở Braxin. Hiện giá cà phê Robusta đang đứng ở mức 1.597 USD cent/lb, giá cà phê Arabica đứng ở mức 179.55 USD cent/lb.
Theo ông Nestor Osorio, giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê quốc tế, dù Braxin đang thu hoạch vụ mùa kỷ lục nhưng nguồn cung trong ngắn hạn vẫn bị hạn chế bởi Colombia và Trung Mỹ chưa thể đưa hàng ra thị trường cho đến tận tháng 11 và tháng 12. Do đó, giá cà phê trong ngắn hạn sẽ được hỗ trợ ở mức cao.
Ở trong nước, hiện tượng rụng quả non đối với cây cà phê Tây Nguyên, nạn sâu lạ tấn công lá cà phê tại Lâm Đồng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến năng suất của cây cà phê. Hơn nữa, do giá cà phê không mấy hấp dẫn đã khiến người dân không có sự chăm sóc đúng mức, do vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chắc chắn năng suất cà phê năm nay sẽ bị sụt giảm đáng kể.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 89,5 nghìn tấn cà phê trong tháng 7, đạt kim ngạch 137,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 7, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 750 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,06 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và 10,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê nhân xô ngày 25 và 26/8 chỉ còn 27,7-27,8 nghìn đồng/kg, giảm tới 2,4 nghìn đồng/kg so với giá ngày 24/8 và giảm 2,1 nghìn đồng/kg so với giá hồi đầu tháng 8. Tuy nhiên, giá cà phê trong nước cũng nhanh chóng tăng trở lại và hiện đang đạt mức 28,2–28,3 nghìn đồng/kg.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2010 có thể đạt con số 1,1 triệu tấn, tăng hơn chút ít so với dự báo trong tháng 7 (1,065 triệu tấn), nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo tại quý 2 (1,507 triệu tấn); kim ngạch xuất khẩu cả phê năm nay dự báo đạt 1,67 tỷ USD (năm 2009 là 1,18 triệu tấn và 1,73 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng tăng giá
Sản xuất hồ tiêu thế giới năm 2010 chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết hạn hán và sâu bệnh. Mức sản lượng dự báo đều giảm ở các nước sản xuất chính. Sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ giảm 30%; Braxin dự báo giảm từ 30 - 40%; Indonesia giảm từ 30 - 35% so với năm ngoái.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, sản lượng tiêu của Việt Nam năm 2010 ước đạt 90 nghìn tấn, giảm 20% so với năm 2009 do ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết bất lợi, đặc biệt là tình hình hạn hán ở khu vực Tây Nguyên .
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tính đến nửa đầu tháng 8/2010 đạt hơn 87 ngàn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 286 triệu USD. Giá tiêu xuất khẩu vẫn đang ở mức cao, giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 3.247 USD/tấn, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2009. Hiện giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ổn định và ở mức tương đối cao, giá tiêu đen ở mức 3.675 USD/tấn, giá tiêu trắng xuất khẩu dao động từ 5.250 đến 5.450 USD/tấn.
Ở trong nước, giá thu mua hồ tiêu nội địa của Việt Nam tăng mạnh vào cuối tháng 8 do VND mất giá so với USD. Tại Tp.HCM, giá tiêu đen tăng từ 65,5 nghìn đồng/kg lên 75,5 nghìn đồng/kg; giá tiêu trắng tăng 2%. Xu hướng này dự báo sẽ giữ vững cho tới các tháng cuối năm vì nguồn cung hồ tiêu còn lại cho xuất khẩu trong nửa cuối năm 2010 rất hạn hẹp trong khi nhu cầu thế giới vẫn còn lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng hồ tiêu xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam xuống mức gần 132,5 nghìn tấn thấp hơn so với mức dự báo 135,3 nghìn tấn của tháng trước (năm 2009 đạt trên 134 nghìn tấn).
Thủy sản đối mặt khó khăn nguyên liệu
Sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 theo dự báo của FAO sẽ đạt mức 145,3 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái, chủ yếu là do sản lượng nuôi trồng tăng tới 3,1% so với năm 2009, trong khi sản lượng đánh bắt giảm khoảng 0,1%.
Sự phục hồi kinh tế ở một số nước, nhất là các nền kinh tế phát triển đã làm cho khối lượng thủy sản giao dịch toàn thế giới ước tính khoảng 52,8 triệu tấn, tăng nhẹ so với 52,5 triệu tấn của năm ngoái. Giá tôm năm 2010 đã lên tới gần 20 USD/kg, cao hơn nhiều so với mức 15 USD/kg của năm 2009.
Ở trong nước, sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm đã tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2009; nuôi trồng thủy sản đang vào mùa thu hoạch của năm với mức sản lượng khoảng 295 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng 8 tháng đầu năm lên con số hơn 1,7 triệu tấn, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trước nhu cầu lớn của thị trường thế giới, mức sản lượng này không đáp ứng được nhu cầu về chế biến và xuất khẩu của ngành.
Dù xuất khẩu thủy sản vào EU có sự suy giảm so với năm ngoái, thị trường Nhật Bản và Mỹ lại có mức tăng trưởng tới 20% so với năm 2009. Xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 ước đạt 460 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 lên 2,9 tỷ USD.
Phân tích xu hướng biến động của chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản và áp dụng mô hình kinh tế lượng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, giá trị xuất khẩu thủy sản của năm 2010 ước đạt gần 4,78 tỷ USD, cao hơn con số hơn 4,7 tỷ USD trong dự báo của tháng trước (năm 2009 là 4,25 tỷ USD), trong đó giá trị xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,384 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo tăng cả lượng và kim ngạch, hồ tiêu được giá, nhưng thủy sản, cà phê đang đối mặt với khó khăn về nguyên liệu, rớt giá… Bản tin dự báo tình hình thị trường một số loại nông sản cập nhật tháng 8 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những điều chỉnh đối với một số mặt hàng quan trọng.
Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,1 triệu tấn
Mặc dù sản xuất lúa gạo thế giới đang phải đối mặt với diễn biến thời tiết bất lợi, nhưng triển vọng thu hoạch trong năm nay vẫn ở mức khả quan. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng cung về lúa gạo thế giới niên vụ 2010/2011 có thể vẫn giữ mức dự báo 459,2 triệu tấn qui gạo. Khối lượng gạo giao dịch trong năm nay dự báo vẫn giữ ở mức 31,3 triệu tấn.
Trong khi đó, yếu tố bất lợi về thời tiết ở nhiều vùng, nhất là tiểu vùng sông Mê Kông, khiến một số nước lo ngại và tăng mức dự trữ cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Dự báo tồn kho toàn cầu cuối kỳ trong năm 2010/2011 ở mức 97,517 triệu tấn, tăng khoảng 0,9 triệu tấn so với 96,612 triệu tấn của tháng trước, chủ yếu do điều chỉnh tăng tồn kho tại Bangladesh, Miến Điện, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Như vậy khả năng thiếu hụt nguồn cung gạo thế giới trong những tháng cuối năm là khó xảy ra”, bản tin cho biết.
Ở trong nước, Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu như điều kiện sản xuất của vụ mùa không có những biến động lớn về thời tiết, sâu bệnh thì mức dự báo sản lượng lúa cả năm của nước ta sẽ tăng hơn so với năm ngoái ở mức 39,5-39,8 triệu tấn.
Thị trường lúa gạo trong nước đang chịu tác động của những yếu tố khách quan, chính sách lương thực của một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Căm-pu-chia hay Nga; đặc biệt là những thông tin về việc các doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8/2010 đạt 813.109 tấn, trị giá 302,215 triệu USD, nâng tổng khối lượng gạo xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt khoảng 4.773.342 tấn, trị giá hơn 2 tỷ USD.
Phân tích xu hướng biến động của khối lượng xuất khẩu gạo, áp dụng mô hình kinh tế lượng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam ước đạt mức 6,1 triệu tấn, tăng thêm 0,2 triệu tấn so với mức dự báo cũng của cơ quan này đưa ra vào quý 2 (năm 2009 là 5,96 triệu tấn).
Giá cà phê chưa khuyến khích sản xuất
Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/2011 vẫn sẽ đạt mức 133-135 triệu bao, mức dự trữ đầu vụ tới ở các nước xuất khẩu có thể sẽ thấp hơn mức 20,9 triệu bao đầu niên vụ 2009/2010, tuy nhiên, tiêu dùng cà phê toàn cầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay với mức 129 triệu bao.
Giá cà phê Arabica trong tháng 7 đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua, 1.810 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 9 và 1.829 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 11. Nhưng ngay sau đó, thị trường có sự điều chỉnh giảm tương đối mạnh trong các phiên giao dịch ngày 25 và 26/8 do các quỹ đầu cơ đẩy mạnh bán ra.
Tuy nhiên, giá cà phê trên cả hai sàn đã nhanh chóng phục hồi trở lại trong phiên giao dịch ngày 27/8 do nguồn cung khan hiếm và những lo lắng thời tiết khô ráo sẽ tổn hại đến vụ mùa cà phê tiếp theo ở Braxin. Hiện giá cà phê Robusta đang đứng ở mức 1.597 USD cent/lb, giá cà phê Arabica đứng ở mức 179.55 USD cent/lb.
Theo ông Nestor Osorio, giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê quốc tế, dù Braxin đang thu hoạch vụ mùa kỷ lục nhưng nguồn cung trong ngắn hạn vẫn bị hạn chế bởi Colombia và Trung Mỹ chưa thể đưa hàng ra thị trường cho đến tận tháng 11 và tháng 12. Do đó, giá cà phê trong ngắn hạn sẽ được hỗ trợ ở mức cao.
Ở trong nước, hiện tượng rụng quả non đối với cây cà phê Tây Nguyên, nạn sâu lạ tấn công lá cà phê tại Lâm Đồng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến năng suất của cây cà phê. Hơn nữa, do giá cà phê không mấy hấp dẫn đã khiến người dân không có sự chăm sóc đúng mức, do vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chắc chắn năng suất cà phê năm nay sẽ bị sụt giảm đáng kể.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 89,5 nghìn tấn cà phê trong tháng 7, đạt kim ngạch 137,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 7, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 750 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,06 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và 10,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê nhân xô ngày 25 và 26/8 chỉ còn 27,7-27,8 nghìn đồng/kg, giảm tới 2,4 nghìn đồng/kg so với giá ngày 24/8 và giảm 2,1 nghìn đồng/kg so với giá hồi đầu tháng 8. Tuy nhiên, giá cà phê trong nước cũng nhanh chóng tăng trở lại và hiện đang đạt mức 28,2–28,3 nghìn đồng/kg.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2010 có thể đạt con số 1,1 triệu tấn, tăng hơn chút ít so với dự báo trong tháng 7 (1,065 triệu tấn), nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo tại quý 2 (1,507 triệu tấn); kim ngạch xuất khẩu cả phê năm nay dự báo đạt 1,67 tỷ USD (năm 2009 là 1,18 triệu tấn và 1,73 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng tăng giá
Sản xuất hồ tiêu thế giới năm 2010 chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết hạn hán và sâu bệnh. Mức sản lượng dự báo đều giảm ở các nước sản xuất chính. Sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ giảm 30%; Braxin dự báo giảm từ 30 - 40%; Indonesia giảm từ 30 - 35% so với năm ngoái.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định, sản lượng tiêu của Việt Nam năm 2010 ước đạt 90 nghìn tấn, giảm 20% so với năm 2009 do ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết bất lợi, đặc biệt là tình hình hạn hán ở khu vực Tây Nguyên .
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tính đến nửa đầu tháng 8/2010 đạt hơn 87 ngàn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 286 triệu USD. Giá tiêu xuất khẩu vẫn đang ở mức cao, giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 3.247 USD/tấn, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2009. Hiện giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ổn định và ở mức tương đối cao, giá tiêu đen ở mức 3.675 USD/tấn, giá tiêu trắng xuất khẩu dao động từ 5.250 đến 5.450 USD/tấn.
Ở trong nước, giá thu mua hồ tiêu nội địa của Việt Nam tăng mạnh vào cuối tháng 8 do VND mất giá so với USD. Tại Tp.HCM, giá tiêu đen tăng từ 65,5 nghìn đồng/kg lên 75,5 nghìn đồng/kg; giá tiêu trắng tăng 2%. Xu hướng này dự báo sẽ giữ vững cho tới các tháng cuối năm vì nguồn cung hồ tiêu còn lại cho xuất khẩu trong nửa cuối năm 2010 rất hạn hẹp trong khi nhu cầu thế giới vẫn còn lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng hồ tiêu xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam xuống mức gần 132,5 nghìn tấn thấp hơn so với mức dự báo 135,3 nghìn tấn của tháng trước (năm 2009 đạt trên 134 nghìn tấn).
Thủy sản đối mặt khó khăn nguyên liệu
Sản lượng thủy sản thế giới năm 2010 theo dự báo của FAO sẽ đạt mức 145,3 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái, chủ yếu là do sản lượng nuôi trồng tăng tới 3,1% so với năm 2009, trong khi sản lượng đánh bắt giảm khoảng 0,1%.
Sự phục hồi kinh tế ở một số nước, nhất là các nền kinh tế phát triển đã làm cho khối lượng thủy sản giao dịch toàn thế giới ước tính khoảng 52,8 triệu tấn, tăng nhẹ so với 52,5 triệu tấn của năm ngoái. Giá tôm năm 2010 đã lên tới gần 20 USD/kg, cao hơn nhiều so với mức 15 USD/kg của năm 2009.
Ở trong nước, sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm đã tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2009; nuôi trồng thủy sản đang vào mùa thu hoạch của năm với mức sản lượng khoảng 295 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng 8 tháng đầu năm lên con số hơn 1,7 triệu tấn, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trước nhu cầu lớn của thị trường thế giới, mức sản lượng này không đáp ứng được nhu cầu về chế biến và xuất khẩu của ngành.
Dù xuất khẩu thủy sản vào EU có sự suy giảm so với năm ngoái, thị trường Nhật Bản và Mỹ lại có mức tăng trưởng tới 20% so với năm 2009. Xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 ước đạt 460 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 lên 2,9 tỷ USD.
Phân tích xu hướng biến động của chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản và áp dụng mô hình kinh tế lượng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, giá trị xuất khẩu thủy sản của năm 2010 ước đạt gần 4,78 tỷ USD, cao hơn con số hơn 4,7 tỷ USD trong dự báo của tháng trước (năm 2009 là 4,25 tỷ USD), trong đó giá trị xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,384 tỷ USD.