Xuất khẩu trước vận hội mới
Nhận định của các nhà quản lý và chuyên gia uy tín về cơ hội xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ "hậu" WTO
Xuất khẩu Việt Nam những năm vừa qua đã có b¬ước tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân gấp đôi tốc độ tăng trưởng của GDP ( 2005: 21,6%, 2006: 22,1%).
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất 39,6 tỷ USD, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 420 USD. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam đứng trên một vị thế mới: thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo đánh giá của Bộ Thương mại, vị thế này sẽ là một trong những nhân tố tác động mạnh đến cơ cấu xuất khẩu ngành hàng, đến sự chuyển dịch thị trường và sức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, cũng như mang lại cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều cơ hội và thách thức. Nắm bắt cơ hội, nhận diện những thách thức trong bối cảnh mới để xuất khẩu thành công là yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp hiện nay.
Trước yêu cầu đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại đã phối hợp tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2007”, một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam, kết hợp với Hội chợ Triển lãm Expo 2007. Chúng tôi xin trích một số ý kiến tiêu biểu của một số nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp tham gia diễn đàn trên…
Tập trung 5 định hướng xúc tiến xuất khẩu
(Ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại)
“Hiện nay Bộ Thương mại đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai năm định hướng chính sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, phối hợp với các đơn vị hữu quan đánh giá đúng tác động của công tác xúc tiến thương mại đối với hoạt động xuất khẩu trong năm qua và trên cơ sở đó tìm phương pháp tiếp cận mới trong điều hành công tác xúc tiến thương mại có hiệu quả. Yêu cầu đặt ra là phải gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với yêu cầu tăng trưởng xuất khẩu, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các mặt hàng, các điểm tăng trưởng mới có khả năng tăng trưởng xuất khẩu cao.
Thứ hai là đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Cơ quan này phải tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động thuận lợi hóa thương mại và cùng với Chính phủ, các cơ quan nhà nước Việt Nam đàm phán với các nhà chức trách nước sở tại tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu; tích cực nghiên cứu chính sách và xu hướng phát triển của thị trường gắn với thị trường khu vực và thị trường thế giới; đề xuất các chính sách, giải pháp đối với từng thị trường và đẩy mạnh cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nghiên cứu, thông tin, dự báo góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội thị trường, và làm cơ sở xây dựng chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Thứ ba là tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại và tranh chấp, khiếu kiện trong thương mại quốc tế nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của xuất khẩu. Các cơ quan thương vụ cập nhật và cung cấp đầy đủ thông tin quy định về thủ tục hải quan, quản lý chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu, chính sách thuế và phi thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam ở các nước sở tại để cung cấp cho doanh nghiệp và các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
Thứ tư là Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp và các doanh nghiệp FDI sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu để xem xét khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tìm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu.
Và thứ năm là đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại với các nước láng giềng, khai thác hiện quả lợi ích của các hiệp định thương mại khu vực mà nước ta tham gia”.
Tầm quan trọng của thị trường châu Á với xuất khẩu Việt Nam
(TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)
“Châu Á là thị trường truyền thống, gần gũi về địa lý, chi phí vận tải thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm và thiết lập được quan hệ nhất định với doanh nghiệp nhập khẩu của các nước đó.
Tuy vậy, cán cân thương mại của Việt Nam với nhiều nước châu Á hiện nay là âm, trong đó Việt Nam không những nhập siêu cao mà trong cơ cấu hàng hoá, Việt Nam chủ yếu xuất các nguyên vật liệu, sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp trong khi nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, trang, thiết bị, máy móc có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
Sau khi gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh đối với các sản phẩm của Việt Nam tăng lên ngay trên thị trường trong nước trong khi cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu tiếp tục diễn ra gay gắt. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, vận dụng chiến lược vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đối với từng mặt hàng và từng thị trường thích hợp. Có thể gợi ý một số phương hướng như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và trên từng sản phẩm, dịch vụ. Những công việc cần làm là: phân tích sự mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp và từng mặt hàng; đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, vận dụng công nghệ thông tin, áp dụng thương mại điện tử, đổi mới công nghệ nhằm giảm chi phi, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và vận hành chính phủ điện tử, chống tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu doanh nghiệp, giảm đáng kể chi phí kinh doanh về thời gian và tiền bạc.
Thứ hai, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, áp dụng chiến lược thị trường ngách. Đối với những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh trực diện, nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh, biến đối thủ thành đối tác, tham gia vào "chuỗi cung ứng" (supply-chain), "chuỗi giá trị" (value-chain), hợp tác với các hãng phân phối nhằm tranh thủ chuyển giao công nghệ, tập trung vào những công đoạn có năng lực cạnh tranh (như sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…
Đối với những mặt hàng khác, khi chưa thể cạnh tranh trực diện, cần áp dụng chiến lược "thị trường ngách", sản xuất các mặt hàng, chiếm lĩnh thị phần khác với đổi thủ cạnh tranh. Thí dụ như sản xuất hàng dệt may chất lượng cao hơn, chiếm lĩnh mảng thị phần khác so với đối thủ, hoặc nhằm vào thị trường khác như Trung Đông...”
Nhiều thách thức đối với nông sản, thực phẩm chế biến
(GS Võ Tòng Xuân - Đại học An Giang)
“Được Nhà nước tranh đấu để mình vào WTO, người nông dân Việt Nam coi như sẽ từ giã cái ao nhỏ ở làng để đi ra biển cả. Ra biển cả ai mà không ham? Nhiều tôm cá mặc tình mà đánh bắt. Nhưng biển cả cũng có nhiều sóng to, cá dữ, và nhiều khi cũng có hải tặc.
Nói về những cơ hội đối với ngành nông sản và thực phẩm chế biến sau khi vào WTO, trước hết, thị trường nông sản sẽ rộng mở. Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lãnh vực kinh doanh nông nghiệp, nhờ đó lao động Việt Nam, nhất là lao động nông nghiệp sẽ có thêm công ăn việc làm; người tiêu dùng Việt Nam sẽ mua được những sản phẩm vừa rẻ tiền hơn, vừa tốt bền hơn.
Những công ty siêu thị bán lẻ sẽ vào đầu tư tại các tỉnh, thành phố, và sẽ hợp đồng mua các nông thuỷ sản tươi sống hoặc chế biến của địa phương, tạo một thị trường rất có lợi cho nông dân Việt Nam. Ngoài ra, nông dân nghèo canh tác ở các vùng khó khăn sẽ có cơ may phát triển nhờ có những giống mới do các công ty quốc tế chuyên áp dụng công nghệ sinh học tạo ra.
Song những thách thức cũng không ít. Hiện nay, giá thành sản xuất của phần lớn các nông sản Việt Nam đều đắt hơn hàng nước ngoài mà chất lượng lại không bảo đảm, ngoại trừ một số mặt hàng thuỷ sản như cá tra. Giá thành sản xuất hàng của ta cao vì tốn nhiều chi phí, trả nhiều lệ phí, trả nhiều công gián tiếp.
Mặt khác, cách sản xuất cá thể một cách rất tự do, manh mún từng thửa ruộng, mảnh vườn nhỏ của nông dân ta không thể nào đáp ứng đơn đặt hàng mỗi lần hàng ngàn tấn sản phẩm của các công ty nước ngoài. Luật HTX của Nhà nước tuy đã có, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản không khuyến khích nông dân nghèo, nên nông dân không thích tham gia. Các giống cây con mới sẽ được nhập vào nước ta bán rất đắt, nhưng nông dân không thể tùy tiện nhân giống ra vì các công ty nước ngoài giữ quyền tác giả…
Đó là chưa kể, hàng hoá nông nghiệp Việt Nam thường không có nhãn hiệu uy tín quốc tế nên ít người biết và bán không được giá.
Đặc biệt, nguy cơ lớn nhất của chúng ta là khả năng cạnh tranh rất thấp. Hãy lấy thí dụ của bạn láng giềng Thái Lan. Ai viếng các chợ đầu mối ở ngoại ô Bangkok sẽ thấy hầu hết các nông sản Thái Lan đều rẻ hơn của quê nhà mình, từ gạo ngon cho đến các loại trái cây. Thậm chí trái thanh long, vốn xuất phát từ Bình thuận của nước ta mà khi trồng ở Thái Lan giá cũng rẻ hơn ta.
Nông sản Thái Lan đưa vào bán ở chợ biên giới Tây Nam phần lớn đều rẻ và ngon hơn hàng nội địa Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản nhất là: hàm lượng chất xám trong sản phẩm của nông dân chưa lớn nên giá thành sản phẩm vừa cao mà lại kém an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà nước, các doanh nghiệp, và nhân dân lao động Việt Nam phải quyết tâm cải tiến nâng cao trình độ mọi mặt để chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với những thách thức sẽ xảy đến khi ta gia nhập WTO. Như vậy, một cách gián tiếp, nhờ gia nhập WTO mà nhân dân ta mới có điều kiện sánh kịp với bầu bạn khắp nơi”.
Mạnh và yếu của xuất khẩu dịch vụ Việt Nam
(Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)
“Quá trình hội nhập của Việt Nam đang tạo ra những cơ hội mới cho các công ty dịch vụ hoạt động trong một môi trường cạnh tranh và cởi mở. Những cải cách về thể chế và hành chính phù hợp với những cam kết quốc tế tạo triển vọng dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các dịch vụ, và hoạt động kinh doanh sẽ có một sân chơi bình đẳng cả trên thị trường quốc tế và trong nước.
Các công ty dịch vụ Việt Nam cũng có thể mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình ra nước ngoài nhờ tự do hoá thương mại ở những nước đối tác và thông qua hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ. Về tầm trung hạn và dài hạn, họ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc đạt được giá trị gia tăng cao hơn về dịch vụ thông qua những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sử dụng công nghệ tốt hơn và nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Cũng có những đe doạ và thách thức lớn mà các công ty dịch vụ Việt Nam phải đối mặt. Hầu hết các công ty dịch vụ của Việt Nam đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ, mới được thành lập và yếu về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu quản lý chất lượng.
Môi trường hoạt động của các công ty hiện còn nhiều cản trở cho phát triển kinh doanh. Việt Nam đã có những cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ trong nhiều hiệp định quốc tế, khu vực và song phương, tuy nhiên vẫn thiếu những chính sách thích hợp nhằm phát triển thị trường dịch vụ nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các công ty dịch vụ trong nước.
Bên cạnh đó, chiến lược quốc gia phát triển dịch vụ chưa được hoàn thiện hoặc chưa được thực hiện tốt ở những lĩnh vực đã có chiến lược.
Nhìn chung, đối với xuất khẩu dịch vụ, cả doanh nghiệp và một số cơ quan nhà nước vẫn chưa hiểu rõ các điều khoản GATS của WTO, do đó, chưa nhìn nhận xuất khẩu dịch vụ cũng là một dạng xuất khẩu, chưa có nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dịch vụ, trừ một số ngành đặc biệt như du lịch, hàng không, viễn thông.
Mặt khác, những biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với WTO có thể đặt các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam vào thế bất lợi về cạnh tranh. Vì vậy các công ty dịch vụ Việt Nam đang rất cần một môi trường kinh doanh thích hợp, một hệ thống pháp luật và chính sách hỗ trợ.
Năm 2006, nước ta đã đạt được kim ngạch xuất khẩu cao hơn bao giờ hết- xấp xỉ 40 tỷ USD. Tuy nhiên, đóng góp của các ngành dịch vụ trong xuất khẩu của ta vẫn còn khá khiêm tốn, mới khoảng 15 %.
Liệu xuất khẩu dịch vụ của nước ta có thể cao hơn được không? Câu trả lời chắc chắn là “có”, miễn là chúng ta hiểu, xây dựng và thực hiện được một chiến lược đúng đắn cho xuất khẩu dịch vụ”.
Cơ chế giám sát xuất khẩu nào cho hàng Việt Nam?
(LS. Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
“Cho đến nay chưa có bất kỳ một định nghĩa hay cách hiểu thống nhất nào về “cơ chế giám sát xuất khẩu”.
Bản thân thuật ngữ “giám sát xuất khẩu” cũng không được sử dụng thống nhất. Việt Nam từ lâu đã duy trì các biện pháp kiểm soát khác nhau đối với hàng hoá xuất khẩu. Trong giai đoạn kinh tế bao cấp trước đây, hầu hết các hoạt động xuất khẩu đều phải xin cấp phép và/hoặc kiểm soát.
Hiện nay, khi hoạt động xuất khẩu thương mại được đẩy mạnh và khuyến khích, các thủ tục hành chính được giảm bớt, các chủ thể xuất khẩu tự chịu trách nhiệm về hàng hoá của mình, hình thức cấp phép vẫn được duy trì đối với một số loại hàng hoá đặc biệt (ví dụ văn hoá phẩm, một số loại tài nguyên thiên nhiên...).
Ngoài ra, còn có một loạt các hình thức kiểm soát (tự nguyện và bắt buộc) khác đối với hàng hoá xuất khẩu như kiểm soát chất lượng hàng hoá, đăng ký xuất khẩu, kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo yêu cầu…
Cũng giống như các nước khác, việc kiểm soát xuất khẩu nói trên của Việt Nam được thực hiện nhằm mục tiêu bảo vệ những lợi ích công cộng quan trọng (an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên…). Những biện pháp này có thể liên quan đến hoặc góp phần vào mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thương mại, nhưng chúng không phải được thiết kế vì và chỉ nhằm mục tiêu đối phó với những rào cản thương mại ở các thị trường xuất khẩu mà hàng hoá Việt Nam có thể phải đối mặt.
Nếu hiểu “cơ chế giám sát xuất khẩu” theo nghĩa một cơ chế mà Nhà nước thiết lập để kiểm soát các hoạt động xuất khẩu nhằm hạn chế nguy cơ bị áp dụng các rào cản thương mại ở nước nhập khẩu thì hầu như không tìm thấy một quốc gia nào có một “cơ chế” như vậy. Thực tế này có thể được giải thích bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, về phương pháp, khó có một cơ chế giám sát nào có thể áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu. Một cơ chế kiểm soát thống nhất, lâu dài đối với tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu là không tưởng, hoặc giả sử có một cơ chế như vậy thì cũng không thể có hiệu quả.
Thứ hai, về tính hiệu quả, sử dụng một cơ chế tĩnh để đối phó với những rủi ro động không bao giờ là đơn giản. Cũng như vậy, khó có thể chắc chắn về tính hiệu quả của việc áp dụng cơ chế giám sát xuất khẩu ổn định để đối phó với những loại rào cản thương mại vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau”.
Gắn thương hiệu với xuất khẩu
(Ông Vũ Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Hapro)
“Hiện chúng tôi đang thực hiện xuất khẩu hàng hoá đến thị trường 60 nước như Nhật Bản, Đông Nam Á, EU, châu Phi, châu Mỹ... Đưa thương hiệu của mình đến những thị trường này thành công là một trong những yêu cầu đầu tiên trước khi đặt các mục tiêu tăng trưởng trong xuất khẩu. Nhưng đó là cả một quá trình kiên trì, vất vả, và chúng tôi đã phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ.
Trước hết chúng tôi phải nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường gắn với các sản phẩm của Việt Nam, từ đó chúng tôi đưa ra những sản phẩm thích ứng; theo đó là một chiến lược phát triển thương hiệu tương ứng bởi vì thương hiệu phải gắn với sản phẩm, với dịch vụ, chứ không thể nói thương hiệu chung chung được.
Mặt khác, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều rất khó tính, ngoài những yêu cầu về sản phẩm còn phải đảm bảo được uy tín của thương hiệu. Hapro đặt ra quyết tâm là khi đã ký hợp đồng với các đối tác, cho dù giá cả trong nước có thay đổi, thậm chí có những lô hàng chúng tôi đã ký rồi có thể lỗ do biến động thị trường, nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hợp đồng để giữ uy tín với khách hàng. Tôi cho rằng đây là điểm mấu chốt thứ hai trong quá trình đưa thương hiệu ra nước ngoài.
Tất nhiên, khi ra nước ngoài, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn, gian nan. Bởi vì để mà xây dựng thương hiệu thành công trong xuất khẩu thì ngoài 2 điểm mấu chốt tôi vừa nêu trên, chúng ta cần phải có một mức chi phí tương xứng. Chúng ta cần phải có một quá trình nghiên cứu, tìm tòi và chi phí để cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đó ở nước ngoài không nhỏ...
Hiện tại, hàng hoá của Việt Nam nhìn chung vẫn chỉ được xuất chủ yếu qua trung gian thứ 3 mà chưa có vị trí tên tuổi trên thị trường. Tại sao vậy? Theo tôi là chúng ta phải làm sao để các thương nhân nước ngoài tin tưởng rằng khi đã ký với doanh nghiệp Việt Nam là có hàng đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt, thời hạn giao hàng đúng, giá cả hợp lý. Đặc biệt là phải khẳng định được một giá trị rằng khi họ tiếp cận thương hiệu của mình đồng nghĩa với những cam kết, đảm bảo đó.
Tại sao họ biết thừa đó là hàng do Việt Nam sản xuất mà họ vẫn mua qua Singapore hoặc một nước khác, phải chấp nhận mức giá cao hơn? Vì họ chưa yên tâm, thương hiệu mình vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin ở họ. Vậy thì, để xuất khẩu thành công, chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề này, tức là phải đưa thương hiệu ra nước ngoài và khẳng định được giá trị của nó”.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất 39,6 tỷ USD, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 420 USD. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam đứng trên một vị thế mới: thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo đánh giá của Bộ Thương mại, vị thế này sẽ là một trong những nhân tố tác động mạnh đến cơ cấu xuất khẩu ngành hàng, đến sự chuyển dịch thị trường và sức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, cũng như mang lại cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều cơ hội và thách thức. Nắm bắt cơ hội, nhận diện những thách thức trong bối cảnh mới để xuất khẩu thành công là yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp hiện nay.
Trước yêu cầu đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại đã phối hợp tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2007”, một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam, kết hợp với Hội chợ Triển lãm Expo 2007. Chúng tôi xin trích một số ý kiến tiêu biểu của một số nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp tham gia diễn đàn trên…
Tập trung 5 định hướng xúc tiến xuất khẩu
(Ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại)
“Hiện nay Bộ Thương mại đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai năm định hướng chính sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, phối hợp với các đơn vị hữu quan đánh giá đúng tác động của công tác xúc tiến thương mại đối với hoạt động xuất khẩu trong năm qua và trên cơ sở đó tìm phương pháp tiếp cận mới trong điều hành công tác xúc tiến thương mại có hiệu quả. Yêu cầu đặt ra là phải gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với yêu cầu tăng trưởng xuất khẩu, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các mặt hàng, các điểm tăng trưởng mới có khả năng tăng trưởng xuất khẩu cao.
Thứ hai là đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Cơ quan này phải tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động thuận lợi hóa thương mại và cùng với Chính phủ, các cơ quan nhà nước Việt Nam đàm phán với các nhà chức trách nước sở tại tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu; tích cực nghiên cứu chính sách và xu hướng phát triển của thị trường gắn với thị trường khu vực và thị trường thế giới; đề xuất các chính sách, giải pháp đối với từng thị trường và đẩy mạnh cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nghiên cứu, thông tin, dự báo góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội thị trường, và làm cơ sở xây dựng chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Thứ ba là tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại và tranh chấp, khiếu kiện trong thương mại quốc tế nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của xuất khẩu. Các cơ quan thương vụ cập nhật và cung cấp đầy đủ thông tin quy định về thủ tục hải quan, quản lý chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu, chính sách thuế và phi thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam ở các nước sở tại để cung cấp cho doanh nghiệp và các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
Thứ tư là Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp và các doanh nghiệp FDI sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu để xem xét khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tìm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu.
Và thứ năm là đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại với các nước láng giềng, khai thác hiện quả lợi ích của các hiệp định thương mại khu vực mà nước ta tham gia”.
Tầm quan trọng của thị trường châu Á với xuất khẩu Việt Nam
(TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)
“Châu Á là thị trường truyền thống, gần gũi về địa lý, chi phí vận tải thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm và thiết lập được quan hệ nhất định với doanh nghiệp nhập khẩu của các nước đó.
Tuy vậy, cán cân thương mại của Việt Nam với nhiều nước châu Á hiện nay là âm, trong đó Việt Nam không những nhập siêu cao mà trong cơ cấu hàng hoá, Việt Nam chủ yếu xuất các nguyên vật liệu, sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp trong khi nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, trang, thiết bị, máy móc có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
Sau khi gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh đối với các sản phẩm của Việt Nam tăng lên ngay trên thị trường trong nước trong khi cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu tiếp tục diễn ra gay gắt. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, vận dụng chiến lược vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đối với từng mặt hàng và từng thị trường thích hợp. Có thể gợi ý một số phương hướng như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và trên từng sản phẩm, dịch vụ. Những công việc cần làm là: phân tích sự mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp và từng mặt hàng; đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, vận dụng công nghệ thông tin, áp dụng thương mại điện tử, đổi mới công nghệ nhằm giảm chi phi, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và vận hành chính phủ điện tử, chống tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu doanh nghiệp, giảm đáng kể chi phí kinh doanh về thời gian và tiền bạc.
Thứ hai, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, áp dụng chiến lược thị trường ngách. Đối với những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh trực diện, nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh, biến đối thủ thành đối tác, tham gia vào "chuỗi cung ứng" (supply-chain), "chuỗi giá trị" (value-chain), hợp tác với các hãng phân phối nhằm tranh thủ chuyển giao công nghệ, tập trung vào những công đoạn có năng lực cạnh tranh (như sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…
Đối với những mặt hàng khác, khi chưa thể cạnh tranh trực diện, cần áp dụng chiến lược "thị trường ngách", sản xuất các mặt hàng, chiếm lĩnh thị phần khác với đổi thủ cạnh tranh. Thí dụ như sản xuất hàng dệt may chất lượng cao hơn, chiếm lĩnh mảng thị phần khác so với đối thủ, hoặc nhằm vào thị trường khác như Trung Đông...”
Nhiều thách thức đối với nông sản, thực phẩm chế biến
(GS Võ Tòng Xuân - Đại học An Giang)
“Được Nhà nước tranh đấu để mình vào WTO, người nông dân Việt Nam coi như sẽ từ giã cái ao nhỏ ở làng để đi ra biển cả. Ra biển cả ai mà không ham? Nhiều tôm cá mặc tình mà đánh bắt. Nhưng biển cả cũng có nhiều sóng to, cá dữ, và nhiều khi cũng có hải tặc.
Nói về những cơ hội đối với ngành nông sản và thực phẩm chế biến sau khi vào WTO, trước hết, thị trường nông sản sẽ rộng mở. Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lãnh vực kinh doanh nông nghiệp, nhờ đó lao động Việt Nam, nhất là lao động nông nghiệp sẽ có thêm công ăn việc làm; người tiêu dùng Việt Nam sẽ mua được những sản phẩm vừa rẻ tiền hơn, vừa tốt bền hơn.
Những công ty siêu thị bán lẻ sẽ vào đầu tư tại các tỉnh, thành phố, và sẽ hợp đồng mua các nông thuỷ sản tươi sống hoặc chế biến của địa phương, tạo một thị trường rất có lợi cho nông dân Việt Nam. Ngoài ra, nông dân nghèo canh tác ở các vùng khó khăn sẽ có cơ may phát triển nhờ có những giống mới do các công ty quốc tế chuyên áp dụng công nghệ sinh học tạo ra.
Song những thách thức cũng không ít. Hiện nay, giá thành sản xuất của phần lớn các nông sản Việt Nam đều đắt hơn hàng nước ngoài mà chất lượng lại không bảo đảm, ngoại trừ một số mặt hàng thuỷ sản như cá tra. Giá thành sản xuất hàng của ta cao vì tốn nhiều chi phí, trả nhiều lệ phí, trả nhiều công gián tiếp.
Mặt khác, cách sản xuất cá thể một cách rất tự do, manh mún từng thửa ruộng, mảnh vườn nhỏ của nông dân ta không thể nào đáp ứng đơn đặt hàng mỗi lần hàng ngàn tấn sản phẩm của các công ty nước ngoài. Luật HTX của Nhà nước tuy đã có, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản không khuyến khích nông dân nghèo, nên nông dân không thích tham gia. Các giống cây con mới sẽ được nhập vào nước ta bán rất đắt, nhưng nông dân không thể tùy tiện nhân giống ra vì các công ty nước ngoài giữ quyền tác giả…
Đó là chưa kể, hàng hoá nông nghiệp Việt Nam thường không có nhãn hiệu uy tín quốc tế nên ít người biết và bán không được giá.
Đặc biệt, nguy cơ lớn nhất của chúng ta là khả năng cạnh tranh rất thấp. Hãy lấy thí dụ của bạn láng giềng Thái Lan. Ai viếng các chợ đầu mối ở ngoại ô Bangkok sẽ thấy hầu hết các nông sản Thái Lan đều rẻ hơn của quê nhà mình, từ gạo ngon cho đến các loại trái cây. Thậm chí trái thanh long, vốn xuất phát từ Bình thuận của nước ta mà khi trồng ở Thái Lan giá cũng rẻ hơn ta.
Nông sản Thái Lan đưa vào bán ở chợ biên giới Tây Nam phần lớn đều rẻ và ngon hơn hàng nội địa Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản nhất là: hàm lượng chất xám trong sản phẩm của nông dân chưa lớn nên giá thành sản phẩm vừa cao mà lại kém an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà nước, các doanh nghiệp, và nhân dân lao động Việt Nam phải quyết tâm cải tiến nâng cao trình độ mọi mặt để chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với những thách thức sẽ xảy đến khi ta gia nhập WTO. Như vậy, một cách gián tiếp, nhờ gia nhập WTO mà nhân dân ta mới có điều kiện sánh kịp với bầu bạn khắp nơi”.
Mạnh và yếu của xuất khẩu dịch vụ Việt Nam
(Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)
“Quá trình hội nhập của Việt Nam đang tạo ra những cơ hội mới cho các công ty dịch vụ hoạt động trong một môi trường cạnh tranh và cởi mở. Những cải cách về thể chế và hành chính phù hợp với những cam kết quốc tế tạo triển vọng dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các dịch vụ, và hoạt động kinh doanh sẽ có một sân chơi bình đẳng cả trên thị trường quốc tế và trong nước.
Các công ty dịch vụ Việt Nam cũng có thể mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình ra nước ngoài nhờ tự do hoá thương mại ở những nước đối tác và thông qua hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ. Về tầm trung hạn và dài hạn, họ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc đạt được giá trị gia tăng cao hơn về dịch vụ thông qua những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sử dụng công nghệ tốt hơn và nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Cũng có những đe doạ và thách thức lớn mà các công ty dịch vụ Việt Nam phải đối mặt. Hầu hết các công ty dịch vụ của Việt Nam đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ, mới được thành lập và yếu về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu quản lý chất lượng.
Môi trường hoạt động của các công ty hiện còn nhiều cản trở cho phát triển kinh doanh. Việt Nam đã có những cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ trong nhiều hiệp định quốc tế, khu vực và song phương, tuy nhiên vẫn thiếu những chính sách thích hợp nhằm phát triển thị trường dịch vụ nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các công ty dịch vụ trong nước.
Bên cạnh đó, chiến lược quốc gia phát triển dịch vụ chưa được hoàn thiện hoặc chưa được thực hiện tốt ở những lĩnh vực đã có chiến lược.
Nhìn chung, đối với xuất khẩu dịch vụ, cả doanh nghiệp và một số cơ quan nhà nước vẫn chưa hiểu rõ các điều khoản GATS của WTO, do đó, chưa nhìn nhận xuất khẩu dịch vụ cũng là một dạng xuất khẩu, chưa có nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dịch vụ, trừ một số ngành đặc biệt như du lịch, hàng không, viễn thông.
Mặt khác, những biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với WTO có thể đặt các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam vào thế bất lợi về cạnh tranh. Vì vậy các công ty dịch vụ Việt Nam đang rất cần một môi trường kinh doanh thích hợp, một hệ thống pháp luật và chính sách hỗ trợ.
Năm 2006, nước ta đã đạt được kim ngạch xuất khẩu cao hơn bao giờ hết- xấp xỉ 40 tỷ USD. Tuy nhiên, đóng góp của các ngành dịch vụ trong xuất khẩu của ta vẫn còn khá khiêm tốn, mới khoảng 15 %.
Liệu xuất khẩu dịch vụ của nước ta có thể cao hơn được không? Câu trả lời chắc chắn là “có”, miễn là chúng ta hiểu, xây dựng và thực hiện được một chiến lược đúng đắn cho xuất khẩu dịch vụ”.
Cơ chế giám sát xuất khẩu nào cho hàng Việt Nam?
(LS. Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
“Cho đến nay chưa có bất kỳ một định nghĩa hay cách hiểu thống nhất nào về “cơ chế giám sát xuất khẩu”.
Bản thân thuật ngữ “giám sát xuất khẩu” cũng không được sử dụng thống nhất. Việt Nam từ lâu đã duy trì các biện pháp kiểm soát khác nhau đối với hàng hoá xuất khẩu. Trong giai đoạn kinh tế bao cấp trước đây, hầu hết các hoạt động xuất khẩu đều phải xin cấp phép và/hoặc kiểm soát.
Hiện nay, khi hoạt động xuất khẩu thương mại được đẩy mạnh và khuyến khích, các thủ tục hành chính được giảm bớt, các chủ thể xuất khẩu tự chịu trách nhiệm về hàng hoá của mình, hình thức cấp phép vẫn được duy trì đối với một số loại hàng hoá đặc biệt (ví dụ văn hoá phẩm, một số loại tài nguyên thiên nhiên...).
Ngoài ra, còn có một loạt các hình thức kiểm soát (tự nguyện và bắt buộc) khác đối với hàng hoá xuất khẩu như kiểm soát chất lượng hàng hoá, đăng ký xuất khẩu, kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo yêu cầu…
Cũng giống như các nước khác, việc kiểm soát xuất khẩu nói trên của Việt Nam được thực hiện nhằm mục tiêu bảo vệ những lợi ích công cộng quan trọng (an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên…). Những biện pháp này có thể liên quan đến hoặc góp phần vào mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thương mại, nhưng chúng không phải được thiết kế vì và chỉ nhằm mục tiêu đối phó với những rào cản thương mại ở các thị trường xuất khẩu mà hàng hoá Việt Nam có thể phải đối mặt.
Nếu hiểu “cơ chế giám sát xuất khẩu” theo nghĩa một cơ chế mà Nhà nước thiết lập để kiểm soát các hoạt động xuất khẩu nhằm hạn chế nguy cơ bị áp dụng các rào cản thương mại ở nước nhập khẩu thì hầu như không tìm thấy một quốc gia nào có một “cơ chế” như vậy. Thực tế này có thể được giải thích bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, về phương pháp, khó có một cơ chế giám sát nào có thể áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu. Một cơ chế kiểm soát thống nhất, lâu dài đối với tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu là không tưởng, hoặc giả sử có một cơ chế như vậy thì cũng không thể có hiệu quả.
Thứ hai, về tính hiệu quả, sử dụng một cơ chế tĩnh để đối phó với những rủi ro động không bao giờ là đơn giản. Cũng như vậy, khó có thể chắc chắn về tính hiệu quả của việc áp dụng cơ chế giám sát xuất khẩu ổn định để đối phó với những loại rào cản thương mại vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau”.
Gắn thương hiệu với xuất khẩu
(Ông Vũ Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Hapro)
“Hiện chúng tôi đang thực hiện xuất khẩu hàng hoá đến thị trường 60 nước như Nhật Bản, Đông Nam Á, EU, châu Phi, châu Mỹ... Đưa thương hiệu của mình đến những thị trường này thành công là một trong những yêu cầu đầu tiên trước khi đặt các mục tiêu tăng trưởng trong xuất khẩu. Nhưng đó là cả một quá trình kiên trì, vất vả, và chúng tôi đã phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ.
Trước hết chúng tôi phải nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường gắn với các sản phẩm của Việt Nam, từ đó chúng tôi đưa ra những sản phẩm thích ứng; theo đó là một chiến lược phát triển thương hiệu tương ứng bởi vì thương hiệu phải gắn với sản phẩm, với dịch vụ, chứ không thể nói thương hiệu chung chung được.
Mặt khác, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều rất khó tính, ngoài những yêu cầu về sản phẩm còn phải đảm bảo được uy tín của thương hiệu. Hapro đặt ra quyết tâm là khi đã ký hợp đồng với các đối tác, cho dù giá cả trong nước có thay đổi, thậm chí có những lô hàng chúng tôi đã ký rồi có thể lỗ do biến động thị trường, nhưng vẫn quyết tâm thực hiện hợp đồng để giữ uy tín với khách hàng. Tôi cho rằng đây là điểm mấu chốt thứ hai trong quá trình đưa thương hiệu ra nước ngoài.
Tất nhiên, khi ra nước ngoài, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn, gian nan. Bởi vì để mà xây dựng thương hiệu thành công trong xuất khẩu thì ngoài 2 điểm mấu chốt tôi vừa nêu trên, chúng ta cần phải có một mức chi phí tương xứng. Chúng ta cần phải có một quá trình nghiên cứu, tìm tòi và chi phí để cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đó ở nước ngoài không nhỏ...
Hiện tại, hàng hoá của Việt Nam nhìn chung vẫn chỉ được xuất chủ yếu qua trung gian thứ 3 mà chưa có vị trí tên tuổi trên thị trường. Tại sao vậy? Theo tôi là chúng ta phải làm sao để các thương nhân nước ngoài tin tưởng rằng khi đã ký với doanh nghiệp Việt Nam là có hàng đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt, thời hạn giao hàng đúng, giá cả hợp lý. Đặc biệt là phải khẳng định được một giá trị rằng khi họ tiếp cận thương hiệu của mình đồng nghĩa với những cam kết, đảm bảo đó.
Tại sao họ biết thừa đó là hàng do Việt Nam sản xuất mà họ vẫn mua qua Singapore hoặc một nước khác, phải chấp nhận mức giá cao hơn? Vì họ chưa yên tâm, thương hiệu mình vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin ở họ. Vậy thì, để xuất khẩu thành công, chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề này, tức là phải đưa thương hiệu ra nước ngoài và khẳng định được giá trị của nó”.