15:43 16/08/2024

1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu

Lưu Hà

Giữa một nơi không có gì, một ngôi nhà vườn độc đáo đã mọc lên trên một mảnh đất rộng 1.000 m2 được bao quanh bởi các đồn điền cao su và hồ tiêu của xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...

Ảnh: Hiroyuki Oki
Ảnh: Hiroyuki Oki

Được hoàn thành vào năm 2023, ngôi nhà có tổng chi phí chỉ khoảng 19.000 USD, nhờ vào việc sử dụng các vật liệu địa phương. Nằm "bên rìa công nghiệp hóa", cách TP.HCM 130 km, ngôi nhà này sở dĩ gây được sự chú ý là nhờ kết hợp ngôn ngữ của những lô đất lớn, những ngôi nhà hình hộp tối giản và những mặt phẳng ngang lớn như mái thép tạo bóng trên khắp các địa điểm.

Những ngôi nhà được tối ưu hóa về mặt kinh tế như thế này thường được xây dựng từ sự kết hợp của các vật liệu có sẵn bao gồm bê tông, gạch, thép, tre, vải tổng hợp và cây xanh - phản ánh bối cảnh xã hội rộng lớn hơn và sự phát triển đô thị nhanh chóng ở miền Nam Việt Nam, trái ngược với nguồn lực và công nghệ hạn chế.

Khi miền Nam Việt Nam trải qua sự phát triển đô thị nhanh chóng, đẩy các khu dân cư ra xa hơn do địa hình bằng phẳng và giá đất tăng ở các thành phố lớn, thì vùng ngoại ô hiện được coi là tiền tuyến của quá trình đô thị hóa. Chủ nhân căn nhà này đã mua lô đất rộng 1.000 mét vuông để xây một ngôi nhà nhỏ cho mẹ và anh trai. Theo thời gian, khu đất đã phát triển thành một môi trường tươi tốt với cây xanh, mái che bằng tre, trong khi những cây ăn quả non và cây ăn được tiếp tục phát triển trong hệ sinh thái địa phương.

Được hoàn thành vào năm 2023, ngôi nhà có tổng chi phí chỉ khoảng 19.000 USD, nhờ vào việc sử dụng các vật liệu địa phương. 
Được hoàn thành vào năm 2023, ngôi nhà có tổng chi phí chỉ khoảng 19.000 USD, nhờ vào việc sử dụng các vật liệu địa phương. 

Với ngân sách hạn chế, các kiến trúc sư đến từ Studio Anettai quyết định tạo nên một ngôi nhà chỉ chiếm 5% diện tích đất, để lại 95% còn lại là không gian mở. “Để tận dụng tối đa những gì đang có sẵn ngay trước mắt tại thời điểm này và tạo ra một môi trường sống rộng lớn, cởi mở và rẻ nhất có thể, chúng tôi đã sử dụng một thứ ngôn ngữ kiến trúc được gọi là công nghiệp ngoại ô hiện đại,” nhóm kiến trúc sư nói.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thiết kế này bao gồm các ranh giới không gian mơ hồ và xếp lớp thay vì xác định một đường nét đơn lẻ cố định cho một khu vực bao quanh. Để nhấn mạnh điều này, các kiến ​​trúc sư sử dụng nhiều yếu tố khác nhau như mái che, bạt che ngoài trời, bề mặt tự nhiên và bóng râm của cây xanh.

Một cấu trúc bê tông với các bức tường khối định hình không gian bên trong của ngôi nhà, trong khi mái thép nổi nhô ra để tạo ra khu vực ăn uống và bếp mở. Hệ thống mái đôi này giúp giảm đáng kể bức xạ nhiệt mặt trời và nguy cơ rò rỉ nước đồng thời thúc đẩy thông gió tự nhiên phía trên khu vực sinh hoạt. Studio Anettai lắp các cửa trượt lớn giữa các cột, giúp mở rộng không gian sinh hoạt ra cảnh quan xung quanh một cách liền mạch.

1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 1
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 2
 
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 3
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 4
 
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 5
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 6
 

Một lưới kết cấu, dựa trên mô-đun khối bê tông rộng 390mm, trải dài trên toàn bộ lô đất, với một “khu rừng” cột thép được dựng lên để hỗ trợ cấu trúc. Các ống thép sản xuất hàng loạt, được cắt và chôn vào móng bê tông đủ sâu, tạo thành khung để có thể lắp đặt bạt che bằng lưới. Vì có thể dễ dàng tháo rời và di chuyển bằng tay nên gia chủ có thể điều chỉnh bóng râm theo ý muốn, tùy theo góc chiếu sáng mặt trời thay đổi từ nam ra bắc trong mùa khô và mùa mưa, từ đó tạo ra hiệu ứng bóng đổ thú vị theo thời gian trong ngày.

Học hỏi từ “sự bình thường”, các kiến trúc sự đã tìm cách tạo ra một ngôi nhà bằng cách kết hợp các vật liệu thông thường rồi để gia chủ tự do lấp đầy không gian sống bằng võng, giường gỗ, rèm vải, ghế thư giãn…. Chính bản thân gia chủ đã mô tả toàn bộ không gian này là "1.000m2 nhà, chứ không phải là 100m2 nhà và phần còn lại". Trong khi đó, các kiến trúc sư tin rằng việc chấp nhận một loạt các yếu tố không hoàn hảo như vậy sẽ tạo ra một môi trường bền vững, trái ngược với những gì đang xảy ra ở đô thị hiện đại, và sẽ trở thành một xu hướng tương lai cho các vùng ngoại ô.

1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 7
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 8
 
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 9
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 10
 
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 11
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 12
 

Takahito Yamada, 35 tuổi, là người sáng lập văn phòng thiết kế kiến trúc Studio Anettai. Anh được biết đến với những công trình mang hơi thở nhiệt đới ở TP.HCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nhật Bản, và một số quốc gia khác… Takahito cùng các cộng sự của mình ở Studio Anettai cũng là tác giả thiết kế của 3 quán thuộc chuỗi “cà phê giường” Chidori – Coffee in Bed độc đáo ở TP.HCM. Trong số đó, quán Chidori ở quận 1 là một trong những dự án thể hiện rõ triết lý của họ: thiết kế kiến trúc bằng sự học hỏi từ cảnh quan đô thị và văn hoá Việt Nam, cũng như cách ứng xử của người Việt Nam.

Ngay khi còn học kiến trúc ở Nhật, Takahito bắt đầu tìm hiểu về các nước Ðông Nam Á rồi cơ duyên đưa đẩy anh được nhận vào làm thực tập sinh ở công ty của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa. Kết thúc kỳ thực tập, Takahito lại được tiếp tục làm việc khoảng 5 năm trước khi “ra riêng” và thành lập văn phòng thiết kế của mình. Hiện tại, đội ngũ của Studio Anettai có 5 người cả Việt và Nhật cùng làm việc với nhau.

1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 13
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 14
 
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 15
1.000m2 nhà không hoàn hảo tại ngoại ô Vũng Tàu - Ảnh 16
 

Takahito chia sẻ một trong những “hiểu lầm” mà anh hay gặp phải khi làm việc ở Việt Nam là mọi người hay “mặc định” là anh thiết kế theo phong cách Nhật. “Chúng tôi học thiết kế ở Nhật nhưng không phải chúng tôi chuyên về phong cách Nhật. Mỗi môi trường, mỗi văn hóa sẽ có một bản sắc khác nhau, chúng tôi học cái tinh thần cốt lõi và khi làm việc thì chúng tôi muốn vận dụng những điều đó với văn hóa Việt Nam”, anh giải thích.

Một điều nữa khiến anh kiến trúc sư người Nhật khá bối rối khi mới làm việc với khách hàng Việt Nam ở những năm đầu, là người Việt thích trang hoàng không gian với thật nhiều đồ đạc. Từ chỗ hơi “sốc” khi thấy không gian mình thiết kế khác hẳn dáng vẻ trên bản vẽ, giờ đây Takahito dần nhận ra rằng “nhà ở” không phải là một căn hộ mẫu, mà đó là những bằng chứng cho thấy người ta thực sự sống trong kiến trúc đó như thế nào.

“Chúng tôi thấy thú vị và nghĩ mình nên tôn trọng điều đó”, Takahito nói. Dần dần, anh cũng cũng muốn tạo ra các thiết kế mà khách hàng có thể điều chỉnh khi dọn vào ở, những công trình mà thực sự “sống” và “động” cùng dòng thời gian của gia chủ. Cuộc sống của Takahito ở Việt Nam đã bước sang năm thứ 10, nhưng anh nói mình vẫn còn có ý định ở đây lâu dài. Hiện tại, Takahito cũng đã mở rộng quy mô công việc ra ngoài Việt Nam và Nhật Bản tới nhiều nước, trong đó có Ấn Độ.