Bối rối quản lý game online
Nơi phạt, nơi không, sở “mạnh tay”, bộ “chưa ý kiến”... Việc quản lý game online hiện nay có vẻ còn thiếu thống nhất
Nơi phạt, nơi không, sở “mạnh tay”, bộ “chưa ý kiến”... Việc quản lý game online hiện nay có vẻ còn thiếu thống nhất.
Có thể coi, Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM là đơn vị điển hình nhất trong việc mạnh tay xử lý game online (trò chơi trực tuyến) có tính chất bạo lực và kích động bạo lực trong nửa năm qua.
Theo báo cáo tổng kết của Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, sau 5 tháng, Sở này đã cho ngừng hoạt động của 20 trò chơi, trong đó có 18 trò chơi mang nội dung bạo lực. Sở cũng đã yêu cầu 9 doanh nghiệp loại bỏ tính năng đối kháng khỏi 29 trò chơi kiếm hiệp.
Một trong những yếu tố chính làm căn cứ để Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM mạnh tay như trên là yếu tố nội dung mang tính chất kích động bạo lực của một số game, như Biệt đội thần tốc (của Vinagame), Đặc nhiệm anh hùng (của FPT) và Đột kích (của VTC Intecom).
Trong khi đó, tại khu vực miền Bắc, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng là đơn vị rầm rộ thực hiện các đợt ra quân thanh kiểm tra và xử phạt đối với các đơn vị vi phạm các qui định về hoạt động game online trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc họp, các đợt ra quân và tổng kết kết quả thực hiện, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng chỉ xoay quanh vào việc xử lý các vi phạm của đại lý Internet, chủ yếu là địa điểm gần trường học, mà ít đề cập đến các yếu tố nội dung của game online để căn cứ xử phạt, cũng như rất ít đề cập đến các game có yếu tố kích động cần loại bỏ ra sao.
Điều trên cho thấy, những yếu tố, căn cứ quản để lý game online ngay giữa hai thành phố lớn nhất nước cũng chưa có sự đồng nhất với nhau.
Đặc biệt, có những trò chơi mà Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM xử phạt, như Đột kích của VTC Intecom, thì tại nhiều tỉnh thành khác vẫn hoạt động bình thường.
Tại cuộc họp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về game online, ông Bùi Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm Kinh doanh cố định Viettel Telecom nói, việc tại địa bàn Tp.HCM, cơ quan chức năng yêu cầu cấm game Đột kích, nhưng những địa phương khác lại không cấm, hay việc quy định giờ giấc hạn chế game của mỗi địa phương có khác nhau… đã dồn đơn vị cung cấp đường truyền Internet vào thế bí.
“Chúng tôi không thể cắt chỗ này lại bỏ chỗ kia được, như thế sẽ là không công bằng, rất vô lý”, ông Huy nói.
Chờ quan điểm
Có thể thấy, trong việc đưa ra các quy định, giải pháp chung nhằm thống nhất việc quản lý game online trên địa bàn cả nước, thì cơ quan quản lý cầm trịch là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, không hiểu vì lý do gì mà khi Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM xử phạt các game mà Bộ đã cấp phép nhưng Bộ vẫn không có ý kiến đồng tình hay phản đối, để Sở có thể điều chỉnh lại, hoặc để góp phần nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước.
Ông Hà cũng cho rằng, ngay cả khi Sở đã kiến nghị Bộ phải xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ bạo lực trong các trò chơi Bộ đã cấp phép, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp ngưng cung cấp trò chơi trực tuyến từ 22h - 8h sáng hôm sau cho tất cả người sử dụng, thì đến giờ, Bộ vẫn “bặt vô âm tín”.
Cũng có thể, một lý do khách quan là Bộ chưa có các cơ sở dữ liệu căn cứ xác định tính chất vi phạm, chưa có tổng kết thống kê, kiểm tra kiểm soát, chưa có thời gian, thiếu nhân lực để xác minh... nên chưa kịp đưa ra các quan điểm chỉ đạo.
Nhưng cũng có thể đặt câu hỏi vì lý do chủ quan nào đó mà Bộ chưa kịp thời đưa ra quan điểm của mình?
Theo Luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội, do vấn đề xử lý game online là cực kỳ phức tạp, cả về mặt pháp luật, kỹ thuật, nhu cầu giải trí..., nên trước mắt cần phải có một cơ quan chuyên biệt quản lý về game online, và thành viên trong cơ quan này phải là những chuyên gia về game để quản lý được những hoạt động trong lĩnh vực vốn có nhiều phức tạp về kỹ thuật và mới mẻ như game online.
Hay, liệu có phải Bộ Thông tin và Truyền thông còn đang yếu ở những khâu này?
Có thể coi, Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM là đơn vị điển hình nhất trong việc mạnh tay xử lý game online (trò chơi trực tuyến) có tính chất bạo lực và kích động bạo lực trong nửa năm qua.
Theo báo cáo tổng kết của Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, sau 5 tháng, Sở này đã cho ngừng hoạt động của 20 trò chơi, trong đó có 18 trò chơi mang nội dung bạo lực. Sở cũng đã yêu cầu 9 doanh nghiệp loại bỏ tính năng đối kháng khỏi 29 trò chơi kiếm hiệp.
Một trong những yếu tố chính làm căn cứ để Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM mạnh tay như trên là yếu tố nội dung mang tính chất kích động bạo lực của một số game, như Biệt đội thần tốc (của Vinagame), Đặc nhiệm anh hùng (của FPT) và Đột kích (của VTC Intecom).
Trong khi đó, tại khu vực miền Bắc, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng là đơn vị rầm rộ thực hiện các đợt ra quân thanh kiểm tra và xử phạt đối với các đơn vị vi phạm các qui định về hoạt động game online trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc họp, các đợt ra quân và tổng kết kết quả thực hiện, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng chỉ xoay quanh vào việc xử lý các vi phạm của đại lý Internet, chủ yếu là địa điểm gần trường học, mà ít đề cập đến các yếu tố nội dung của game online để căn cứ xử phạt, cũng như rất ít đề cập đến các game có yếu tố kích động cần loại bỏ ra sao.
Điều trên cho thấy, những yếu tố, căn cứ quản để lý game online ngay giữa hai thành phố lớn nhất nước cũng chưa có sự đồng nhất với nhau.
Đặc biệt, có những trò chơi mà Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM xử phạt, như Đột kích của VTC Intecom, thì tại nhiều tỉnh thành khác vẫn hoạt động bình thường.
Tại cuộc họp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về game online, ông Bùi Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm Kinh doanh cố định Viettel Telecom nói, việc tại địa bàn Tp.HCM, cơ quan chức năng yêu cầu cấm game Đột kích, nhưng những địa phương khác lại không cấm, hay việc quy định giờ giấc hạn chế game của mỗi địa phương có khác nhau… đã dồn đơn vị cung cấp đường truyền Internet vào thế bí.
“Chúng tôi không thể cắt chỗ này lại bỏ chỗ kia được, như thế sẽ là không công bằng, rất vô lý”, ông Huy nói.
Chờ quan điểm
Có thể thấy, trong việc đưa ra các quy định, giải pháp chung nhằm thống nhất việc quản lý game online trên địa bàn cả nước, thì cơ quan quản lý cầm trịch là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, không hiểu vì lý do gì mà khi Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM xử phạt các game mà Bộ đã cấp phép nhưng Bộ vẫn không có ý kiến đồng tình hay phản đối, để Sở có thể điều chỉnh lại, hoặc để góp phần nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước.
Ông Hà cũng cho rằng, ngay cả khi Sở đã kiến nghị Bộ phải xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ bạo lực trong các trò chơi Bộ đã cấp phép, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp ngưng cung cấp trò chơi trực tuyến từ 22h - 8h sáng hôm sau cho tất cả người sử dụng, thì đến giờ, Bộ vẫn “bặt vô âm tín”.
Cũng có thể, một lý do khách quan là Bộ chưa có các cơ sở dữ liệu căn cứ xác định tính chất vi phạm, chưa có tổng kết thống kê, kiểm tra kiểm soát, chưa có thời gian, thiếu nhân lực để xác minh... nên chưa kịp đưa ra các quan điểm chỉ đạo.
Nhưng cũng có thể đặt câu hỏi vì lý do chủ quan nào đó mà Bộ chưa kịp thời đưa ra quan điểm của mình?
Theo Luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội, do vấn đề xử lý game online là cực kỳ phức tạp, cả về mặt pháp luật, kỹ thuật, nhu cầu giải trí..., nên trước mắt cần phải có một cơ quan chuyên biệt quản lý về game online, và thành viên trong cơ quan này phải là những chuyên gia về game để quản lý được những hoạt động trong lĩnh vực vốn có nhiều phức tạp về kỹ thuật và mới mẻ như game online.
Hay, liệu có phải Bộ Thông tin và Truyền thông còn đang yếu ở những khâu này?