“Cá chết do độc tố, nhưng chưa biết từ đâu”
Các cơ quan chức năng hứa sẽ sớm tìm ra nguồn gốc của những độc tố có trong nước biển khiến cá chết hàng loạt trong thời gian qua
“Nguyên nhân dẫn đến cá biển và các con nuôi gần biển chết hàng loạt không liên quan đến dịch bệnh nguy hiểm hay hiện tượng suy giảm nồng độ ôxy trong nước mà do độc tố cực mạnh từ môi trường”.
Đó là kết luận được các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương đưa ra sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu cá chết tại các tỉnh ven biển miền Trung.
Hai luồng ý kiến
Tuy nhiên, tại cuộc họp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế diễn ra chiều 23/4 tại Hà Tĩnh, các cơ quan vẫn chưa thể tìm ra và công bố nguồn độc tố khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh nói trên là xuất phát từ đâu.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho hay, kết quả kiểm tra tại hiện trường cho thấy cá không bị nhiễm ký sinh trùng. Phân tích 18 mẫu vi khuẩn, 18 mẫu virus cũng thể hiện đây không phải tác nhân gây hiện tượng cá chết.
Tỉnh Quảng Bình kết luận nguyên nhân do nguồn nước bị ô nhiễm tại Hà Tĩnh theo dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo đẩy vào Quảng Bình.
Trong khi đó, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế xác định độ pH vùng đầm phá và ven biển tăng, thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến cá chết. Ngoài ra, tảo phát triển mạnh, kết hợp với độc khí ở đáy lồng tích tụ bốc lên khi nhiệt độ tăng cao trong thời điểm giao mùa dẫn đến thiếu oxy cục bộ làm cá chết nhanh.
Đại diện Cục Thú y cho hay, độc tố đó có thể là yếu tố về sinh học, hóa học, kim loại từ bên trong một cơ sở nào đó xả ra. Song, để xác định xem nó là yếu tố gì cần thời gian nghiên cứu, sớm nhất cũng phải 10 ngày từ khi lấy mẫu.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, tới đây cơ quan này sẽ khẩn trương phối hợp với nhiều bộ ngành kiểm tra, điều tra làm rõ độc tố xuất phát từ đâu.
Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân ở các địa phương có cá chết hàng loạt cần thu gom cá chết để tiêu hủy và không được dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên, khi không còn hiện tượng cá chết nữa thì có nghĩa là những sản phẩm thủy sản đó là an toàn và người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn Thừa Thiên - Huế Lê Trần Nguyên Hùng đặt vấn đ tại sao không bắt nguồn từ Nghệ An mà Hà Tĩnh và không tới Đà Nẵng? Về không gian thì cá chết từ Hà Tĩnh vào đến Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế. Chúng tôi nhận định đối với con cá chết chắc chắn là do trúng độc nhưng cái độc này có hai luồng.
Luồng thứ nhất là thải từ bờ, còn luồng thứ hai là chúng ta không loại trừ những người, những chiếc tàu trên biển.
Bởi, ngày 18/4, Thừa Thiên - Huế nhận được thông tin một con tàu nước ngoài xin cập bến tiếp nước ngọt. Bộ Tư lệnh Biên phòng đồng ý cho tàu vào. Khi vào thì kiểm tra trên con tàu đó không có lưới mà là tàu thu mua. Rồi phát hiện ra họ ở trên bờ cũng có người thu mua liên lạc với nhau, nhưng biên phòng không có cơ sở giam con tàu và các thuyền viên này?
Formosa đã được cấp phép xả thải?
Trước những thông tin về việc Công ty Hưng TNHH Gang thép Nghiệp Formosa xả trộm nước thải ra biển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, cho biết đây là đường ống công khai và đã được Bộ cấp phép, nước thải đã được xử lý theo chuẩn mới được xả thải ra biển.
“Đây là đường ống hợp pháp, chứ không phải phía công ty làm lén lút, được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh theo dõi hàng ngày”, Thứ trưởng Nhân nói.
Tuy nhiên, trả lời báo chí cách đây vài hôm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Dương Tùng lại khẳng định: “đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động”.
Về thông tin Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa sử dụng hóa chất tẩy rửa đường ống rồi xả ra biển, ông Khâu Nhân Kiệt - Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận, Formosa mới nhập về một lượng lớn hóa chất tẩy rửa, để tẩy đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Khi sử dụng, hóa chất này có pha với nước để làm loãng và sau khi rửa đường ống, đều được xử lý qua hệ thống mới cho thải ra biển.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Vũng Áng (Cục Hải Quan Hà Tĩnh) cũng xác nhận, trong thời gian qua Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện.
Đó là kết luận được các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương đưa ra sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu cá chết tại các tỉnh ven biển miền Trung.
Hai luồng ý kiến
Tuy nhiên, tại cuộc họp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế diễn ra chiều 23/4 tại Hà Tĩnh, các cơ quan vẫn chưa thể tìm ra và công bố nguồn độc tố khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh nói trên là xuất phát từ đâu.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho hay, kết quả kiểm tra tại hiện trường cho thấy cá không bị nhiễm ký sinh trùng. Phân tích 18 mẫu vi khuẩn, 18 mẫu virus cũng thể hiện đây không phải tác nhân gây hiện tượng cá chết.
Tỉnh Quảng Bình kết luận nguyên nhân do nguồn nước bị ô nhiễm tại Hà Tĩnh theo dòng hải lưu Bắc cực - Xích đạo đẩy vào Quảng Bình.
Trong khi đó, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế xác định độ pH vùng đầm phá và ven biển tăng, thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến cá chết. Ngoài ra, tảo phát triển mạnh, kết hợp với độc khí ở đáy lồng tích tụ bốc lên khi nhiệt độ tăng cao trong thời điểm giao mùa dẫn đến thiếu oxy cục bộ làm cá chết nhanh.
Đại diện Cục Thú y cho hay, độc tố đó có thể là yếu tố về sinh học, hóa học, kim loại từ bên trong một cơ sở nào đó xả ra. Song, để xác định xem nó là yếu tố gì cần thời gian nghiên cứu, sớm nhất cũng phải 10 ngày từ khi lấy mẫu.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, tới đây cơ quan này sẽ khẩn trương phối hợp với nhiều bộ ngành kiểm tra, điều tra làm rõ độc tố xuất phát từ đâu.
Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân ở các địa phương có cá chết hàng loạt cần thu gom cá chết để tiêu hủy và không được dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên, khi không còn hiện tượng cá chết nữa thì có nghĩa là những sản phẩm thủy sản đó là an toàn và người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn Thừa Thiên - Huế Lê Trần Nguyên Hùng đặt vấn đ tại sao không bắt nguồn từ Nghệ An mà Hà Tĩnh và không tới Đà Nẵng? Về không gian thì cá chết từ Hà Tĩnh vào đến Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế. Chúng tôi nhận định đối với con cá chết chắc chắn là do trúng độc nhưng cái độc này có hai luồng.
Luồng thứ nhất là thải từ bờ, còn luồng thứ hai là chúng ta không loại trừ những người, những chiếc tàu trên biển.
Bởi, ngày 18/4, Thừa Thiên - Huế nhận được thông tin một con tàu nước ngoài xin cập bến tiếp nước ngọt. Bộ Tư lệnh Biên phòng đồng ý cho tàu vào. Khi vào thì kiểm tra trên con tàu đó không có lưới mà là tàu thu mua. Rồi phát hiện ra họ ở trên bờ cũng có người thu mua liên lạc với nhau, nhưng biên phòng không có cơ sở giam con tàu và các thuyền viên này?
Formosa đã được cấp phép xả thải?
Trước những thông tin về việc Công ty Hưng TNHH Gang thép Nghiệp Formosa xả trộm nước thải ra biển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, cho biết đây là đường ống công khai và đã được Bộ cấp phép, nước thải đã được xử lý theo chuẩn mới được xả thải ra biển.
“Đây là đường ống hợp pháp, chứ không phải phía công ty làm lén lút, được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh theo dõi hàng ngày”, Thứ trưởng Nhân nói.
Tuy nhiên, trả lời báo chí cách đây vài hôm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Dương Tùng lại khẳng định: “đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động”.
Về thông tin Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa sử dụng hóa chất tẩy rửa đường ống rồi xả ra biển, ông Khâu Nhân Kiệt - Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận, Formosa mới nhập về một lượng lớn hóa chất tẩy rửa, để tẩy đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Khi sử dụng, hóa chất này có pha với nước để làm loãng và sau khi rửa đường ống, đều được xử lý qua hệ thống mới cho thải ra biển.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Vũng Áng (Cục Hải Quan Hà Tĩnh) cũng xác nhận, trong thời gian qua Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện.