Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng vượt chỉ tiêu cả năm
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3/2008 đã tăng tới 2,99% so với tháng trước
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3/2008 đã tăng tới 2,99% so với tháng trước.
Tính chung cả ba tháng đầu năm nay, CPI đã tăng 9,19% so với tháng 12/2007. Nếu so với quý 1/2007, CPI quý 1/2008 đã tăng 16,37%.
Như vậy, sau ba tháng đầu năm, CPI đã vượt xa chỉ tiêu 8,5% năm nay do Chính phủ đề ra.
Đóng góp vào tốc độ tăng cao của chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 này vẫn là các mặt hàng chủ lực. Giá lương thực đã tăng 10,5% so với tháng 2, trong khi dịch vụ ăn uống tăng 3,63%, với nguyên nhân được cho là do nguồn cung vẫn chưa được cải thiện. Thêm vào đó là giá các mặt hàng khác tăng cao cũng gây áp lực tăng giá lương thực, thực phẩm.
Nhóm dịch vụ đi lại, bưu điện tăng 5,76%. Chủ yếu sự tăng giá trong nhóm này là do tác động từ việc Chính phủ cho phép tăng giá xăng dầu cuối tháng 2.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh, ở mức 3,55%. Nhà đất tiếp tục là kênh hút vốn và chịu tác động của đầu cơ gây khan hiếm và đẩy giá lên cao.
So với tháng 2, CPI khu vực nông thôn tháng 3 này tăng cao hơn khu vực thành thị. Cụ thể, mức tăng khu vực nông thôn là 3,31%, trong khi đó, khu vực thành thị chỉ có 2,58%.
Nếu như CPI của khu vực Hà Nội và Tp.HCM chỉ tăng khoảng 1,9% so với tháng trước, các tỉnh như Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Cần Thơ đều tăng cao hơn nhiều, từ 3,4% đến 4,38%.
Tính chung cả ba tháng đầu năm nay, CPI đã tăng 9,19% so với tháng 12/2007. Nếu so với quý 1/2007, CPI quý 1/2008 đã tăng 16,37%.
Như vậy, sau ba tháng đầu năm, CPI đã vượt xa chỉ tiêu 8,5% năm nay do Chính phủ đề ra.
Đóng góp vào tốc độ tăng cao của chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 này vẫn là các mặt hàng chủ lực. Giá lương thực đã tăng 10,5% so với tháng 2, trong khi dịch vụ ăn uống tăng 3,63%, với nguyên nhân được cho là do nguồn cung vẫn chưa được cải thiện. Thêm vào đó là giá các mặt hàng khác tăng cao cũng gây áp lực tăng giá lương thực, thực phẩm.
Nhóm dịch vụ đi lại, bưu điện tăng 5,76%. Chủ yếu sự tăng giá trong nhóm này là do tác động từ việc Chính phủ cho phép tăng giá xăng dầu cuối tháng 2.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh, ở mức 3,55%. Nhà đất tiếp tục là kênh hút vốn và chịu tác động của đầu cơ gây khan hiếm và đẩy giá lên cao.
So với tháng 2, CPI khu vực nông thôn tháng 3 này tăng cao hơn khu vực thành thị. Cụ thể, mức tăng khu vực nông thôn là 3,31%, trong khi đó, khu vực thành thị chỉ có 2,58%.
Nếu như CPI của khu vực Hà Nội và Tp.HCM chỉ tăng khoảng 1,9% so với tháng trước, các tỉnh như Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Cần Thơ đều tăng cao hơn nhiều, từ 3,4% đến 4,38%.