Chia chiếc bánh 50 tỉ USD
Quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam có thể đạt mức 840.000-860.000 tỉ đồng (52,5-53,75 tỉ USD) trong ba năm tới
Quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam có thể đạt mức 840.000-860.000 tỉ đồng (52,5-53,75 tỉ USD) trong ba năm tới.
Đây là “chiếc bánh” mà các nhà đầu tư trong lĩnh vực phân phối đang rất quan tâm.
Hơn 50 tỉ USD chờ nhà phân phối
Quỹ tiêu dùng cuối cùng là một khái niệm trong thương mại, dùng để chỉ số lượng tiền mà người tiêu dùng có thể dành ra cho nhu cầu mua sắm hàng hóa. Thông thường tổng mức bán lẻ hàng hóa-dịch vụ, tức chi tiêu thực tế, chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu thương mại gần đây cho thấy tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam so với GDP thuộc loại cao so với các nước trong khu vực. Nếu tính từ năm 1996 tới năm 2005 thì tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam dao động trong khoảng 70-82%, trong khi Singapore là 56%, Malaysia 58% và Thái Lan 68%.
Tiến sĩ Từ Thanh Thủy, chuyên gia của Viện Nghiên cứu thương mại, cho biết trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng tiêu dùng của người Việt Nam đạt 7,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, chỉ có 1,4%.
“Dự báo tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP trong giai đoạn 2007-2010 luôn ở mức hơn 70% và tới năm 2010, sẽ có quy mô khoảng 840.000-860.000 tỉ đồng, một con số đáng để các nhà phân phối hàng hóa, dịch vụ trong và người nước quan tâm”, bà Thủy nói.
Theo đề án phát triển thương mại nội địa tới năm 2010 của Bộ Thương mại đã được Chính phủ phê duyệt, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người hàng tháng của Việt Nam từ năm 2006 tới năm 2010 tăng bình quân 10,57% mỗi năm. Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người mỗi tháng của cả nước đạt 657.800 đồng (xấp xỉ 41 USD).
Không chỉ tăng tiêu dùng mà xu hướng tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi. Bà Thủy cho biết trước đây, các mặt hàng xe máy, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị nghe nhìn được xem là đồ dùng cao cấp ở thành thị thì nay đã phổ biến ở các vùng nông thôn; còn ở thành thị, xu hướng mua sắm hàng hóa giá trị cao như xe ô tô, các loại hàng hiệu đang tăng nhanh.
Đặc biệt, người tiêu dùng trẻ đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng của các nước trong khu vực, nhất là người tiêu dùng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi khiến phương thức bán hàng cũng thay đổi theo. Nhóm hàng thực phẩm được phân phối ở siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng 150% mỗi năm. Trong khi đó, các hộ kinh doanh độc lập tuy tăng chỉ 30% nhưng vẫn chiếm tới 80% doanh thu.
Nhóm hàng mỹ phẩm và dược phẩm tiêu thụ nhiều nhất ở các cửa hàng chuyên doanh với tốc độ bán hàng tăng 12% mỗi năm. Nhóm hàng quần áo thời trang có tốc độ bán lẻ tăng bình quân 5% mỗi năm và phân phối qua rất nhiều kênh như chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hiệu.
Nhóm đồ gỗ và trang trí nội thất tiêu thụ nhiều ở các cửa hàng chuyên doanh theo chuỗi với tốc độ bán hàng tăng 29% mỗi năm so với 11% ở các cửa hàng độc lập.
Nhóm hàng điện tử, điện gia dụng thì Hà Nội và Tp.HCM chiếm 45% thị phần cả nước và đang có xu hướng lan mạnh về nông thôn. Loại hình phân phối phổ biến của nhóm hàng này là các siêu thị điện máy và cửa hàng chuyên doanh và qua mạng Internet.
Vì sao nhà đầu tư còn ngại?
Theo bà Thủy, tới năm 2010, tiêu thụ hàng hóa qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng chuyên doanh chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa, so với 6% hiện nay.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra Group) cho rằng các địa phương vẫn còn thiếu quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khiến các nhà đầu tư e ngại.
Ông dẫn chứng: “Satra đầu tư xây dựng một siêu thị miễn thuế ở cửa khẩu Mộc Bài thì chỉ vài ngày sau, một nhà đầu tư khác được cấp phép xây dựng siêu thị miễn thuế ngay sát bên. Việc cấp phép đầu tư như vậy sẽ dẫn đến cạnh tranh giết chết lẫn nhau, chứ không phải để tạo điều kiện phát triển”.
Tương tự, Satra Group đầu tư trung tâm thương mại trái cây trị giá hàng trăm tỉ đồng ở Tiền Giang, một dự án trọng điểm của ngành trái cây trong nước, thế nhưng không hiểu sao tỉnh Đồng Tháp giờ cũng xây dựng chợ đầu mối trái cây chỉ cách đó vài chục ki lô mét, khiến cả hai cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí đầu tư của doanh nghiệp.
Thực tế này đã được Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận. Bà Ngân cho biết hiện chỉ mới có 29 trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang xây dựng quy hoạch siêu thị, trung tâm thương mại. Và vì chưa có quy hoạch nên chính quyền các địa phương rất tùy tiện trong việc cấp phép đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại. Có trường hợp một doanh nghiệp được cấp phép đầu tư xây dựng một siêu thị, xây chưa xong thì bên kia đường một doanh nghiệp khác đang khởi công xây dựng một siêu thị khác.
“Vấn đề quan trọng nhất hiện nay để phát triển thương mại-dịch vụ là các địa phương phải quy hoạch hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại dựa trên nền tảng quy hoạch phát triển thương mại của cả nước. Có như vậy các nhà đầu tư mới dám bỏ vốn vào lĩnh vực này trước khi các tập đoàn siêu thị nước ngoài vào Việt Nam”, bà Ngân nói.
Theo Bộ Thương mại, từ 12 siêu thị và hai trung tâm thương mại vào năm 1995, tới nay cả nước đã có 250 siêu thị và 50 trung tâm thương mại. Bên cạnh đó còn có 27 siêu thị và 40 trung tâm thương mại đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 6% trong toàn bộ doanh số bán lẻ cả nước.
Đây là “chiếc bánh” mà các nhà đầu tư trong lĩnh vực phân phối đang rất quan tâm.
Hơn 50 tỉ USD chờ nhà phân phối
Quỹ tiêu dùng cuối cùng là một khái niệm trong thương mại, dùng để chỉ số lượng tiền mà người tiêu dùng có thể dành ra cho nhu cầu mua sắm hàng hóa. Thông thường tổng mức bán lẻ hàng hóa-dịch vụ, tức chi tiêu thực tế, chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu thương mại gần đây cho thấy tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng của Việt Nam so với GDP thuộc loại cao so với các nước trong khu vực. Nếu tính từ năm 1996 tới năm 2005 thì tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam dao động trong khoảng 70-82%, trong khi Singapore là 56%, Malaysia 58% và Thái Lan 68%.
Tiến sĩ Từ Thanh Thủy, chuyên gia của Viện Nghiên cứu thương mại, cho biết trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng tiêu dùng của người Việt Nam đạt 7,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, chỉ có 1,4%.
“Dự báo tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP trong giai đoạn 2007-2010 luôn ở mức hơn 70% và tới năm 2010, sẽ có quy mô khoảng 840.000-860.000 tỉ đồng, một con số đáng để các nhà phân phối hàng hóa, dịch vụ trong và người nước quan tâm”, bà Thủy nói.
Theo đề án phát triển thương mại nội địa tới năm 2010 của Bộ Thương mại đã được Chính phủ phê duyệt, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người hàng tháng của Việt Nam từ năm 2006 tới năm 2010 tăng bình quân 10,57% mỗi năm. Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người mỗi tháng của cả nước đạt 657.800 đồng (xấp xỉ 41 USD).
Không chỉ tăng tiêu dùng mà xu hướng tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi. Bà Thủy cho biết trước đây, các mặt hàng xe máy, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị nghe nhìn được xem là đồ dùng cao cấp ở thành thị thì nay đã phổ biến ở các vùng nông thôn; còn ở thành thị, xu hướng mua sắm hàng hóa giá trị cao như xe ô tô, các loại hàng hiệu đang tăng nhanh.
Đặc biệt, người tiêu dùng trẻ đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng của các nước trong khu vực, nhất là người tiêu dùng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi khiến phương thức bán hàng cũng thay đổi theo. Nhóm hàng thực phẩm được phân phối ở siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng 150% mỗi năm. Trong khi đó, các hộ kinh doanh độc lập tuy tăng chỉ 30% nhưng vẫn chiếm tới 80% doanh thu.
Nhóm hàng mỹ phẩm và dược phẩm tiêu thụ nhiều nhất ở các cửa hàng chuyên doanh với tốc độ bán hàng tăng 12% mỗi năm. Nhóm hàng quần áo thời trang có tốc độ bán lẻ tăng bình quân 5% mỗi năm và phân phối qua rất nhiều kênh như chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hiệu.
Nhóm đồ gỗ và trang trí nội thất tiêu thụ nhiều ở các cửa hàng chuyên doanh theo chuỗi với tốc độ bán hàng tăng 29% mỗi năm so với 11% ở các cửa hàng độc lập.
Nhóm hàng điện tử, điện gia dụng thì Hà Nội và Tp.HCM chiếm 45% thị phần cả nước và đang có xu hướng lan mạnh về nông thôn. Loại hình phân phối phổ biến của nhóm hàng này là các siêu thị điện máy và cửa hàng chuyên doanh và qua mạng Internet.
Vì sao nhà đầu tư còn ngại?
Theo bà Thủy, tới năm 2010, tiêu thụ hàng hóa qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng chuyên doanh chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa, so với 6% hiện nay.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra Group) cho rằng các địa phương vẫn còn thiếu quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khiến các nhà đầu tư e ngại.
Ông dẫn chứng: “Satra đầu tư xây dựng một siêu thị miễn thuế ở cửa khẩu Mộc Bài thì chỉ vài ngày sau, một nhà đầu tư khác được cấp phép xây dựng siêu thị miễn thuế ngay sát bên. Việc cấp phép đầu tư như vậy sẽ dẫn đến cạnh tranh giết chết lẫn nhau, chứ không phải để tạo điều kiện phát triển”.
Tương tự, Satra Group đầu tư trung tâm thương mại trái cây trị giá hàng trăm tỉ đồng ở Tiền Giang, một dự án trọng điểm của ngành trái cây trong nước, thế nhưng không hiểu sao tỉnh Đồng Tháp giờ cũng xây dựng chợ đầu mối trái cây chỉ cách đó vài chục ki lô mét, khiến cả hai cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí đầu tư của doanh nghiệp.
Thực tế này đã được Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận. Bà Ngân cho biết hiện chỉ mới có 29 trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang xây dựng quy hoạch siêu thị, trung tâm thương mại. Và vì chưa có quy hoạch nên chính quyền các địa phương rất tùy tiện trong việc cấp phép đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại. Có trường hợp một doanh nghiệp được cấp phép đầu tư xây dựng một siêu thị, xây chưa xong thì bên kia đường một doanh nghiệp khác đang khởi công xây dựng một siêu thị khác.
“Vấn đề quan trọng nhất hiện nay để phát triển thương mại-dịch vụ là các địa phương phải quy hoạch hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại dựa trên nền tảng quy hoạch phát triển thương mại của cả nước. Có như vậy các nhà đầu tư mới dám bỏ vốn vào lĩnh vực này trước khi các tập đoàn siêu thị nước ngoài vào Việt Nam”, bà Ngân nói.
Theo Bộ Thương mại, từ 12 siêu thị và hai trung tâm thương mại vào năm 1995, tới nay cả nước đã có 250 siêu thị và 50 trung tâm thương mại. Bên cạnh đó còn có 27 siêu thị và 40 trung tâm thương mại đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 6% trong toàn bộ doanh số bán lẻ cả nước.