“Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông tin về nội dung lấy phiếu tín nhiệm
Tại cuộc họp báo của Văn phòng Quốc hội về kỳ họp thứ 5, các câu hỏi chuyển tới Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ yếu tập trung vào nội dung lấy phiếu tín nhiệm mà Quốc hội dự kiến sẽ dành khoảng 3 ngày thực hiện công việc này.
Trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều bày tỏ với nhân dân nỗi lo lắng về lấy phiếu tín nhiệm sao cho phải đảm bảo được khách quan, chính xác. Ông có thể chia sẻ gì về tâm trạng này?
Lần đầu tiên, chúng ta thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là thực hiện theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Cách làm và quy trình làm thì đã có bản hướng dẫn rất rõ. Vậy làm thế nào để việc lấy phiếu hết sức khách quan, công tâm? Đây chính là vấn đề không chỉ là mong muốn của cử tri, nhân dân mà cũng là mong muốn của chúng tôi.
Vừa rồi Quốc hội đã yêu cầu các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm có bản báo cáo giải trình về kết quả công tác, đạo đức, tác phong của mình. Các bản báo cáo này đã gửi đến tất cả đại biểu Quốc hội trước 20 ngày theo đúng quy định.
Ngoài ra, để có thông tin nhiều chiều trước khi đánh giá tín nhiệm, các đại biểu căn cứ vào kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, căn cứ vào kết quả công tác thực tiễn của các chức danh mà đại biểu chứng kiến, đặc biệt là thông qua lắng nghe ý kiến nhân dân để có thể đánh giá chính xác.
Với những người đạt chỉ số tín nhiệm dưới 50% thì có thực hiện việc bãi nhiệm ngay hay không, thưa ông?
Nghị quyết số 35 của Quốc hội đã quy định rất rõ.
Ví dụ, trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp cùng cơ quan tham mưu về công tác cán bộ chuẩn bị các điều kiện về thủ tục và nhân sự báo cáo cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chậm nhất là vào kỳ họp tiếp theo, trừ trường hợp người đó có đơn xin từ chức và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được Quốc hội tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.
Trường hợp nào nhận được yêu cầu bằng văn bản của hơn 20% đại biểu Quốc hội hoặc có đề nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc một trong các ủy ban của Quốc hội thì phải đưa ra bỏ phiếu.
Như vậy những đối tượng nào rơi vào một trong các trường hợp như trên thì phải đưa ra bỏ phiếu bãi nhiệm.
Các chương trình nghị sự liên quan lấy phiếu tín nhiệm có họp công khai không, nếu họp kín thì ngay sau đó có thông cáo cho báo chí, dư luận biết không?
Tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về triển khai Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội sẽ thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu, sau đó sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Bàn thảo nội dung này chủ yếu là các đại biểu trao đổi, thảo luận ở đoàn, còn ở hội trường thì tiến hành bỏ phiếu, kiểm phiếu thôi. Quan trọng là kết quả sau khi lấy phiếu sẽ được công bố công khai trước cử tri, toàn dân.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng có nằm trong diện lấy phiếu tín nhiệm lần này không, thưa ông?
Việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt phải hội tụ đủ hai yếu tố.
Thứ nhất, người lấy phiếu tín nhiệm phải nằm trong 49 chức danh. Thứ hai, người giữ chức danh đó phải có thời gian công tác ít nhất một năm để đánh giá. Ai hội đủ hai điều kiện này thì sẽ đưa ra lấy phiếu tín nhiệm.
Do Bộ trưởng Bộ Tài chính miễn nhiệm từ trước khi Quốc hội lấy phiếu đánh giá, còn tân Bộ trưởng lại được bầu mới với thời gian quá ngắn, nên sẽ không đánh giá tín nhiệm chức danh này.
Trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều bày tỏ với nhân dân nỗi lo lắng về lấy phiếu tín nhiệm sao cho phải đảm bảo được khách quan, chính xác. Ông có thể chia sẻ gì về tâm trạng này?
Lần đầu tiên, chúng ta thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là thực hiện theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Cách làm và quy trình làm thì đã có bản hướng dẫn rất rõ. Vậy làm thế nào để việc lấy phiếu hết sức khách quan, công tâm? Đây chính là vấn đề không chỉ là mong muốn của cử tri, nhân dân mà cũng là mong muốn của chúng tôi.
Vừa rồi Quốc hội đã yêu cầu các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm có bản báo cáo giải trình về kết quả công tác, đạo đức, tác phong của mình. Các bản báo cáo này đã gửi đến tất cả đại biểu Quốc hội trước 20 ngày theo đúng quy định.
Ngoài ra, để có thông tin nhiều chiều trước khi đánh giá tín nhiệm, các đại biểu căn cứ vào kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, căn cứ vào kết quả công tác thực tiễn của các chức danh mà đại biểu chứng kiến, đặc biệt là thông qua lắng nghe ý kiến nhân dân để có thể đánh giá chính xác.
Với những người đạt chỉ số tín nhiệm dưới 50% thì có thực hiện việc bãi nhiệm ngay hay không, thưa ông?
Nghị quyết số 35 của Quốc hội đã quy định rất rõ.
Ví dụ, trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp cùng cơ quan tham mưu về công tác cán bộ chuẩn bị các điều kiện về thủ tục và nhân sự báo cáo cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chậm nhất là vào kỳ họp tiếp theo, trừ trường hợp người đó có đơn xin từ chức và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được Quốc hội tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.
Trường hợp nào nhận được yêu cầu bằng văn bản của hơn 20% đại biểu Quốc hội hoặc có đề nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc một trong các ủy ban của Quốc hội thì phải đưa ra bỏ phiếu.
Như vậy những đối tượng nào rơi vào một trong các trường hợp như trên thì phải đưa ra bỏ phiếu bãi nhiệm.
Các chương trình nghị sự liên quan lấy phiếu tín nhiệm có họp công khai không, nếu họp kín thì ngay sau đó có thông cáo cho báo chí, dư luận biết không?
Tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về triển khai Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội sẽ thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu, sau đó sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Bàn thảo nội dung này chủ yếu là các đại biểu trao đổi, thảo luận ở đoàn, còn ở hội trường thì tiến hành bỏ phiếu, kiểm phiếu thôi. Quan trọng là kết quả sau khi lấy phiếu sẽ được công bố công khai trước cử tri, toàn dân.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng có nằm trong diện lấy phiếu tín nhiệm lần này không, thưa ông?
Việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt phải hội tụ đủ hai yếu tố.
Thứ nhất, người lấy phiếu tín nhiệm phải nằm trong 49 chức danh. Thứ hai, người giữ chức danh đó phải có thời gian công tác ít nhất một năm để đánh giá. Ai hội đủ hai điều kiện này thì sẽ đưa ra lấy phiếu tín nhiệm.
Do Bộ trưởng Bộ Tài chính miễn nhiệm từ trước khi Quốc hội lấy phiếu đánh giá, còn tân Bộ trưởng lại được bầu mới với thời gian quá ngắn, nên sẽ không đánh giá tín nhiệm chức danh này.