Chứng khoán thế giới: Thách thức đến từ nước Mỹ
Ngày 27/3, thị trường chứng khoán thế giới hướng về Mỹ với hy vọng “sức khoẻ” của nền kinh tế Mỹ tốt hơn, nhưng
Ngày 27/3, thị trường chứng khoán thế giới hướng về Mỹ với hy vọng “sức khoẻ” của nền kinh tế Mỹ tốt hơn, nhưng...
Chứng khoán châu Á: Tâm điểm Trung Quốc
Chứng khoán châu Á tiếp tục đón nhận tin không vui khi hầu hết các chỉ số chính đều giảm điểm, đáng chú ý là chỉ Shanghai Composite của Trung Quốc giảm mạnh khi mất 5,42%.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 giảm 102,05 điểm, tương ứng -0,80 %, đóng cửa ở mức 12.604,58. Sự giảm điểm của chỉ số Nikkei 225 do những lo ngại liên quan đến giá nhiên liệu tăng lên và những dự báo về thu nhập của ngành ngân hàng có khả năng sẽ không đạt như dự báo.
Khác với màu đỏ của chứng khoán Nhật, tại Hồng Kông màu xanh hiện lên trên bảng điện tử khi chỉ số Hang Seng tăng 47,21%, tương đương với 0,21%, đóng cửa ở mức 22.664,22.
Cùng tăng điểm với chỉ số Hang Seng, chỉ số Straits Times của Singapore tăng điểm trở lại sau khi giảm điểm vào phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 1%.
Trong khi đó, các chỉ số lớn còn khác của châu Á đều giảm, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tiếp tục giảm 1,85%, chỉ số KOSPI Composite giảm 0,20%.
Đáng thất vọng nhất là chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc khi phiên này giảm mạnh với 5,42% “bốc hơi”. Kể từ ngày 28/12/2007, chỉ số Shanghai Composite đã giảm hơn 35%.
Chứng khoán Châu Âu: Tăng điểm nhờ "trợ cấp"
Chứng khoán châu Âu đã tăng hơn 1% khi 3 ngân hàng trung ương cam kết sẽ cung thêm tiền để tạo tính thanh khoản cho thị trường. Thông tin này đã giúp các cổ phiếu ngành tài chính tăng mạnh và thị trường đóng cửa ở mức cao nhất trong hai tuần qua.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 57,10 điểm, tương đương 1,01%, đóng cửa ở mức 5.717,50.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức đã đảo chiều so với phiên trước đó khi tăng 88,80 điểm, tương ứng với 1,37%, đóng cửa phiên giao dịch thứ Năm ở mức 6.578,06.
Chuyển qua thị trường Pháp, chỉ số CAC 40 tăng 42,85 điểm, tương ứng với 0,92%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 4.719,53.
Chứng khoán Mỹ: Nỗi lo từ khối ngân hàng
Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố mức tăng trưởng GDP trong quý 4 năm 2007 là 0,6%, đưa mức tăng trưởng GDP trong năm 2007 lên 2,5%.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại, tỷ lệ lạm phát năm 2007 tăng lên 2,2%. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh đã giảm đi 3,3% (không tính những khoản tiền thua lỗ cho hoạt động cho vay thế chấp địa ốc)
Một báo cáo khác từ Bộ lao động cho biết, trong tuần qua số người cần trợ cấp thất nghiệp đã giảm đi 9.000 người (nhưng tính chung số người thất nghiệp vẫn cao).
Tiếp đến, thông tin về những lo ngại liên quan đến ngân hàng đầu tư số 4 của Mỹ là Merrill Lynch và ngân hàng UBS phải tung ra khoản tiền lần lượt là 6 và 11 tỷ USD nhằm cứu vãn tình hình tín dụng đang xấu đi.
Trong khi đó giá dầu thô tại NYmex đóng cửa ở mức 107,17USD/thùng.
Những thông tin trên đã kéo các chỉ số xuống, đồng thời cổ phiếu khối ngân hàng cũng tụt mạnh. Hơn thế nữa, nó càng làm nỗi lo về sự sụp đổ thêm của một hay vài “đế chế” ngân hàng như trường hợp của Bear Stearns.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 120,4 điểm, tương đương -0,97%, đóng cửa ở mức 12.302,46.
Chỉ số Nasdaq có phiên giảm thứ hai khi mất đi 43,53 điểm, tương ứng với -1,8%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.280,83.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hôm thứ Năm giảm 15,37 điểm, tương đương -1,15%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.325,76 .
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định: còn quá sớm để khẳng định kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái khi 6 tháng cuối năm mới cho biết cụ thể “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ năm 2008.
Chứng khoán châu Á: Tâm điểm Trung Quốc
Chứng khoán châu Á tiếp tục đón nhận tin không vui khi hầu hết các chỉ số chính đều giảm điểm, đáng chú ý là chỉ Shanghai Composite của Trung Quốc giảm mạnh khi mất 5,42%.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 giảm 102,05 điểm, tương ứng -0,80 %, đóng cửa ở mức 12.604,58. Sự giảm điểm của chỉ số Nikkei 225 do những lo ngại liên quan đến giá nhiên liệu tăng lên và những dự báo về thu nhập của ngành ngân hàng có khả năng sẽ không đạt như dự báo.
Khác với màu đỏ của chứng khoán Nhật, tại Hồng Kông màu xanh hiện lên trên bảng điện tử khi chỉ số Hang Seng tăng 47,21%, tương đương với 0,21%, đóng cửa ở mức 22.664,22.
Cùng tăng điểm với chỉ số Hang Seng, chỉ số Straits Times của Singapore tăng điểm trở lại sau khi giảm điểm vào phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 1%.
Trong khi đó, các chỉ số lớn còn khác của châu Á đều giảm, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tiếp tục giảm 1,85%, chỉ số KOSPI Composite giảm 0,20%.
Đáng thất vọng nhất là chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc khi phiên này giảm mạnh với 5,42% “bốc hơi”. Kể từ ngày 28/12/2007, chỉ số Shanghai Composite đã giảm hơn 35%.
Chứng khoán Châu Âu: Tăng điểm nhờ "trợ cấp"
Chứng khoán châu Âu đã tăng hơn 1% khi 3 ngân hàng trung ương cam kết sẽ cung thêm tiền để tạo tính thanh khoản cho thị trường. Thông tin này đã giúp các cổ phiếu ngành tài chính tăng mạnh và thị trường đóng cửa ở mức cao nhất trong hai tuần qua.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 57,10 điểm, tương đương 1,01%, đóng cửa ở mức 5.717,50.
Trong khi đó chỉ số DAX của Đức đã đảo chiều so với phiên trước đó khi tăng 88,80 điểm, tương ứng với 1,37%, đóng cửa phiên giao dịch thứ Năm ở mức 6.578,06.
Chuyển qua thị trường Pháp, chỉ số CAC 40 tăng 42,85 điểm, tương ứng với 0,92%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 4.719,53.
Chứng khoán Mỹ: Nỗi lo từ khối ngân hàng
Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố mức tăng trưởng GDP trong quý 4 năm 2007 là 0,6%, đưa mức tăng trưởng GDP trong năm 2007 lên 2,5%.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại, tỷ lệ lạm phát năm 2007 tăng lên 2,2%. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh đã giảm đi 3,3% (không tính những khoản tiền thua lỗ cho hoạt động cho vay thế chấp địa ốc)
Một báo cáo khác từ Bộ lao động cho biết, trong tuần qua số người cần trợ cấp thất nghiệp đã giảm đi 9.000 người (nhưng tính chung số người thất nghiệp vẫn cao).
Tiếp đến, thông tin về những lo ngại liên quan đến ngân hàng đầu tư số 4 của Mỹ là Merrill Lynch và ngân hàng UBS phải tung ra khoản tiền lần lượt là 6 và 11 tỷ USD nhằm cứu vãn tình hình tín dụng đang xấu đi.
Trong khi đó giá dầu thô tại NYmex đóng cửa ở mức 107,17USD/thùng.
Những thông tin trên đã kéo các chỉ số xuống, đồng thời cổ phiếu khối ngân hàng cũng tụt mạnh. Hơn thế nữa, nó càng làm nỗi lo về sự sụp đổ thêm của một hay vài “đế chế” ngân hàng như trường hợp của Bear Stearns.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 120,4 điểm, tương đương -0,97%, đóng cửa ở mức 12.302,46.
Chỉ số Nasdaq có phiên giảm thứ hai khi mất đi 43,53 điểm, tương ứng với -1,8%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 2.280,83.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hôm thứ Năm giảm 15,37 điểm, tương đương -1,15%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.325,76 .
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định: còn quá sớm để khẳng định kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái khi 6 tháng cuối năm mới cho biết cụ thể “sức khoẻ” nền kinh tế Mỹ năm 2008.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.422,86 | 12.302,46 | -120,40 | -0,97 |
Nasdaq | 2.324,36 | 2.280,83 | -43,53 | -1,8 | |
S&P 500 | 1.341,13 | 1.325,76 | -15,37 | -1,15 | |
Anh | FTSE 100 | 5.660,40 | 5.717,50 | +57,10 | +1,01 |
Đức | DAX | 6.489,26 | 6.578,06 | +88,80 | +1,37 |
Pháp | CAC 40 | 4.676,68 | 4.719,53 | +42,85 | +0,92 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.768,02 | 8.605,95 | -162,07 | -1,85 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.706,63 | 12.604,58 | -102,05 | -0,80 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.617,01 | 22.664,22 | +47,21 | +0,21 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.679,67 | 1.676,24 | -3,43 | -0,20 |
Singapore | Straits Times | 2.995,22 | 3.025,20 | +29,98 | +1,00 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.606,86 | 3.411,49 | -195,36 | -5,42 |