“Đề án tái cơ cấu kinh tế nên được làm lại”
Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế vừa được phê duyệt đã nhận được đề nghị làm lại
"Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nên được làm lại", nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra đề nghị trong sự ngỡ ngàng của khá nhiều vị đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tại Nha Trang, ngày 5/4.
Ngỡ ngàng, bởi đây là đề án mới được phê duyệt vào ngày 19/2/2013 vừa qua, sau rất nhiều lần được các đại biểu Quốc hội “đòi nợ”.
Nhìn chủ đề "Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại" của diễn đàn, TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch cho rằng chính xác là 5 năm nhìn lại.
Bởi theo ông, ngay từ giữa năm 2008, tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa 12 ông đã cùng nhiều đại biểu đề nghị phải tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Song phải mất đến gần 5 năm đến nay mới có được bản đề án mà nhiều diễn giả đã chê "tơi tả".
Sáng 5/4, ngay buổi đầu tiên của diễn đàn, bước vào vị trí trình bày tham luận "Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại", TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương nói ngay, ông được “giao nhiệm vụ nhẹ nhàng”, vì đề tài này không có gì để nói cả.
Và chưa tập trung vào giải quyết vấn đề căn bản, chưa có những cải cách đáng kể, thực sự... là những nhận xét được ông dành cho các công việc đã làm để tái cơ cấu kinh tế.
Trước và sau trình bày của ông Cung, nhiều vị diễn giả khác cũng đã có những tiếp cận đa chiều về công việc được coi là hệ trọng này.
Để nói về quy trình ngược của tái cơ cấu nền kinh tế, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhắc đến câu chuyện “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”, khi các đề án thành phần về tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước lại ra đời trước đề án tổng thể.
Phê đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gần như là một văn bản định hướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển kể trước hội trường, một lần ông có hỏi Thủ tướng là kết quả sát nhập mấy tổ chức tín dụng thế nào, thì Thủ tướng không nói tốt cũng không nói xấu.
Sau khá nhiều phân tích về những bất cập của các vấn đề đã được triển khai, vị chuyên gia này làm cử tọa bật cười bằng câu kết “nếu như tiếp tục làm theo văn bản, đề án đã có thì sẽ không có kết quả”.
Đồng tình với nhiều nhận định của các diễn giả Việt Nam, ba vị đại diện của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam cũng đều cho rằng, đã đến lúc nên có cách nhìn mới mẻ và hành động mạnh mẽ hơn trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Đặt câu hỏi về vai trò của Quốc hội, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng các vị đại biểu Quốc hội cần có sự can thiệp giống như chất xúc tác vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Cho hay là càng nghe càng thấy có lý, dù các tham luận đều toát lên ý là quá trình tái cơ cấu đến nay chưa được kết quả gì, song ông Cao Sỹ Kiêm tỏ rõ sự phân vân. “Anh Tuyển từng tham mưu trực tiếp nhất cho Thủ tướng cũng nói là chưa được, khiến tôi nghe rất hoang mang”.
"Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nên được làm lại", ông Kiêm kiến nghị và nói thêm, "lúc ăn sáng có hỏi anh Tuyển là liệu có làm lại được đề án không thì anh Tuyển bảo được, sửa được".
Không tán thành việc viết lại ngay lập tức đề án tái cơ cấu, vì đã viết nhiều lần từ 2007 đến nay rồi, chuyên gia Võ Đại Lược cho rằng việc cần làm ngay là đổi mới tư duy ở cấp cao. “Tình hình hiện nay thì đồng ý là xấu nhưng mà tại ai? Không phải tại dân”, ông Lược nêu chính kiến.
Vị chuyên gia này cũng nêu ra một khái niệm mới như là căn nguyên cơ bản nhất của sự ì ạch trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đó chính là "tồn kho thể chế", khi có quá nhiều thể chế lạc hậu không được sửa.
Một cái rất cần sửa, theo ông Lược là ngân hàng trung ương phải độc lập, không phụ thuộc vào chính phủ. “Không nước nào theo mô hình đó mà lạm phát cao cả. Còn ở ta thì ông Chính phủ thiếu tiền bắt in thì làm sao mà chả bất ổn. Ta có rất nhiều thể chế cần cải cách, không nên thổi to cái đặc thù của Việt Nam để bóp méo các thể chế tiên tiến, vấn đề lớn nhất của quốc gia là tiến bộ và phát triển”, ông Lược nhấn mạnh.
Một nguyên nhân nữa, theo ông Lược là thiếu nhân tài trong bộ máy nhà nước. "Với chế độ tiền lương mà rất cả mọi người đều hiểu là không sống được mà vẫn sống đàng hoàng thì đương nhiên là có vấn đề", ông Lược nhấn mạnh.
Cuối cùng, vị chuyên gia này kết luận, nếu không đổi mới thể chế thì rất có thể bên ngoài sẽ coi Việt Nam là nước không muốn phát triển chứ không phải đang phát triển.
VnEconomy sẽ tiếp tục cập nhật những vấn đề đáng chú ý từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013.
Ngỡ ngàng, bởi đây là đề án mới được phê duyệt vào ngày 19/2/2013 vừa qua, sau rất nhiều lần được các đại biểu Quốc hội “đòi nợ”.
Nhìn chủ đề "Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại" của diễn đàn, TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch cho rằng chính xác là 5 năm nhìn lại.
Bởi theo ông, ngay từ giữa năm 2008, tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa 12 ông đã cùng nhiều đại biểu đề nghị phải tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Song phải mất đến gần 5 năm đến nay mới có được bản đề án mà nhiều diễn giả đã chê "tơi tả".
Sáng 5/4, ngay buổi đầu tiên của diễn đàn, bước vào vị trí trình bày tham luận "Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại", TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương nói ngay, ông được “giao nhiệm vụ nhẹ nhàng”, vì đề tài này không có gì để nói cả.
Và chưa tập trung vào giải quyết vấn đề căn bản, chưa có những cải cách đáng kể, thực sự... là những nhận xét được ông dành cho các công việc đã làm để tái cơ cấu kinh tế.
Trước và sau trình bày của ông Cung, nhiều vị diễn giả khác cũng đã có những tiếp cận đa chiều về công việc được coi là hệ trọng này.
Để nói về quy trình ngược của tái cơ cấu nền kinh tế, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhắc đến câu chuyện “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”, khi các đề án thành phần về tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước lại ra đời trước đề án tổng thể.
Phê đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gần như là một văn bản định hướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển kể trước hội trường, một lần ông có hỏi Thủ tướng là kết quả sát nhập mấy tổ chức tín dụng thế nào, thì Thủ tướng không nói tốt cũng không nói xấu.
Sau khá nhiều phân tích về những bất cập của các vấn đề đã được triển khai, vị chuyên gia này làm cử tọa bật cười bằng câu kết “nếu như tiếp tục làm theo văn bản, đề án đã có thì sẽ không có kết quả”.
Đồng tình với nhiều nhận định của các diễn giả Việt Nam, ba vị đại diện của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam cũng đều cho rằng, đã đến lúc nên có cách nhìn mới mẻ và hành động mạnh mẽ hơn trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Đặt câu hỏi về vai trò của Quốc hội, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng các vị đại biểu Quốc hội cần có sự can thiệp giống như chất xúc tác vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Cho hay là càng nghe càng thấy có lý, dù các tham luận đều toát lên ý là quá trình tái cơ cấu đến nay chưa được kết quả gì, song ông Cao Sỹ Kiêm tỏ rõ sự phân vân. “Anh Tuyển từng tham mưu trực tiếp nhất cho Thủ tướng cũng nói là chưa được, khiến tôi nghe rất hoang mang”.
"Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nên được làm lại", ông Kiêm kiến nghị và nói thêm, "lúc ăn sáng có hỏi anh Tuyển là liệu có làm lại được đề án không thì anh Tuyển bảo được, sửa được".
Không tán thành việc viết lại ngay lập tức đề án tái cơ cấu, vì đã viết nhiều lần từ 2007 đến nay rồi, chuyên gia Võ Đại Lược cho rằng việc cần làm ngay là đổi mới tư duy ở cấp cao. “Tình hình hiện nay thì đồng ý là xấu nhưng mà tại ai? Không phải tại dân”, ông Lược nêu chính kiến.
Vị chuyên gia này cũng nêu ra một khái niệm mới như là căn nguyên cơ bản nhất của sự ì ạch trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đó chính là "tồn kho thể chế", khi có quá nhiều thể chế lạc hậu không được sửa.
Một cái rất cần sửa, theo ông Lược là ngân hàng trung ương phải độc lập, không phụ thuộc vào chính phủ. “Không nước nào theo mô hình đó mà lạm phát cao cả. Còn ở ta thì ông Chính phủ thiếu tiền bắt in thì làm sao mà chả bất ổn. Ta có rất nhiều thể chế cần cải cách, không nên thổi to cái đặc thù của Việt Nam để bóp méo các thể chế tiên tiến, vấn đề lớn nhất của quốc gia là tiến bộ và phát triển”, ông Lược nhấn mạnh.
Một nguyên nhân nữa, theo ông Lược là thiếu nhân tài trong bộ máy nhà nước. "Với chế độ tiền lương mà rất cả mọi người đều hiểu là không sống được mà vẫn sống đàng hoàng thì đương nhiên là có vấn đề", ông Lược nhấn mạnh.
Cuối cùng, vị chuyên gia này kết luận, nếu không đổi mới thể chế thì rất có thể bên ngoài sẽ coi Việt Nam là nước không muốn phát triển chứ không phải đang phát triển.
VnEconomy sẽ tiếp tục cập nhật những vấn đề đáng chú ý từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013.