Đề xuất xây dựng thành phố đô thị công nghệ cao tại Hà Nội
Đại học FPT kiến nghị đề xuất xây dựng, hình thành và phát triển thành phố đô thị công nghệ cao ở Hà Nội
Ngày 18/2/2008, tại buổi tiếp ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - tới thăm Đại học FPT, Ban lãnh đạo Đại học FPT đã kiến nghị đề xuất xây dựng, hình thành và phát triển thành phố đô thị công nghệ cao ở Hà Nội.
Việc xây dựng thành phố công nghệ cao đã hình thành ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Ông Thảo cho rằng, với thế mạnh công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay, FPT là cơ sở để thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin của Hà Nội và tiến tới hình thành thành phố đô thị công nghệ cao ở Hà Nội.
Trước mắt, FPT cần trở thành trung tâm cung cấp nhân lực công nghệ thông tin hàng đầu cho Hà Nội, Việt Nam và tiến tới cung cấp cho các nước trên thế giới; xây dựng và phát triển công viên phần mềm.
Theo FPT, Việt Nam hiện có khoảng 2.000 kỹ sư FSoft, và dự kiến hết năm 2008 sẽ có khoảng 3500 người chuyên làm phần mềm cho nước ngoài.
Doanh thu công nghệ phần mềm trong giai đoạn 2000-2006 tăng 6 lần lên 350 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 30-40%/năm và mục tiêu đến năm 2010 đạt 800 triệu USD.
Trong 10 năm tới, Việt Nam chưa thể trở thành một cường quốc công nghiệp phần mềm song có thể trở thành cường quốc đào tạo và cung ứng nhân lực phần mềm.
Việc xây dựng thành phố công nghệ cao đã hình thành ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Ông Thảo cho rằng, với thế mạnh công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay, FPT là cơ sở để thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin của Hà Nội và tiến tới hình thành thành phố đô thị công nghệ cao ở Hà Nội.
Trước mắt, FPT cần trở thành trung tâm cung cấp nhân lực công nghệ thông tin hàng đầu cho Hà Nội, Việt Nam và tiến tới cung cấp cho các nước trên thế giới; xây dựng và phát triển công viên phần mềm.
Theo FPT, Việt Nam hiện có khoảng 2.000 kỹ sư FSoft, và dự kiến hết năm 2008 sẽ có khoảng 3500 người chuyên làm phần mềm cho nước ngoài.
Doanh thu công nghệ phần mềm trong giai đoạn 2000-2006 tăng 6 lần lên 350 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 30-40%/năm và mục tiêu đến năm 2010 đạt 800 triệu USD.
Trong 10 năm tới, Việt Nam chưa thể trở thành một cường quốc công nghiệp phần mềm song có thể trở thành cường quốc đào tạo và cung ứng nhân lực phần mềm.