Điều Ngân hàng Nhà nước e ngại đang đến
Thống đốc: “Chúng ta không mong muốn lãi suất tăng lên, nhưng để duy trì mặt bằng này hết sức khó khăn”
Tại hội nghị triển khai kế hoạch 2015 ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định: duy trì được mặt bằng lãi suất hiện có là hết sức khó khăn, vì có thể xuất hiện những trở ngại.
Dù vậy, tại hội nghị trên, cũng như thông điệp đưa ra gần đây, nhà điều hành chính sách tiền tệ nhấn mạnh đến mục tiêu tiếp tục giảm được 1-1,5%/năm lãi suất cho vay trung dài hạn.
Trên thị trường, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một đợt giảm lãi suất huy động VND đã mở rộng. Mức giảm từ 0,1-0,4%/năm không quá lớn, nhưng là sự tích lũy nối tiếp xu hướng đã thể hiện từ trong năm 2014.
Báo cáo kinh tế vĩ mô mới đây của Ngân hàng HSBC cũng kỳ vọng, với cơ sở và triển vọng của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất trên thị trường mở 0,5%/năm…
Thực tế, lạm phát hai tháng đầu năm 2015 liên tiếp giảm, ngay trong mùa cao điểm tiêu dùng lễ tết, là thuận lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát thấp và thắp kỳ vọng có thể tiếp tục hạ lãi suất. Báo cáo trên của HSBC cũng đánh giá rằng, lãi suất thực ở Việt Nam đang chuyển sang nguỡng tích cực.
Những năm qua, đặc biệt từ năm 2012 đến nay, lạm phát là cơ sở nổi bật và dường như quyết định chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Các lần cắt giảm đều diễn ra thận trọng, chỉ đến sau khi lạm phát cho tín hiệu rõ ràng.
Bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhiều lần nhấn mạnh đến sự thận trọng trong điều hành lãi suất gắn với yếu tố lạm phát, với quan điểm định hướng “đảm bảo có lãi suất thực”.
Trong lần hạ trần lãi suất VND gần nhất, ngày 29/10/2014, mức quyết định chỉ giảm 0,5%/năm cũng phản ánh sự thận trọng đó. Hay cho đến nay, khi lạm phát liên tiếp giảm, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh, nhà điều hành vẫn chưa có động thái mới.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch ngành năm 2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng nói: “Nếu so với năm 2014 thì cảm thấy dễ về các chỉ tiêu”. Diễn biến lạm phát và lãi suất bước đầu cũng cho thấy cảm giác “dễ”.
Nhưng người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ thận trọng khi nhận định rằng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay là mục tiêu, nhưng ngay việc giữ được mặt bằng hiện có cũng đã là khó khăn. Vì có thể xuất hiện những yếu tố cản trở.
“Mặt bằng lãi suất hiện đang thấp hơn những năm 2005 - 2006. Chúng ta không mong muốn lãi suất tăng lên, nhưng để duy trì mặt bằng này hết sức khó khăn”, Thống đốc nói tại hội nghị trên.
Và ông Bình đưa ra tình huống, giá dầu không thể cứ chỉ giảm và giảm mãi, mà có thể tăng lên trong năm 2015. Nếu tăng lên 70-90 USD/thùng, nền kinh tế vẫn chịu được, nhưng lạm phát tăng lên là điều đáng chú ý.
E ngại trên đang đến. Sau 15 lần giảm liên tiếp, ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước đã bắt đầu tăng mạnh.
Cùng lúc, từ ngày 16/3, giá điện được tăng một bước tới 7,5%.
Hai “cú bồi” đầu tiên của năm 2015 đến sớm với lạm phát. Ngoài các tác động trực tiếp có thể lượng hóa, e ngại đặt ra hiện nay còn là tâm lý tiêu dùng bị cộng hưởng. Và nếu giá điện trước mắt tạm an bài, thì giá xăng dầu vẫn là ẩn số phía trước.
Với những diễn biến trên, chính sách lãi suất có lẽ càng thận trọng, dù đợt cắt giảm của các ngân hàng thương mại đang tươi mới.
Chưa hết, cũng theo nhận định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại hội nghị trên, ngoài việc căn ke lạm phát với định hướng đảm bảo có lãi suất thực, năm 2015 còn cần chú ý ở yếu tố nhu cầu vốn.
Kinh tế có triển vọng phục hồi, chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn, nhu cầu vốn có thể tăng lên và gây áp lực đối với lãi suất. Điều này cũng bắt đầu có hơi hướng trong hai tháng đầu năm, khi tăng trưởng tín dụng “trái mùa” tăng gần 1% trong khi những năm trước đều tăng trưởng âm kéo dài.
Dù vậy, tại hội nghị trên, cũng như thông điệp đưa ra gần đây, nhà điều hành chính sách tiền tệ nhấn mạnh đến mục tiêu tiếp tục giảm được 1-1,5%/năm lãi suất cho vay trung dài hạn.
Trên thị trường, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một đợt giảm lãi suất huy động VND đã mở rộng. Mức giảm từ 0,1-0,4%/năm không quá lớn, nhưng là sự tích lũy nối tiếp xu hướng đã thể hiện từ trong năm 2014.
Báo cáo kinh tế vĩ mô mới đây của Ngân hàng HSBC cũng kỳ vọng, với cơ sở và triển vọng của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất trên thị trường mở 0,5%/năm…
Thực tế, lạm phát hai tháng đầu năm 2015 liên tiếp giảm, ngay trong mùa cao điểm tiêu dùng lễ tết, là thuận lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát thấp và thắp kỳ vọng có thể tiếp tục hạ lãi suất. Báo cáo trên của HSBC cũng đánh giá rằng, lãi suất thực ở Việt Nam đang chuyển sang nguỡng tích cực.
Những năm qua, đặc biệt từ năm 2012 đến nay, lạm phát là cơ sở nổi bật và dường như quyết định chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Các lần cắt giảm đều diễn ra thận trọng, chỉ đến sau khi lạm phát cho tín hiệu rõ ràng.
Bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhiều lần nhấn mạnh đến sự thận trọng trong điều hành lãi suất gắn với yếu tố lạm phát, với quan điểm định hướng “đảm bảo có lãi suất thực”.
Trong lần hạ trần lãi suất VND gần nhất, ngày 29/10/2014, mức quyết định chỉ giảm 0,5%/năm cũng phản ánh sự thận trọng đó. Hay cho đến nay, khi lạm phát liên tiếp giảm, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh, nhà điều hành vẫn chưa có động thái mới.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch ngành năm 2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng nói: “Nếu so với năm 2014 thì cảm thấy dễ về các chỉ tiêu”. Diễn biến lạm phát và lãi suất bước đầu cũng cho thấy cảm giác “dễ”.
Nhưng người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ thận trọng khi nhận định rằng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay là mục tiêu, nhưng ngay việc giữ được mặt bằng hiện có cũng đã là khó khăn. Vì có thể xuất hiện những yếu tố cản trở.
“Mặt bằng lãi suất hiện đang thấp hơn những năm 2005 - 2006. Chúng ta không mong muốn lãi suất tăng lên, nhưng để duy trì mặt bằng này hết sức khó khăn”, Thống đốc nói tại hội nghị trên.
Và ông Bình đưa ra tình huống, giá dầu không thể cứ chỉ giảm và giảm mãi, mà có thể tăng lên trong năm 2015. Nếu tăng lên 70-90 USD/thùng, nền kinh tế vẫn chịu được, nhưng lạm phát tăng lên là điều đáng chú ý.
E ngại trên đang đến. Sau 15 lần giảm liên tiếp, ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước đã bắt đầu tăng mạnh.
Cùng lúc, từ ngày 16/3, giá điện được tăng một bước tới 7,5%.
Hai “cú bồi” đầu tiên của năm 2015 đến sớm với lạm phát. Ngoài các tác động trực tiếp có thể lượng hóa, e ngại đặt ra hiện nay còn là tâm lý tiêu dùng bị cộng hưởng. Và nếu giá điện trước mắt tạm an bài, thì giá xăng dầu vẫn là ẩn số phía trước.
Với những diễn biến trên, chính sách lãi suất có lẽ càng thận trọng, dù đợt cắt giảm của các ngân hàng thương mại đang tươi mới.
Chưa hết, cũng theo nhận định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại hội nghị trên, ngoài việc căn ke lạm phát với định hướng đảm bảo có lãi suất thực, năm 2015 còn cần chú ý ở yếu tố nhu cầu vốn.
Kinh tế có triển vọng phục hồi, chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn, nhu cầu vốn có thể tăng lên và gây áp lực đối với lãi suất. Điều này cũng bắt đầu có hơi hướng trong hai tháng đầu năm, khi tăng trưởng tín dụng “trái mùa” tăng gần 1% trong khi những năm trước đều tăng trưởng âm kéo dài.