10:44 30/10/2022

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 44-2022

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 44 phát hành ngày 31-10-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

Theo thông lệ, những tháng cuối năm là thời điểm xuất khẩu bước vào chu kỳ tăng tốc. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 9/2022 đến nay, do suy thoái, lạm phát tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các thị trường trọng điểm, đối tác thương mại lớn, nên kết quả xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể.

Mặc dù, tính chung từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất khẩu vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan nhưng nếu tính riêng từng tháng, đang cho thấy dấu hiệu giảm tốc khá rõ rệt. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong tháng 9/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 29,82 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng 8/2022. Sang đến 15 ngày đầu tháng 10/2022, kết quả này vẫn không được cải thiện khi tiếp tục giảm tới 17,5% so với 15 ngày cuối tháng 9/2022.

Đáng chú ý, một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có mức giảm mạnh. Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,35 tỷ USD (tương ứng giảm 41,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 526 triệu USD (tương ứng giảm 22,2%); hàng dệt may giảm 240 triệu USD (tương ứng giảm 15,8%); giày dép giảm 125 triệu USD (tương ứng giảm 12,1%)... Dự báo, trong thời gian còn lại của năm 2022, xuất khẩu vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng cùng với đó là những khó khăn, thách thức.

 Trong số báo ra sáng thứ Hai, ngày 31-10-2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy sẽ dành trọn Tiêu điểm: "Lấy lại đà tăng trưởng cho xuất khẩu" để làm rõ hơn câu chuyện này.

 Bao gồm các bài viết:

- Xuất khẩu càng gần đích càng gian nan. Theo thông lệ, những tháng cuối năm là thời điểm xuất khẩu bước vào chu kỳ tăng tốc. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 9/2022 đến nay, do suy thoái, lạm phát tăng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các thị trường trọng điểm, đối tác thương mại lớn, nên kết quả xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể. Điều này đưa ra chỉ báo rằng hành trình về đích sẽ còn nhiều “gian nan”. (Mạnh Đức).

- Trung Quốc - Thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là nền kinh tế có tổng quy mô GDP lớn thứ hai thế giới, cũng là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất. Thấy gì từ thị trường này trong thời gian qua và trong 9 tháng 2022? (Đỗ Văn Huân).

- Lấy lại đà tăng trưởng cho xuất khẩu. Trái ngược với tốc độ tăng trưởng ấn tượng những tháng đầu năm, từ tháng 9/2022 đến nay, xuất khẩu lại cho thấy sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt đối với các ngành hàng, mặt hàng chủ lực. Tuy nhiên, với những nỗ lực của các bộ, ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, cùng với việc tận dụng, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), xuất khẩu của Việt Nam sẽ nhanh chóng lấy lại được đà tăng trưởng. (Nhóm phóng viên).

- Xuất khẩu dệt may sẽ hoàn thành mục tiêu 43 tỷ USD. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may trong tháng 11, 12/2022 chỉ đạt 35 – 50% do thiếu đơn hàng. Không chỉ giảm mạnh về đơn hàng mà các doanh nghiệp cũng đang phải cạnh tranh gay gắt về giá. Dự báo, tình hình khó khăn sẽ kéo dài sang những tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, với các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp, ngành dệt may vẫn có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 43-44 tỷ USD cho cả năm 2022. P/v ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam. (Vũ Khuê).

- Ngành hải quan nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. P/v ông Nguyễn Thế Việt - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan. (Ánh Tuyết).

- Nhanh chân hơn nữa tận dụng cơ hội từ CPTPP. Ba năm thực thi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tận dụng khá tốt hiệp định này, gia tăng xuất khẩu, song cần phải tăng tốc hơn nữa để chớp thời cơ trước khi các quốc gia này mở cửa hội nhập rộng hơn… (Hương Loan).

Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:

- Chuyển đổi số dữ liệu kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc. P/v ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). (Đặng Hương).

- 10 tháng thu hút 22,46 tỷ USD vốn FDI, niềm tin được củng cố. (Anh Nhi).

- Đảm bảo đủ xăng dầu trong mọi tình huống. (Nguyễn Mạnh).

- Sân bay nhỏ: nhiều lợi thế nhưng “tù mù” định hướng phát triển. (PGS. TS Nguyễn Thiện Tống).

- Thị trường bất động sản: Tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn. (Phan Nam).

- Hai thách thức của kinh tế châu Âu: Lạm phát nóng, tăng trưởng lạnh. (An Huy).

-  Hướng đi cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Phát hành ra công chúng và niêm yết. (Trần Lê Minh).

- Tiếp cận tín dụng xanh: Doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa gặp nhau. (Đào Vũ).

- Tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, thúc đẩy thu hút vốn FDI. (Anh Nhi).

- Blockchain: “Gạch nối” của tiến trình chuyển đổi số. (Hồng Vinh).

- Chìa khoá để doanh nghiệp bứt phá: Kết hợp AI với tự động hóa. (Nhĩ Anh).

- Ngành bán lẻ lấy đà bật lên mạnh mẽ. (Lưu Hà).

Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/27