Du khách Việt sang lên
Du khách Việt đang không những tăng về lượng mà còn tăng về cấp độ sử dụng những tour cao cấp
Du khách Việt đang không những tăng về lượng mà còn tăng về cấp độ sử dụng những tour cao cấp.
Tiêu dùng sản phẩm cao cấp
Đã và đang hình thành một tầng lớp du khách Việt trung lưu, thượng lưu.
Nếu như trước đây, những khu resort sang trọng xây dựng tại các bãi biển xinh đẹp trong nước đa phần hướng đến thị trường khách quốc tế, thì thời gian gần đây đã có những biến chuyển mới khi đưa du khách trong nước vào thị trường mục tiêu.
Có dịp ghé thăm những resort cao cấp nhất hiện nay như Ana Mandara, Vinpearl Lands (Nha Trang), Furama (Đà Nẵng), Swiss BelHotel Golden Sands (Hội An), Sài Gòn - Phú Quốc (Kiên Giang)… cũng dễ nhận ra lượng du khách nội không quá lép vế so với du khách ngoại từng được mệnh danh có mức chi tiêu cao trong chuyến du lịch.
Tổng giám đốc một khu du lịch quốc tế 5 sao cho biết, không thiếu những du khách trong nước bỏ ra mấy triệu đồng/ngày để sở hữu căn hộ biệt lập sang trọng nằm sát bãi biển trong kỳ nghỉ của họ, cả các dịch vụ khác trong chuyến như vé máy bay hạng sang, đặt tiệc nhà hàng cao cấp…
Theo ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, trong bốn chục tour du lịch cao cấp của công ty tung ra trong thời gian vừa qua, lượng khách đăng ký những tour du lịch nước ngoài có giá trên 1.500 USD/khách/chuyến chiếm tỷ lệ khá cao.
Việc có những khách đặt tour cho gia đình trên mười người tham gia chuyến tham quan Hoa Kỳ có giá khoảng 2.800 USD/khách là chuyện không còn hiếm.
Tại Fiditour, những tour có mức giá cao như khám phá Ai Cập - Dubai, châu Âu… lượng khách năm sau luôn tăng trưởng hơn năm trước. Chợ Lớn Tourist khi thử nghiệm tung ra tour Hoa Kỳ cũng nhận được hiệu ứng tốt từ thị trường.
Săn đón khách Việt
"Nhiều quốc gia khu vực châu Á đang tìm nhiều cách lôi kéo khách Việt, nguyên nhân lượng khách ngày càng tăng trưởng và mức độ chi tiêu của du khách khá hào phóng, nhất là tâm lý mua sắm", ông Nguyễn Đức Hy, Giám đốc Điều hành Global Holiday nhận định.
Nếu như năm 2004 du lịch Malaysia đón 42.000 khách Việt, trong năm 2005 trên 50.000 khách, năm 2006 khoảng 60.000 khách thì mục tiêu đặt ra của năm 2007 là 100.000 khách Việt. Cục trưởng Cục Xúc tiến du lịch Malaysia ông Dato'kamaruddin Siaraf cho biết vậy.
Thái Lan là điểm đến chiếm lượng khách Việt đông nhất trong những năm gần đây, trung bình khoảng 100.000 lượt khách/năm. Lý do dễ hiểu: tour Thái giá mềm, lại có nhiều "trò" giải trí và đáp ứng thú vui mua sắm của du khách.
Theo một nguồn tin, hiện, Tổng cục Du lịch Thái Lan đang xúc tiến thành lập văn phòng tại Việt Nam, dự kiến trong năm 2007 sẽ khai trương tại Tp.HCM, với mục đích "săn" du khách Việt.
Singapore cũng thu hút khách Việt, từ năm 2003 Tổng cục Du lịch Singapore đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam làm công tác quảng bá tiếp thị và cung cấp thông tin cho du khách.
Triển vọng thị trường
Trong năm 2006, du lịch Việt Nam phục vụ 17 triệu lượt khách trong nước, trong đó theo ước tính có không dưới 400.000 lượt khách Việt đăng ký các tour ra nước ngoài, và con số này không dừng lại ở đó.
Bình quân, một tour du lịch các quốc gia trong vùng ASEAN du khách Việt chi tiêu ngoài chi phí tour khoảng 200 USD/khách, tại các quốc gia châu Âu trung bình 500 USD/khách.
"Lượng du khách trong nước sử dụng những tour cao cấp, chất lượng cao sẽ tiếp tục tăng vượt bậc trong thời gian tới. Lúc đó, các công ty du lịch không còn cạnh tranh về giá mà cạnh tranh ở chất lượng dịch vụ và cung cách phục vụ", ông Trần Tường Huy, Trưởng phòng Tiếp thị Công ty Fiditour nói.
Đây cũng là nhận định chung của các nhà kinh doanh du lịch hiện nay.
Tiêu dùng sản phẩm cao cấp
Đã và đang hình thành một tầng lớp du khách Việt trung lưu, thượng lưu.
Nếu như trước đây, những khu resort sang trọng xây dựng tại các bãi biển xinh đẹp trong nước đa phần hướng đến thị trường khách quốc tế, thì thời gian gần đây đã có những biến chuyển mới khi đưa du khách trong nước vào thị trường mục tiêu.
Có dịp ghé thăm những resort cao cấp nhất hiện nay như Ana Mandara, Vinpearl Lands (Nha Trang), Furama (Đà Nẵng), Swiss BelHotel Golden Sands (Hội An), Sài Gòn - Phú Quốc (Kiên Giang)… cũng dễ nhận ra lượng du khách nội không quá lép vế so với du khách ngoại từng được mệnh danh có mức chi tiêu cao trong chuyến du lịch.
Tổng giám đốc một khu du lịch quốc tế 5 sao cho biết, không thiếu những du khách trong nước bỏ ra mấy triệu đồng/ngày để sở hữu căn hộ biệt lập sang trọng nằm sát bãi biển trong kỳ nghỉ của họ, cả các dịch vụ khác trong chuyến như vé máy bay hạng sang, đặt tiệc nhà hàng cao cấp…
Theo ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, trong bốn chục tour du lịch cao cấp của công ty tung ra trong thời gian vừa qua, lượng khách đăng ký những tour du lịch nước ngoài có giá trên 1.500 USD/khách/chuyến chiếm tỷ lệ khá cao.
Việc có những khách đặt tour cho gia đình trên mười người tham gia chuyến tham quan Hoa Kỳ có giá khoảng 2.800 USD/khách là chuyện không còn hiếm.
Tại Fiditour, những tour có mức giá cao như khám phá Ai Cập - Dubai, châu Âu… lượng khách năm sau luôn tăng trưởng hơn năm trước. Chợ Lớn Tourist khi thử nghiệm tung ra tour Hoa Kỳ cũng nhận được hiệu ứng tốt từ thị trường.
Săn đón khách Việt
"Nhiều quốc gia khu vực châu Á đang tìm nhiều cách lôi kéo khách Việt, nguyên nhân lượng khách ngày càng tăng trưởng và mức độ chi tiêu của du khách khá hào phóng, nhất là tâm lý mua sắm", ông Nguyễn Đức Hy, Giám đốc Điều hành Global Holiday nhận định.
Nếu như năm 2004 du lịch Malaysia đón 42.000 khách Việt, trong năm 2005 trên 50.000 khách, năm 2006 khoảng 60.000 khách thì mục tiêu đặt ra của năm 2007 là 100.000 khách Việt. Cục trưởng Cục Xúc tiến du lịch Malaysia ông Dato'kamaruddin Siaraf cho biết vậy.
Thái Lan là điểm đến chiếm lượng khách Việt đông nhất trong những năm gần đây, trung bình khoảng 100.000 lượt khách/năm. Lý do dễ hiểu: tour Thái giá mềm, lại có nhiều "trò" giải trí và đáp ứng thú vui mua sắm của du khách.
Theo một nguồn tin, hiện, Tổng cục Du lịch Thái Lan đang xúc tiến thành lập văn phòng tại Việt Nam, dự kiến trong năm 2007 sẽ khai trương tại Tp.HCM, với mục đích "săn" du khách Việt.
Singapore cũng thu hút khách Việt, từ năm 2003 Tổng cục Du lịch Singapore đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam làm công tác quảng bá tiếp thị và cung cấp thông tin cho du khách.
Triển vọng thị trường
Trong năm 2006, du lịch Việt Nam phục vụ 17 triệu lượt khách trong nước, trong đó theo ước tính có không dưới 400.000 lượt khách Việt đăng ký các tour ra nước ngoài, và con số này không dừng lại ở đó.
Bình quân, một tour du lịch các quốc gia trong vùng ASEAN du khách Việt chi tiêu ngoài chi phí tour khoảng 200 USD/khách, tại các quốc gia châu Âu trung bình 500 USD/khách.
"Lượng du khách trong nước sử dụng những tour cao cấp, chất lượng cao sẽ tiếp tục tăng vượt bậc trong thời gian tới. Lúc đó, các công ty du lịch không còn cạnh tranh về giá mà cạnh tranh ở chất lượng dịch vụ và cung cách phục vụ", ông Trần Tường Huy, Trưởng phòng Tiếp thị Công ty Fiditour nói.
Đây cũng là nhận định chung của các nhà kinh doanh du lịch hiện nay.