Gần 80% vụ khiếu nại đến từ lĩnh vực nhà đất
Trong lĩnh vực đất đai, bất cập và vướng mắc nhiều nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012 của Chính phủ ghi nhận có tới gần 80% số vụ khiếu nại có “nguồn gốc” từ lĩnh vực đất đai.
Tăng khiếu nại tố cáo “đoàn đông người”
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2012 các cơ quan hành chính nhà nước tiếp đã 349.139 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; trong đó có 4.772 lượt đoàn đông người (từ 5 người trở lên); tiếp nhận 136.783 đơn thư khiếu nại, tố cáo.
So với năm 2011, số lượt công dân khiếu nại, tố cáo giảm 2,06%, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm 7,31% nhưng số lượt đoàn đông người tăng 22,6%.
Về khiếu nại, cả nước phát sinh 115.344 lượt đơn khiếu nại với 86.814 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 6,91% số đơn và 16,63% số vụ việc.
Đáng chú ý là nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, bao gồm khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án; khiếu nại tranh chấp đất đai; khiếu nại đòi lại đất cũ… chiếm 74,7% tổng số đơn khiếu nại (giảm 4,3% so với năm 2011); khiếu nại về nhà ở gồm đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện Nhà nước quản lý chiếm 4,2%.
Về tố cáo, cả nước phát sinh 21.439 lượt đơn tố cáo với tổng số 12.606 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 9,4% đơn và 17,3% số vụ việc. Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỉ lệ 93,9%, tăng 8,9% so với năm 2011, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi; thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội...
Chính phủ đánh giá rằng nhìn chung, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có giảm so với cùng kỳ năm 2011 về số lượt người, số lượng đơn thư và số vụ việc khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, số lượt đoàn đông người tăng và tính chất mức độ có thời điểm gay gắt hơn, đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5/2012, trong đó có không ít vụ việc phát sinh trước đây đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần, với nhiều biện pháp khác nhau nhưng không dứt điểm, nhất là các vụ việc khiếu nại liên quan đến việc về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án và các vụ việc đòi lại nhà đất, tranh chấp đất đai.
Đáng chú ý là một số đối tượng xúi giục, kích động, lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối, tụ tập, làm mất an ninh, trật tự trước trụ sở cơ quan Trung ương, đưa lên mạng Internet với nội dung vu khống, sai bản chất sự việc nhằm bôi xấu chính quyền.
“Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại một số địa bàn trong một số thời điểm, một số dự án bị đình trệ, kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Đáng quan tâm là một số người khiếu nại thể hiện thái độ coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, có hành vi đối đầu với chính quyền, thậm chí dùng vũ khí nóng để chống người thi hành công vụ”, báo cáo viết.
“Điểm nhấn” giá đất
Đánh giá về nguyên nhân chủ yếu của tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay, Chính phủ cho rằng cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những điểm bất cập, nhất là các quy định về đất đai và một số quy định về nhà ở, về khiếu nại, tố cáo…
Riêng trong lĩnh vực đất đai, bất cập và vướng mắc nhiều nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Mặc dù nhiều lần nhà nước thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết được các trường hợp mới nhưng có một số trường hợp bị thu hồi đất trước đây so bì, phát sinh khiếu nại.
Thực tế có những vụ việc khiếu nại, tố cáo về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất rất khó khăn khi tìm ra được phương án giải quyết vừa bảo đảm đúng pháp luật vừa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, như trường hợp giá đất bồi thường thấp hơn so với giá thị trường hoặc trường hợp cùng một dự án nhưng có sự chênh lệch về giá đất.
Về phía các địa phương, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn để xảy ra sai sót, không theo quy hoạch và quy định của pháp luật.
Một số dự án thu hồi đất làm thủ tục thiếu chặt chẽ, không đúng quy định, không tạo sự đồng thuận với người dân trước khi thu hồi đất và lập phương án bồi thường, giải quyết quyền lợi của dân chưa thỏa đáng nên công dân không nhất trí, phát sinh khiếu nại.
Đáng chú ý là có dự án thu hồi đất của dân nhưng thời gian dài không sử dụng mà để đất đai hoang hóa, lãng phí hoặc chuyển nhượng dự án kiếm lời, nên công dân bức xúc, phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Một số địa phương chưa quan tâm giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo khi mới phát sinh, để công dân phải chờ đợi lâu, gửi đơn khiếu nại nhiều lần, vượt cấp; một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và chưa bảo đảm phù hợp với thực tế nên không dứt điểm.
2013: Điểm danh 528 vụ phức tạp
Năm 2013, Chính phủ dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn tiếp tục “có những diễn biến phức tạp”.
Chủ trương của Chính phủ là phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nhưng sẽ chủ động kịp thời xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc đông người, gay gắt, phức tạp; đồng thời tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Đặc biệt, Chính phủ sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó đặc biệt quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, phấn đấu đến cuối năm 2012 thực hiện hoàn thành cơ bản.
“Quá trình giải quyết phải tăng cường tổ chức đối thoại công khai, dân chủ, giải quyết theo đúng pháp luật, đồng thời xem xét cụ thể từng vụ việc trên tinh thần có lý, có tình, có tính khả thi. Đối với những vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền theo luật định, cần vận dụng chính sách xã hội để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn để ổn định cuộc sống, động viên, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu kiện”, báo cáo viết.
Tăng khiếu nại tố cáo “đoàn đông người”
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2012 các cơ quan hành chính nhà nước tiếp đã 349.139 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; trong đó có 4.772 lượt đoàn đông người (từ 5 người trở lên); tiếp nhận 136.783 đơn thư khiếu nại, tố cáo.
So với năm 2011, số lượt công dân khiếu nại, tố cáo giảm 2,06%, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm 7,31% nhưng số lượt đoàn đông người tăng 22,6%.
Về khiếu nại, cả nước phát sinh 115.344 lượt đơn khiếu nại với 86.814 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 6,91% số đơn và 16,63% số vụ việc.
Đáng chú ý là nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, bao gồm khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án; khiếu nại tranh chấp đất đai; khiếu nại đòi lại đất cũ… chiếm 74,7% tổng số đơn khiếu nại (giảm 4,3% so với năm 2011); khiếu nại về nhà ở gồm đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện Nhà nước quản lý chiếm 4,2%.
Đáng quan tâm là một số người khiếu nại thể hiện thái độ coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, có hành vi đối đầu với chính quyền, thậm chí dùng vũ khí nóng để chống người thi hành công vụ. Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012 của Chính phủ
Về tố cáo, cả nước phát sinh 21.439 lượt đơn tố cáo với tổng số 12.606 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 9,4% đơn và 17,3% số vụ việc. Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỉ lệ 93,9%, tăng 8,9% so với năm 2011, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi; thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội...
Chính phủ đánh giá rằng nhìn chung, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có giảm so với cùng kỳ năm 2011 về số lượt người, số lượng đơn thư và số vụ việc khiếu nại, tố cáo.
Tuy nhiên, số lượt đoàn đông người tăng và tính chất mức độ có thời điểm gay gắt hơn, đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5/2012, trong đó có không ít vụ việc phát sinh trước đây đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần, với nhiều biện pháp khác nhau nhưng không dứt điểm, nhất là các vụ việc khiếu nại liên quan đến việc về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án và các vụ việc đòi lại nhà đất, tranh chấp đất đai.
Đáng chú ý là một số đối tượng xúi giục, kích động, lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối, tụ tập, làm mất an ninh, trật tự trước trụ sở cơ quan Trung ương, đưa lên mạng Internet với nội dung vu khống, sai bản chất sự việc nhằm bôi xấu chính quyền.
“Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại một số địa bàn trong một số thời điểm, một số dự án bị đình trệ, kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Đáng quan tâm là một số người khiếu nại thể hiện thái độ coi thường kỷ cương, bất chấp pháp luật, có hành vi đối đầu với chính quyền, thậm chí dùng vũ khí nóng để chống người thi hành công vụ”, báo cáo viết.
“Điểm nhấn” giá đất
Đánh giá về nguyên nhân chủ yếu của tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay, Chính phủ cho rằng cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những điểm bất cập, nhất là các quy định về đất đai và một số quy định về nhà ở, về khiếu nại, tố cáo…
Riêng trong lĩnh vực đất đai, bất cập và vướng mắc nhiều nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Mặc dù nhiều lần nhà nước thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết được các trường hợp mới nhưng có một số trường hợp bị thu hồi đất trước đây so bì, phát sinh khiếu nại.
Thực tế có những vụ việc khiếu nại, tố cáo về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất rất khó khăn khi tìm ra được phương án giải quyết vừa bảo đảm đúng pháp luật vừa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, như trường hợp giá đất bồi thường thấp hơn so với giá thị trường hoặc trường hợp cùng một dự án nhưng có sự chênh lệch về giá đất.
Về phía các địa phương, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn để xảy ra sai sót, không theo quy hoạch và quy định của pháp luật.
Một số dự án thu hồi đất làm thủ tục thiếu chặt chẽ, không đúng quy định, không tạo sự đồng thuận với người dân trước khi thu hồi đất và lập phương án bồi thường, giải quyết quyền lợi của dân chưa thỏa đáng nên công dân không nhất trí, phát sinh khiếu nại.
Đáng chú ý là có dự án thu hồi đất của dân nhưng thời gian dài không sử dụng mà để đất đai hoang hóa, lãng phí hoặc chuyển nhượng dự án kiếm lời, nên công dân bức xúc, phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Một số địa phương chưa quan tâm giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo khi mới phát sinh, để công dân phải chờ đợi lâu, gửi đơn khiếu nại nhiều lần, vượt cấp; một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và chưa bảo đảm phù hợp với thực tế nên không dứt điểm.
Quá trình giải quyết phải tăng cường tổ chức đối thoại công khai, dân chủ, giải quyết theo đúng pháp luật, đồng thời xem xét cụ thể từng vụ việc trên tinh thần có lý, có tình, có tính khả thi Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012 của Chính phủ
2013: Điểm danh 528 vụ phức tạp
Năm 2013, Chính phủ dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn tiếp tục “có những diễn biến phức tạp”.
Chủ trương của Chính phủ là phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nhưng sẽ chủ động kịp thời xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc đông người, gay gắt, phức tạp; đồng thời tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Đặc biệt, Chính phủ sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó đặc biệt quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, phấn đấu đến cuối năm 2012 thực hiện hoàn thành cơ bản.
“Quá trình giải quyết phải tăng cường tổ chức đối thoại công khai, dân chủ, giải quyết theo đúng pháp luật, đồng thời xem xét cụ thể từng vụ việc trên tinh thần có lý, có tình, có tính khả thi. Đối với những vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền theo luật định, cần vận dụng chính sách xã hội để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn để ổn định cuộc sống, động viên, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu kiện”, báo cáo viết.