Giá gạo tăng nhờ chương trình tạm trữ
Tuy nhiên, áp lực giảm giá gạo vẫn lớn khi nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch mới
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần qua tăng nhờ chương trình thu mua lúa gạo tạm trữ vụ Hè Thu. Tuy nhiên, áp lực giảm giá gạo vẫn lớn khi nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch mới.
Hãng tin Reuters cho biết, gạo xuất khẩu của Việt Nam giữa tuần qua được chào ở mức 410-415 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 405-415 USD/tấn vào tuần trước. Giá gạo 25% tấm tăng lên mức 370-375 USD/tấn, từ mức 365-370 USD/tấn vào tuần trước.
Theo các thương nhân, kế hoạch mua tạm trữ 500.000 tấn gạo Hè Thu trong thời gian từ ngày 10/7-10/8 nhằm hỗ trợ cho giá gạo đang có ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý tới thị trường trong ngắn hạn. Nhờ đó, giá gạo đã được đẩy lên.
Giá lúa gạo các loại tại khu vực ĐBSCL tuần qua cũng đồng loạt tăng, cá biệt có loại tăng tới 400 đồng/kg. Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua loại thường dao động từ 4.950 - 5.050 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước đó; giá lúa dài khoảng 5.250 - 5.350 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 - 6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, tăng 400 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.250 - 6.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 20 đồng/kg.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo 15% tấm 7.250 - 7.350 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; và gạo 25% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 100 đồng/kg.
Tuy nhiên, giới thương nhân cho biết, giá gạo Việt Nam có thể giảm trở lại do lực mua ảm đạm và nguồn cung dư thừa. Hoạt động thu hoạch lúa vụ Hè Thu tại ĐBSCL dự kiến sẽ đạt cao điểm trong 2-3 tuần tới.
“Mức mua tạm trữ 500.000 tấn gạo là khá nhỏ so với sản lượng ước tính khoảng 2 triệu tấn của vụ này. Nhu cầu mua đang yếu và thị trường rất trầm lắng”, một thương nhân ở Tp.HCM nói.
Cũng theo số liệu của VFA, từ ngày 1-11/7, xuất khẩu gạo cả nước đạt 71.682 tấn, trị giá FOB 28,190 triệu USD, trị giá CIF 29,014 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,556 triệu tấn, trị giá FOB 1,532 tỷ USD, trị giá CIF 1,604 tỷ USD.
Giá gạo Thái tuần qua đi ngang khi hầu hết lúa gạo trên thị trường đã được hút vào các kho tạm trữ của Chính phủ nước này. Chính phủ Thái Lan hiện mua thóc tạm trữ với giá 15.000 Baht (480 USD)/tấn, cao hơn nhiều so với mức giá chào mua 9.000 Baht/tấn của các nhà xay xát địa phương. Vì lý do này, lượng thóc gạo còn lại được giao dịch trên thị trường là rất hạn chế, cho dù nhu cầu không lớn.
Giá gạo trắng tiêu chuẩn 100% B của Thái Lan giữa tuần qua giữ ở mức 600 USD/tấn. Tuy nhiên, giá gạo của Thái Lan có thể giảm nếu Chính phủ nước này xả kho thóc dự trữ 15 triệu tấn, tương đương khoảng 8 tấn gạo.
Cách đây gần 2 tuần, Chính phủ Thái Lan hủy một đợt chào thầu bán 250.535 tấn gạo từ kho tạm trữ, với lý do là các mức giá đặt thầu quá thấp.
Giới thương nhân cho biết, Thái Lan đang tìm cách bán 250.000 tấn gạo cho Bờ Biển Ngà. “Chính phủ Thái Lan đề xuất là sẽ chấp nhận thanh toán bằng tín dụng nếu khách mua không muốn trả bằng tiền mặt”, một thương nhân nói.
Các quan chức cấp cao của Thái Lan cũng thừa nhận, họ vừa trở về sau chuyến thăm châu Phi nhằm nỗ lực bán gạo thông qua các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ.
Hãng tin Reuters cho biết, gạo xuất khẩu của Việt Nam giữa tuần qua được chào ở mức 410-415 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 405-415 USD/tấn vào tuần trước. Giá gạo 25% tấm tăng lên mức 370-375 USD/tấn, từ mức 365-370 USD/tấn vào tuần trước.
Theo các thương nhân, kế hoạch mua tạm trữ 500.000 tấn gạo Hè Thu trong thời gian từ ngày 10/7-10/8 nhằm hỗ trợ cho giá gạo đang có ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý tới thị trường trong ngắn hạn. Nhờ đó, giá gạo đã được đẩy lên.
Giá lúa gạo các loại tại khu vực ĐBSCL tuần qua cũng đồng loạt tăng, cá biệt có loại tăng tới 400 đồng/kg. Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua loại thường dao động từ 4.950 - 5.050 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước đó; giá lúa dài khoảng 5.250 - 5.350 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 - 6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, tăng 400 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.250 - 6.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 20 đồng/kg.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo 15% tấm 7.250 - 7.350 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; và gạo 25% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 100 đồng/kg.
Tuy nhiên, giới thương nhân cho biết, giá gạo Việt Nam có thể giảm trở lại do lực mua ảm đạm và nguồn cung dư thừa. Hoạt động thu hoạch lúa vụ Hè Thu tại ĐBSCL dự kiến sẽ đạt cao điểm trong 2-3 tuần tới.
“Mức mua tạm trữ 500.000 tấn gạo là khá nhỏ so với sản lượng ước tính khoảng 2 triệu tấn của vụ này. Nhu cầu mua đang yếu và thị trường rất trầm lắng”, một thương nhân ở Tp.HCM nói.
Cũng theo số liệu của VFA, từ ngày 1-11/7, xuất khẩu gạo cả nước đạt 71.682 tấn, trị giá FOB 28,190 triệu USD, trị giá CIF 29,014 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,556 triệu tấn, trị giá FOB 1,532 tỷ USD, trị giá CIF 1,604 tỷ USD.
Giá gạo Thái tuần qua đi ngang khi hầu hết lúa gạo trên thị trường đã được hút vào các kho tạm trữ của Chính phủ nước này. Chính phủ Thái Lan hiện mua thóc tạm trữ với giá 15.000 Baht (480 USD)/tấn, cao hơn nhiều so với mức giá chào mua 9.000 Baht/tấn của các nhà xay xát địa phương. Vì lý do này, lượng thóc gạo còn lại được giao dịch trên thị trường là rất hạn chế, cho dù nhu cầu không lớn.
Giá gạo trắng tiêu chuẩn 100% B của Thái Lan giữa tuần qua giữ ở mức 600 USD/tấn. Tuy nhiên, giá gạo của Thái Lan có thể giảm nếu Chính phủ nước này xả kho thóc dự trữ 15 triệu tấn, tương đương khoảng 8 tấn gạo.
Cách đây gần 2 tuần, Chính phủ Thái Lan hủy một đợt chào thầu bán 250.535 tấn gạo từ kho tạm trữ, với lý do là các mức giá đặt thầu quá thấp.
Giới thương nhân cho biết, Thái Lan đang tìm cách bán 250.000 tấn gạo cho Bờ Biển Ngà. “Chính phủ Thái Lan đề xuất là sẽ chấp nhận thanh toán bằng tín dụng nếu khách mua không muốn trả bằng tiền mặt”, một thương nhân nói.
Các quan chức cấp cao của Thái Lan cũng thừa nhận, họ vừa trở về sau chuyến thăm châu Phi nhằm nỗ lực bán gạo thông qua các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ.