Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam có cơ hội tăng vọt
Mỹ, châu Âu và Trung Quốc được dự báo vẫn là những thị trường “mầu mỡ” đối với các sản phẩm rau quả của Việt Nam
Gần đây, nhiều khu vực trên thế giới đã phải gánh chịu thiên tai, khiến sản lượng rau quả sụt giảm. Trong khi, vào dịp cuối năm nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng này thường tăng mạnh. Đây được xem cơ hội cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Nguồn tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, mưa lũ tại một số nước châu Á và hiện tượng sương muối tại châu Âu đã khiến sản lượng rau quả tại hai khu vực này sụt giảm nghiêm trọng và nhu cầu nhập khẩu tăng lên.
Tại Pakistan, lũ lụt đã tàn phá nặng nề các khu vực trồng hành, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và giá hành bán lẻ đã tăng 100% so với lúc trước khi xảy ra thiên tai.
Hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu rau quả Pakistan đã phải kiến nghị lên chính phủ nước này về việc trợ giá sản xuất và cung cấp hành giống cho nông dân tại các khu vực bị lũ lụt tàn phá.
Không chỉ có vậy, một phần lớn diện tích canh tác rau tại Pakistan cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn thiên tai và có khả năng phải nhập khẩu rau tươi của Ấn Độ.
Ở Đức, sản xuất rau cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết. Nhiệt độ tăng trong các tháng vừa qua đã đẩy chi phí tưới tiêu tăng cao so với niên vụ trước. Một phần đáng kể diện tích canh tác rau quả của Đức cũng bị thiệt hại nặng do thời tiết.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới thường tăng cao vào dịp cuối năm, do đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong những tháng cuối năm của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Theo báo cáo của Trung tâm trên, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng. Đáng chú ý là xu hướng sử dụng rau quả tươi trên thị trường thế giới ngày càng rõ nét khiến xuất khẩu thanh long, cơm dừa sấy khô, dứa khoanh đông lạnh, đậu Hà Lan, cải thảo… liên tục tăng cao trong những tháng gần đây.
Thị trường nhập khẩu tăng mạnh các các mặt hàng này chủ yếu là Mỹ và EU.
Thời gian tới, dự báo lượng nhập khẩu rau quả tại các thị trường kể trên sẽ tiếp tục ổn định và không bị ảnh hưởng xấu bởi sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Nhu cầu thay đổi khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộ phận người Mỹ gốc Á, gốc Phi khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả nhiệt đới ngày càng tăng tại Mỹ.
Ngoài ra, các nhân tố thị trường như tỷ giá hối đoái, sự thay đổi cơ cấu của các công ty thực phẩm, đầu tư của ngành chế biến thực phẩm sang các nước đang phát triển và xu hướng tiêu dùng sản phẩm rau quả tươi cũng là những yếu tố thuận lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Trước đó, theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2011 sẽ thu về khoảng 500 triệu tăng 10% so với 2010. Tuy nhiên, chỉ 10 tháng qua, xuất khẩu rau quả đã đạt 515 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, mưa lũ tại một số nước châu Á và hiện tượng sương muối tại châu Âu đã khiến sản lượng rau quả tại hai khu vực này sụt giảm nghiêm trọng và nhu cầu nhập khẩu tăng lên.
Tại Pakistan, lũ lụt đã tàn phá nặng nề các khu vực trồng hành, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và giá hành bán lẻ đã tăng 100% so với lúc trước khi xảy ra thiên tai.
Hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu rau quả Pakistan đã phải kiến nghị lên chính phủ nước này về việc trợ giá sản xuất và cung cấp hành giống cho nông dân tại các khu vực bị lũ lụt tàn phá.
Không chỉ có vậy, một phần lớn diện tích canh tác rau tại Pakistan cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn thiên tai và có khả năng phải nhập khẩu rau tươi của Ấn Độ.
Ở Đức, sản xuất rau cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết. Nhiệt độ tăng trong các tháng vừa qua đã đẩy chi phí tưới tiêu tăng cao so với niên vụ trước. Một phần đáng kể diện tích canh tác rau quả của Đức cũng bị thiệt hại nặng do thời tiết.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới thường tăng cao vào dịp cuối năm, do đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong những tháng cuối năm của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Theo báo cáo của Trung tâm trên, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng. Đáng chú ý là xu hướng sử dụng rau quả tươi trên thị trường thế giới ngày càng rõ nét khiến xuất khẩu thanh long, cơm dừa sấy khô, dứa khoanh đông lạnh, đậu Hà Lan, cải thảo… liên tục tăng cao trong những tháng gần đây.
Thị trường nhập khẩu tăng mạnh các các mặt hàng này chủ yếu là Mỹ và EU.
Thời gian tới, dự báo lượng nhập khẩu rau quả tại các thị trường kể trên sẽ tiếp tục ổn định và không bị ảnh hưởng xấu bởi sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. Nhu cầu thay đổi khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộ phận người Mỹ gốc Á, gốc Phi khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rau quả nhiệt đới ngày càng tăng tại Mỹ.
Ngoài ra, các nhân tố thị trường như tỷ giá hối đoái, sự thay đổi cơ cấu của các công ty thực phẩm, đầu tư của ngành chế biến thực phẩm sang các nước đang phát triển và xu hướng tiêu dùng sản phẩm rau quả tươi cũng là những yếu tố thuận lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Trước đó, theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2011 sẽ thu về khoảng 500 triệu tăng 10% so với 2010. Tuy nhiên, chỉ 10 tháng qua, xuất khẩu rau quả đã đạt 515 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước.