“Giải phẫu” cho toàn ngành nông nghiệp Việt Nam
Đã đến lúc chúng ta cần một cuộc “giải phẫu” cho toàn ngành nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp được xác định là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước ta giai đoạn 2016-2020.
Trên thực tế nhiều biện pháp đã được thực hiện để phát triển nông nghiệp bền vững, tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng “giải cứu” nông sản triền miên từ năm này sang năm khác như một điệp khúc buồn của ngành nông nghiệp Việt Nam. Hay vấn đề đầu ra thường xuyên gặp phải như “mất vệ sinh an toàn thực phẩm”, “không đáp ứng được chuỗi giá trị khu vực”…
VnEconomy xin được giới thiệu quan điểm của một số doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành nông nghiệp tại hội thảo Hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo nhu cầu thị trường”, diễn ra cuối tuần qua.
Lấy thị trường làm thước đo để xây dựng chính sách
(Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó chủ tịch Nhóm công tác Nông nghiệp VPSF - Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thuỷ sản Nam Miền Trung)
“Có thị trường là có tất cả và chính sách phát triển thị trường là vấn đề trọng yếu của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc xây dựng các chính sách để phát triển thị trường nông nghiệp dường như còn rất ít được quan tâm hoặc chưa đúng hướng, chưa hiệu quả.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xây dựng các chính sách dường như còn rất ít được quan tâm hoặc chưa đúng hướng, chưa hiệu quả như phân công vai trò chưa hiệu quả và hợp lý. Đối với thị trường xuất khẩu, hiện nay phụ thuộc vào ba bộ: Bộ Nông nghiệp phụ trách khâu sản xuất, Bộ Tài chính điều hành giá và thuế, Bộ Công Thương đảm nhận vai trò xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, cơ chế liên kết các khâu còn yếu kém.
Cách làm thị trường nông nghiệp cũng được đánh giá là chưa khoa học, hợp lý, nông nghiệp vẫn chưa lấy thị trường làm thước đo và mục tiêu để phát triển sản phẩm; thường sản xuất và tìm cách tiêu thụ những gì tiện có, dễ có mà không tập trung tạo ra các sản phẩm thị trường có nhu cầu; kém trong quảng bá cho sản phẩm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, hiện chúng ta đang thiếu câu chuyện để quảng bá cho nông nghiệp Việt Nam. Đó là câu chuyện về việc canh tác như thế nào, chế biến ra sao, bố trí từng vùng với các sản phẩm nào là chủ đạo, đảm bảo an toàn với các cơ chế nào...
Ở tầm quốc gia, nếu Chính phủ muốn làm thị trường cho nông nghiệp Việt Nam thì trước tiên phải có câu chuyện để kể với thị trường.
Ngoài ra, chi phí logistics ở ta cũng rất cao khiến nông sản giảm cạnh tranh so với các nước khác.
Do đó, Nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp để làm chính sách về thị trường nhằm tận dụng mạnh mẽ các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Trước mắt có thể xây dựng chương trình hành động ngành nông nghiệp, trong đó ghi nhận cơ chế để doanh nghiệp cùng Chính phủ nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu và các cơ hội, điều kiện với nông sản Việt Nam.
Trên cơ sở đó, xây dựng và công bố lại quy hoạch, chiến lược về phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo vùng khí hậu.
Chính phủ cần chỉ đạo hình thành các khu vực, các vùng canh tác, chế biến, sản xuất kiểu mẫu với cách thức triển khai chuẩn từ khâu sản xuất tới phân phối sản phẩm đầu ra để tạo câu chuyện cho các mặt hàng thế mạnh của nông nghiệp nước ta; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối đủ năng lực kết nối các chuỗi giá trị, liên kết thị trường nông sản”.
Sớm xoá bỏ hạn điền, tạo cơ chế tích tụ ruộng đất
(Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch nhóm công tác Nông nghiệp VPSF, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thaibinh Seed)
“Gốc rễ để tạo ra đột phá cho ngành nông nghiệp là cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp lấy hộ cá thể làm trọng tâm, chuyển sang hệ thống sản xuất lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Tuy nhiên, các cơ chế và chính sách hiện tại còn nhiều rào cản.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cần diện tích đất đai lớn cho sản xuất, canh tác trong khi chính sách hạn điền không cho phép và đây là rào cản lớn nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Chính sách cốt lõi để tạo động lực cho doanh nghiệp nông nghiệp chính là xoá bỏ hạn điền, tạo cơ chế tập trung, tích tụ đất đai linh hoạt tùy bài toán kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì đất đai là tài sản công đặc biệt, để hạn chế việc lạm dụng đất nông nghiệp cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh khác, Chính phủ nên phát huy vai trò đại diện. Sau khi có cơ chế xóa bỏ hạn điền thì trực tiếp Chính phủ quản lý các vùng đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, quyết định cho doanh nghiệp thuê căn cứ tính khả thi từng dự án.
Ngoài ra, Nhà nước cần thiết xây dựng chính sách thu hút đầu tư phù hợp đối tượng và quy mô doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lớn tạo cơ chế, tạo khung pháp lý để khuyến khích hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và các cam kết ổn định chính sách.
Đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ doanh nghiệp đi lên từ hộ cá thể: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ thủ tục hành chính thông thoáng, hỗ trợ thông tin về thị trường…”.
Lấy doanh nghiệp tư nhân là đầu tàu phát triển nông nghiệp
(Ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
“Điều đáng buồn là đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.
Nguyên nhân là do đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm thuỷ sản có nhiều rủi ro hơn các ngành khác về thời tiết, khí hậu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, hạ tầng, lợi nhuận thấp.
Bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp hiện vẫn phổ biến nhỏ lẻ phân tán, chủ yếu dựa vào kinh tế hộ; nguồn nhân lực lao động nông nghiệp được đào tạo quá thấp trên 90% lao động vẫn là giản đơn và truyền thống, chưa qua đào tạo.
Về mặt chủ quan, chưa thống nhất ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, chính sách khuyến khích chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư, các doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai. Trong thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của quản lý nhà nước trong việc khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực để đầu tư còn chậm được cải thiện.
Doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân phải là đầu tàu trong việc tập hợp nông dân, nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chúng tôi đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm tháo gỡ vấn đề khó khăn nhất hiện nay cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Một là, cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đúng nghĩa với thị trường đất đai để doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.
Hai là, Chính phủ chỉ đạo xây dựng hệ thống hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay như bảo hiểm trong nông nghiệp, hỗ trợ mua bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong các trang trại, doanh nghiệp nhỏ…
Ba là, cần có gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đối với nguồn nhân lực cho nông nghiệp và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ nên hỗ trợ trực tiếp, giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo lao động để phục vụ cho chính doanh nghiệp của họ và có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại… không có đủ điều kiện tự đào tạo nguồn nhân lực”.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
(Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn)
“Để phát triển nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hùng cường, đủ sức cạnh tranh và hội nhập, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thực phẩm, có 2 vấn đề lớn cần làm.
Một là, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết hợp tác đa ngành, đa cấp, xây dựng và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Hai là, xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành phương thức sản xuất cơ bản ở hầu hết các nước công nghiệp. Phương thức này đối lập với với tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ với phương tiện sản xuất hiện nay.
Do đó, vấn đề đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao càng trở nên cấp bách và phải được xem là cốt lõi nhất trong phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả.
Nông nghiệp công nghệ cao cần được Đảng và Nhà nước xem là một chiến lược quốc gia, một giải pháp nâng cao sức cạnh tranh phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chúng tôi kiến nghị, cần giải quyết vấn đề vốn và các thủ tục vay vốn cho sản xuất công nghệ cao có yêu cầu rất lớn, tuy Chính phủ đã có chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất ưu đãi, nhưng việc tiếp cận của nông dân vẫn còn nan giải.
Chính phủ cần có chính sách cụ thể đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quốc gia hỗ trợ công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp công nghệ cao.
Đồng thời, sớm tổ chức lại hệ thống khuyến nông và các lực lượng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hướng các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội vào việc tuyên truyền giáo dục, vận động và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao”.
Điều tiết sản xuất và thị trường chăn nuôi
(TS Kiều Minh Lực, Phó tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam)
“Chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia của các doanh nghiệp, trang trại nhưng phần lớn vẫn là nông hộ. Các tiêu chí chính sách Nhà nước về chăn nuôi chất lượng và hiệu quả để áp dụng đồng thời cho 3 nhóm đối tượng trên là quá khó. Để chăn nuôi chất lượng, hiệu quả, bền vững, hướng tới xuất khẩu được, tôi xin khuyến nghị một số giải pháp.
Một là, về điều tiết thị trường, để giải quyết tình trạng cung vượt cầu hiện nay, Bộ nên hướng vào điều tiết các cơ sở sản xuất giống, nắm chắc số trang trại giống, số lượng lợn, gà giống sản sinh ra trong từng tháng, từng năm.
Đồng thời, điều tiết thị trường sản phẩm chăn nuôi bằng hệ thống nhà máy giết mổ - cấp đông. Các nhà máy giết mổ, tiêu thụ thịt nên có sự góp vốn theo sản lượng chăn nuôi của nông dân, trang trại. Nông dân phải có hợp đồng tiêu thụ đầu ra với các nhà máy giết mổ thì mới được phép chăn nuôi.
Việc dự báo sản lượng chăn nuôi thông qua nhà máy giết mổ sẽ thuận lợi và chính xác hơn là theo báo cáo số liệu thống kê đầu con của các địa phương.
Hai là, phải quy hoạch về thị trường cho các loại sản phẩm. Cần định vị thị trường cho 2 loại sản phẩm chăn nuôi chính là sản phẩm phổ thông và sản phẩm đặc sản để cung cấp chất đạm động vật cho người tiêu dùng.
Theo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thì sản phẩm đặc sản chỉ chiếm 1-2% và được sản xuất từ các giống vật nuôi bản địa. Như vậy để giải quyết nguồn thực phẩm đạm động vật cho người tiêu dùng thì chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản phải đóng vai trò chính và tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi.
Việt Nam cần tiếp tục chuyển đổi sản xuất nông hộ nhỏ sang chăn nuôi công nghiệp, và chỉ cần duy trì một tỷ lệ nhỏ sản xuất nông hộ quy mô nhỏ để chăn nuôi đặc sản.
Ba là, cần thiết lập hàng rào kỹ thuật với thịt đông lạnh giá rẻ. Chăn nuôi Việt Nam đang có giá thành cao hơn một số nước, khả năng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó khăn hơn. Chúng ta không thể khuyến cáo người tiêu dùng chỉ dùng thịt nóng để bảo vệ sản xuất trong nước lâu dài được.
Do vậy, Việt Nam rất cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng về giải pháp kỹ thuật trong hạn chế nhập khẩu thịt đông lạnh bao gồm các yếu tố như nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, ngày giết mổ, thời gian cấp đông cũng như các chỉ tiêu sinh hóa khác đối với sản phẩm thịt”.
Trên thực tế nhiều biện pháp đã được thực hiện để phát triển nông nghiệp bền vững, tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng “giải cứu” nông sản triền miên từ năm này sang năm khác như một điệp khúc buồn của ngành nông nghiệp Việt Nam. Hay vấn đề đầu ra thường xuyên gặp phải như “mất vệ sinh an toàn thực phẩm”, “không đáp ứng được chuỗi giá trị khu vực”…
VnEconomy xin được giới thiệu quan điểm của một số doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành nông nghiệp tại hội thảo Hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo nhu cầu thị trường”, diễn ra cuối tuần qua.
Lấy thị trường làm thước đo để xây dựng chính sách
(Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó chủ tịch Nhóm công tác Nông nghiệp VPSF - Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thuỷ sản Nam Miền Trung)
“Có thị trường là có tất cả và chính sách phát triển thị trường là vấn đề trọng yếu của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc xây dựng các chính sách để phát triển thị trường nông nghiệp dường như còn rất ít được quan tâm hoặc chưa đúng hướng, chưa hiệu quả.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xây dựng các chính sách dường như còn rất ít được quan tâm hoặc chưa đúng hướng, chưa hiệu quả như phân công vai trò chưa hiệu quả và hợp lý. Đối với thị trường xuất khẩu, hiện nay phụ thuộc vào ba bộ: Bộ Nông nghiệp phụ trách khâu sản xuất, Bộ Tài chính điều hành giá và thuế, Bộ Công Thương đảm nhận vai trò xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, cơ chế liên kết các khâu còn yếu kém.
Cách làm thị trường nông nghiệp cũng được đánh giá là chưa khoa học, hợp lý, nông nghiệp vẫn chưa lấy thị trường làm thước đo và mục tiêu để phát triển sản phẩm; thường sản xuất và tìm cách tiêu thụ những gì tiện có, dễ có mà không tập trung tạo ra các sản phẩm thị trường có nhu cầu; kém trong quảng bá cho sản phẩm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, hiện chúng ta đang thiếu câu chuyện để quảng bá cho nông nghiệp Việt Nam. Đó là câu chuyện về việc canh tác như thế nào, chế biến ra sao, bố trí từng vùng với các sản phẩm nào là chủ đạo, đảm bảo an toàn với các cơ chế nào...
Ở tầm quốc gia, nếu Chính phủ muốn làm thị trường cho nông nghiệp Việt Nam thì trước tiên phải có câu chuyện để kể với thị trường.
Ngoài ra, chi phí logistics ở ta cũng rất cao khiến nông sản giảm cạnh tranh so với các nước khác.
Do đó, Nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp để làm chính sách về thị trường nhằm tận dụng mạnh mẽ các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Trước mắt có thể xây dựng chương trình hành động ngành nông nghiệp, trong đó ghi nhận cơ chế để doanh nghiệp cùng Chính phủ nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu và các cơ hội, điều kiện với nông sản Việt Nam.
Trên cơ sở đó, xây dựng và công bố lại quy hoạch, chiến lược về phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo vùng khí hậu.
Chính phủ cần chỉ đạo hình thành các khu vực, các vùng canh tác, chế biến, sản xuất kiểu mẫu với cách thức triển khai chuẩn từ khâu sản xuất tới phân phối sản phẩm đầu ra để tạo câu chuyện cho các mặt hàng thế mạnh của nông nghiệp nước ta; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối đủ năng lực kết nối các chuỗi giá trị, liên kết thị trường nông sản”.
Sớm xoá bỏ hạn điền, tạo cơ chế tích tụ ruộng đất
(Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch nhóm công tác Nông nghiệp VPSF, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thaibinh Seed)
“Gốc rễ để tạo ra đột phá cho ngành nông nghiệp là cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp lấy hộ cá thể làm trọng tâm, chuyển sang hệ thống sản xuất lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Tuy nhiên, các cơ chế và chính sách hiện tại còn nhiều rào cản.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cần diện tích đất đai lớn cho sản xuất, canh tác trong khi chính sách hạn điền không cho phép và đây là rào cản lớn nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Chính sách cốt lõi để tạo động lực cho doanh nghiệp nông nghiệp chính là xoá bỏ hạn điền, tạo cơ chế tập trung, tích tụ đất đai linh hoạt tùy bài toán kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì đất đai là tài sản công đặc biệt, để hạn chế việc lạm dụng đất nông nghiệp cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh khác, Chính phủ nên phát huy vai trò đại diện. Sau khi có cơ chế xóa bỏ hạn điền thì trực tiếp Chính phủ quản lý các vùng đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, quyết định cho doanh nghiệp thuê căn cứ tính khả thi từng dự án.
Ngoài ra, Nhà nước cần thiết xây dựng chính sách thu hút đầu tư phù hợp đối tượng và quy mô doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lớn tạo cơ chế, tạo khung pháp lý để khuyến khích hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và các cam kết ổn định chính sách.
Đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ doanh nghiệp đi lên từ hộ cá thể: hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ thủ tục hành chính thông thoáng, hỗ trợ thông tin về thị trường…”.
Lấy doanh nghiệp tư nhân là đầu tàu phát triển nông nghiệp
(Ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
“Điều đáng buồn là đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.
Nguyên nhân là do đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm thuỷ sản có nhiều rủi ro hơn các ngành khác về thời tiết, khí hậu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, hạ tầng, lợi nhuận thấp.
Bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp hiện vẫn phổ biến nhỏ lẻ phân tán, chủ yếu dựa vào kinh tế hộ; nguồn nhân lực lao động nông nghiệp được đào tạo quá thấp trên 90% lao động vẫn là giản đơn và truyền thống, chưa qua đào tạo.
Về mặt chủ quan, chưa thống nhất ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, chính sách khuyến khích chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư, các doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai. Trong thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của quản lý nhà nước trong việc khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực để đầu tư còn chậm được cải thiện.
Doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân phải là đầu tàu trong việc tập hợp nông dân, nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chúng tôi đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm tháo gỡ vấn đề khó khăn nhất hiện nay cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Một là, cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đúng nghĩa với thị trường đất đai để doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.
Hai là, Chính phủ chỉ đạo xây dựng hệ thống hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay như bảo hiểm trong nông nghiệp, hỗ trợ mua bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong các trang trại, doanh nghiệp nhỏ…
Ba là, cần có gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đối với nguồn nhân lực cho nông nghiệp và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ nên hỗ trợ trực tiếp, giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo lao động để phục vụ cho chính doanh nghiệp của họ và có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại… không có đủ điều kiện tự đào tạo nguồn nhân lực”.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
(Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn)
“Để phát triển nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hùng cường, đủ sức cạnh tranh và hội nhập, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thực phẩm, có 2 vấn đề lớn cần làm.
Một là, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết hợp tác đa ngành, đa cấp, xây dựng và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Hai là, xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành phương thức sản xuất cơ bản ở hầu hết các nước công nghiệp. Phương thức này đối lập với với tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ với phương tiện sản xuất hiện nay.
Do đó, vấn đề đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao càng trở nên cấp bách và phải được xem là cốt lõi nhất trong phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả.
Nông nghiệp công nghệ cao cần được Đảng và Nhà nước xem là một chiến lược quốc gia, một giải pháp nâng cao sức cạnh tranh phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chúng tôi kiến nghị, cần giải quyết vấn đề vốn và các thủ tục vay vốn cho sản xuất công nghệ cao có yêu cầu rất lớn, tuy Chính phủ đã có chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất ưu đãi, nhưng việc tiếp cận của nông dân vẫn còn nan giải.
Chính phủ cần có chính sách cụ thể đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quốc gia hỗ trợ công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp công nghệ cao.
Đồng thời, sớm tổ chức lại hệ thống khuyến nông và các lực lượng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hướng các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội vào việc tuyên truyền giáo dục, vận động và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao”.
Điều tiết sản xuất và thị trường chăn nuôi
(TS Kiều Minh Lực, Phó tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam)
“Chăn nuôi Việt Nam có sự tham gia của các doanh nghiệp, trang trại nhưng phần lớn vẫn là nông hộ. Các tiêu chí chính sách Nhà nước về chăn nuôi chất lượng và hiệu quả để áp dụng đồng thời cho 3 nhóm đối tượng trên là quá khó. Để chăn nuôi chất lượng, hiệu quả, bền vững, hướng tới xuất khẩu được, tôi xin khuyến nghị một số giải pháp.
Một là, về điều tiết thị trường, để giải quyết tình trạng cung vượt cầu hiện nay, Bộ nên hướng vào điều tiết các cơ sở sản xuất giống, nắm chắc số trang trại giống, số lượng lợn, gà giống sản sinh ra trong từng tháng, từng năm.
Đồng thời, điều tiết thị trường sản phẩm chăn nuôi bằng hệ thống nhà máy giết mổ - cấp đông. Các nhà máy giết mổ, tiêu thụ thịt nên có sự góp vốn theo sản lượng chăn nuôi của nông dân, trang trại. Nông dân phải có hợp đồng tiêu thụ đầu ra với các nhà máy giết mổ thì mới được phép chăn nuôi.
Việc dự báo sản lượng chăn nuôi thông qua nhà máy giết mổ sẽ thuận lợi và chính xác hơn là theo báo cáo số liệu thống kê đầu con của các địa phương.
Hai là, phải quy hoạch về thị trường cho các loại sản phẩm. Cần định vị thị trường cho 2 loại sản phẩm chăn nuôi chính là sản phẩm phổ thông và sản phẩm đặc sản để cung cấp chất đạm động vật cho người tiêu dùng.
Theo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thì sản phẩm đặc sản chỉ chiếm 1-2% và được sản xuất từ các giống vật nuôi bản địa. Như vậy để giải quyết nguồn thực phẩm đạm động vật cho người tiêu dùng thì chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản phải đóng vai trò chính và tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi.
Việt Nam cần tiếp tục chuyển đổi sản xuất nông hộ nhỏ sang chăn nuôi công nghiệp, và chỉ cần duy trì một tỷ lệ nhỏ sản xuất nông hộ quy mô nhỏ để chăn nuôi đặc sản.
Ba là, cần thiết lập hàng rào kỹ thuật với thịt đông lạnh giá rẻ. Chăn nuôi Việt Nam đang có giá thành cao hơn một số nước, khả năng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó khăn hơn. Chúng ta không thể khuyến cáo người tiêu dùng chỉ dùng thịt nóng để bảo vệ sản xuất trong nước lâu dài được.
Do vậy, Việt Nam rất cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng về giải pháp kỹ thuật trong hạn chế nhập khẩu thịt đông lạnh bao gồm các yếu tố như nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, ngày giết mổ, thời gian cấp đông cũng như các chỉ tiêu sinh hóa khác đối với sản phẩm thịt”.