Hikikomori: Chuyện ít biết về những người Nhật bên lề xã hội
Cái đáng tiếc với nhiều hikikomori, chính là họ được sinh ra trên đất Nhật
Những ngày cuối tuần, nườm nượp người qua lại trên đường phố tại quận Ikebukuro, trung tâm thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Dù trời đã tối và đang là mùa hè, nhưng Ran Yagasa vẫn kéo cao mũ, để che được càng nhiều khuôn mặt mình càng tốt. Anh cứ đi bộ vật vờ, mà không biết mình sẽ đi về đâu.
Chệch đường ray
Năm nay 35 tuổi, Yagasa đã rời trường từ cách đây 20 năm, khi bị bạn học bắt nạt và tẩy chay. Bố mẹ anh khi đó cũng đã cố gắng thuyết phục con trở lại trường, nhưng mỗi lần cố gắng, Yagasa lại càng bị bắt nạt nhiều hơn.
Bố mẹ anh chuyển cho anh sang trường mới, nhưng anh cũng không thể thích nghi, và cuối cùng họ đành để mặc cho đứa con lớn lên trong cô độc. Ban ngày, Yagasa giam mình trong phòng kín, và chỉ ra ngoài khi tối trời.
Xã hội Nhật thường có một quy trình luân chuyển mà người ta hay gọi nó là đường xe lửa một tuyến: học hết phổ thông rồi sẽ vào đại học, hết đại học sẽ cống hiến trọn đời cho công ty nào đó, lập gia đình, và cứ thế đi làm tuần tự từ năm này qua năm khác, cho đến hết cuộc đời.
Thế nhưng số lượng suất vào đại học chỉ có hạn, và nhiều khi thi cử cũng đi kèm với yếu tố may mắn. Trong một xã hội với hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung vào các tập đoàn, nếu không có bằng cấp tử tế để vào được những doanh nghiệp đó làm việc, sẽ cực khó để một con người có thể được “sống” thực sự trong xã hội.
Hay nói cách khác, chỉ một lần thất bại, con người ta gần như không còn cơ hội để đứng dậy.
Tương tự Ran Yagasa, Daichi Goro cũng là một trường hợp như thế. Anh từng cố gắng thi vào trường mỹ thuật mà mình thích nhất. Thế nhưng ở Nhật, để theo học được trường mỹ thuật cần đến sự đầu tư rất lớn từ gia đình ngay khi còn học phổ thông. Cha mẹ Goro vốn chỉ làm ở công ty nhỏ với mức lương thấp, nên không có điều kiện đầu tư như vậy.
Không vào được trường mình mong muốn, Goro cũng không còn cảm thấy yêu thích với bất kỳ ngành nghề nào khác. Anh vẽ rất nhiều những bức tranh chỉ được treo trong phòng của mình. Từ đó, anh cũng rời xa dần xã hội.
Cha mẹ Goro sau nhiều năm tranh cãi kịch liệt với con trai cũng đã trở nên buông xuôi, im lặng và mệt mỏi. Đến bữa ăn, khay đồ ăn cho anh được đặt ở cửa phòng kèm với mấy tiếng gõ cửa. Goro lấy vào ăn và chỉ xuống nhà rửa bát cho mình khi anh chắc chắn bố mẹ đã đi ngủ hết.
Bạn bè lần lượt vào đại học rồi đi làm, giữa Goro và họ cũng không còn nhiều điểm tương đồng để nói chuyện. Anh chính thức trở thành một hikikomori trong tiếng Nhật, hay còn gọi là những người bên lề xã hội.
Có từ khi nào?
Thuật ngữ hikikomori được dùng để nói đến những người chủ động rời bỏ xã hội và khép mình trong thế giới riêng. “Hiku” có nghĩa là kéo, “komori” trong tiếng Nhật là nghỉ ngơi. Dịch đơn giản, hikikomoro có nghĩa “tự rút lui và nghỉ ngơi”. Triệu chứng này mang tính tâm lý nhiều hơn bệnh lý.
Nhiều người tin rằng hikikomori là sản phẩm của xã hội Nhật hiện đại, thế nhưng theo nghiên cứu với tựa đề “The Japanese hikikomori phenomenon: Acute social withdrawal among young people” của GS. Andy Furlong đăng tải trên The Sociological Review năm 2008, dù thuật ngữ hikikomori được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu Norihiko Kitao vào năm 1986, nhưng hiện tượng này tồn tại ở Nhật ít nhất từ thập niên 1950, tức là từ sau thế chiến thứ hai.
Nhiều cuốn tiểu thuyết xuất bản vào thập niên 1950 đã miêu tả về cuộc sống của nhiều học sinh trung học từ chối ra khỏi nhà hoặc tiếp xúc với bạn cùng trang lứa. Đến năm 1970, các nhà giáo dục và chuyên gia tâm lý học bắt đầu lo ngại về việc số lượng những người có cách sống như trên ngày một gia tăng.
Không ít người hiểu lầm rằng những hikikomori không bao giờ ra khỏi nhà. Tuy nhiên, trong thực tế cách hành xử của họ cũng rất khác nhau. Có người gần như không bao giờ ra khỏi nhà, có người hàng ngày vẫn xách cặp, túi ra khỏi nhà như đi học đi làm, nhưng thực ra họ lang thang vô định hết đường này phố khác hoặc leo lên tàu điện đi loanh quanh. Họ rời nhà từ rất sớm để tránh không chạm mặt bạn học cũ hay hàng xóm.
Đến thời kỳ mạng Internet phát triển, các hikikomori chủ yếu giữ liên lạc và tìm hiểu về thế giới bên ngoài thông qua máy tính. Họ đọc tin, vào các diễn đàn xem điều gì diễn ra xung quanh mình. Họ đọc rất nhiều sách báo mà họ có thể tiếp cận được.
Hikikomori không hề ngu dốt, thậm chí theo nhà nghiên cứu tâm lý Yusuke Takatsuka, khi ông tiếp xúc với họ, ông cảm thấy số lượng những người có khả năng tư duy và phản biện tốt không hề ít. Họ nắm rất vững nhiều điều đang diễn ra trên thế giới, chỉ đơn giản là, họ không muốn giao tiếp với ai.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu tại Nhật vẫn tranh cãi với nhau rất nhiều về số lượng hikikomori thực tế trong xã hội Nhật.
Năm 2007, bác sỹ tâm lý người Nhật Tamaki Saito với kinh nghiệm 40 năm điều trị tâm lý khẳng định, từ số lượng những ca điều trị tâm lý mà ông đã thực hiện trong cuộc đời làm nghề của mình, số lượng hikikomori trong xã hội Nhật ước khoảng 1 triệu người.
Bác sỹ tâm lý học Yusuke Takatsuka năm 2006 đưa ra con số từ 640 nghìn người đến 1 triệu người. Trên thực tế, cực khó để có được những con số thực sự chính xác về số lượng hikikomori bởi truyền thông cũng như giới chức Nhật thường né tránh điều này.
Nhà báo Mỹ Michael Zielenziger với cuốn sách rất nổi tiếng nói về hikikomori có tên “Shutting out the sun”, hai nhà nghiên cứu Saito Tamaki và Jeffrey Angles với cuốn sách “Hikikomori: Adolescence without end” đều đồng thuận với con số khoảng từ 700 nghìn đến 1 triệu người, tức khoảng gần 1% dân số Nhật.
Ai sẽ giúp họ?
Những năm gần đây khi dân số Nhật ngày một già đi, tổng dân số cũng như lực lượng lao động ngày một sụt giảm, vấn đề của những người hikikomori được quan tâm nhiều hơn.
Trên phương diện kinh tế, hiện tượng hikikomori đã lấy đi của nước Nhật nhiều lao động mà lẽ ra họ đang trong độ tuổi sung sức nhất. Giới chức Nhật Bản không thể không lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với hikikomori khi cha mẹ họ về hưu hoặc qua đời.
Tại tỉnh Fukuoka, một trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu về hikikomori đã được thành lập cách đây 4 năm. Trung tâm này chịu trách nhiệm nghiên cứu về hiện tượng xã hội đó, đồng thời hỗ trợ cho những hikikomori theo đường dây nóng. Họ cũng sẵn sàng tổ chức riêng các buổi trị liệu, tư vấn tâm lý.
Nhân viên trung tâm cho biết họ nhận được rất nhiều cuộc gọi, chủ yếu đến từ cha mẹ của những hikikomori. Cũng có một số hikikomori chịu xuất hiện tại trung tâm, và chỉ một phần rất nhỏ trong số họ được điều trị thành công.
Theo hai tác giả Saito Tamaki và Jeffrey Angles, tâm lý coi trọng thể diện quá mức của nhiều bậc cha mẹ Nhật Bản chính là yếu tố khiến bệnh của con họ trở nên nặng hơn. Có những bà mẹ luôn muốn giấu đứa con của mình trong nhà, không muốn cho con tiếp xúc với ngay cả họ hàng gần gũi như bác ruột, chú ruột. Họ không muốn người khác nhìn vào họ với ánh mắt khinh thường rằng họ đã không thể nuôi dạy nên những đứa con thành đạt.
Thời gian qua đi, cảm thấy tự bản thân không thể thay đổi được tình hình, họ chấp nhận và bỏ mặc đứa con của mình. Vậy nên, nhiều gia đình giàu có vẫn có hikikomori, họ thuê riêng người giúp việc hàng ngày nấu cơm mang cơm đến cửa phòng cho con, để đó và sau khoảng thời gian nhất định quay lại mang khay cơm đã ăn hết, hoặc cũng có khi không được đụng đến miếng nào.
Cuộc sống như vậy cứ tuần tự trôi đi.
“Đặc trưng” Nhật Bản
Nhà nghiên cứu Saito Tamaki khẳng định rằng, thực ra hikikomori không phải vấn đề của riêng nước Nhật, mà có thể xảy ra ở bất kỳ xã hội nào từng trải qua thời kỳ công nghiệp hóa phát triển bùng nổ rồi sau đó rơi vào khủng hoảng.
Thế nhưng chính cách ứng xử của người Nhật, khi thường cố che giấu vấn đề, đã khiến tình trạng hikikomori ngày một tệ hơn.
Theo GS. Saji Motorhide tại Đại học Chicago University (Mỹ), các hikikomori Nhật nếu sống trong bối cảnh xã hội Mỹ đã có thể trở thành những kỹ sư công nghệ lành nghề, hay nhà văn, nhà sáng tác - những nghề nghiệp đòi hỏi khả năng nghiên cứu độc lập và tập trung, mà không phải giao tiếp nhiều.
Cái đáng tiếc với nhiều hikikomori, chính là họ được sinh ra trên đất Nhật.
Với văn hóa phương Tây, nhà nghiên cứu Shinichi Kato khẳng định: “Khi vấn đề gia đình tương tự xảy ra ở các nước phương Tây, thì với văn hóa cởi mở, các bậc cha mẹ sẽ không có xu thế che giấu mà sẽ trực diện cùng với gia đình, người thân giúp đỡ hikikomori, hối thúc thậm chí ép buộc con ra ngoài, tạo điều kiện cho con giao tiếp nhiều hơn với nhiều người. Bằng cách đó, các em sẽ hiểu nhiều hơn về cách đứng lên sau thất bại”.
Có tín hiệu đáng mừng rằng tại các trung tâm hỗ trợ cho hikikomori tại Nhật, nhiều bác sỹ tâm lý đã có cách tiếp cận hiệu quả hơn. Bà Michiko Tanaka, chủ tịch một trung tâm phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ cho các hikikomori, luôn đón các bệnh nhân hikikomori với nụ cười rạng ngời, kiên nhẫn ngồi hàng giờ để nói nhiều câu chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng, không mang nội dung phán xét.
Nhiều hikikomori ngồi hàng giờ và giữ nguyên thái độ câm lặng, nhìn chằm chằm vào bác sỹ và không có bất kỳ phản ứng nào. Nhưng số ít trong đó cuối cùng cũng phản ứng và đối thoại với bác sỹ.
Mỗi tháng, bác sỹ chia nhau ra đến nhà các hikikomori mà họ tiếp cận được, rủ các hikikomori ra ngoài đi uống cà phê hoặc tham gia một số hoạt động, nhằm giúp những người này tự tin hơn trong giao tiếp xã hội.
Dù trời đã tối và đang là mùa hè, nhưng Ran Yagasa vẫn kéo cao mũ, để che được càng nhiều khuôn mặt mình càng tốt. Anh cứ đi bộ vật vờ, mà không biết mình sẽ đi về đâu.
Chệch đường ray
Năm nay 35 tuổi, Yagasa đã rời trường từ cách đây 20 năm, khi bị bạn học bắt nạt và tẩy chay. Bố mẹ anh khi đó cũng đã cố gắng thuyết phục con trở lại trường, nhưng mỗi lần cố gắng, Yagasa lại càng bị bắt nạt nhiều hơn.
Bố mẹ anh chuyển cho anh sang trường mới, nhưng anh cũng không thể thích nghi, và cuối cùng họ đành để mặc cho đứa con lớn lên trong cô độc. Ban ngày, Yagasa giam mình trong phòng kín, và chỉ ra ngoài khi tối trời.
Xã hội Nhật thường có một quy trình luân chuyển mà người ta hay gọi nó là đường xe lửa một tuyến: học hết phổ thông rồi sẽ vào đại học, hết đại học sẽ cống hiến trọn đời cho công ty nào đó, lập gia đình, và cứ thế đi làm tuần tự từ năm này qua năm khác, cho đến hết cuộc đời.
Thế nhưng số lượng suất vào đại học chỉ có hạn, và nhiều khi thi cử cũng đi kèm với yếu tố may mắn. Trong một xã hội với hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung vào các tập đoàn, nếu không có bằng cấp tử tế để vào được những doanh nghiệp đó làm việc, sẽ cực khó để một con người có thể được “sống” thực sự trong xã hội.
Hay nói cách khác, chỉ một lần thất bại, con người ta gần như không còn cơ hội để đứng dậy.
Tương tự Ran Yagasa, Daichi Goro cũng là một trường hợp như thế. Anh từng cố gắng thi vào trường mỹ thuật mà mình thích nhất. Thế nhưng ở Nhật, để theo học được trường mỹ thuật cần đến sự đầu tư rất lớn từ gia đình ngay khi còn học phổ thông. Cha mẹ Goro vốn chỉ làm ở công ty nhỏ với mức lương thấp, nên không có điều kiện đầu tư như vậy.
Không vào được trường mình mong muốn, Goro cũng không còn cảm thấy yêu thích với bất kỳ ngành nghề nào khác. Anh vẽ rất nhiều những bức tranh chỉ được treo trong phòng của mình. Từ đó, anh cũng rời xa dần xã hội.
Cha mẹ Goro sau nhiều năm tranh cãi kịch liệt với con trai cũng đã trở nên buông xuôi, im lặng và mệt mỏi. Đến bữa ăn, khay đồ ăn cho anh được đặt ở cửa phòng kèm với mấy tiếng gõ cửa. Goro lấy vào ăn và chỉ xuống nhà rửa bát cho mình khi anh chắc chắn bố mẹ đã đi ngủ hết.
Bạn bè lần lượt vào đại học rồi đi làm, giữa Goro và họ cũng không còn nhiều điểm tương đồng để nói chuyện. Anh chính thức trở thành một hikikomori trong tiếng Nhật, hay còn gọi là những người bên lề xã hội.
Có từ khi nào?
Thuật ngữ hikikomori được dùng để nói đến những người chủ động rời bỏ xã hội và khép mình trong thế giới riêng. “Hiku” có nghĩa là kéo, “komori” trong tiếng Nhật là nghỉ ngơi. Dịch đơn giản, hikikomoro có nghĩa “tự rút lui và nghỉ ngơi”. Triệu chứng này mang tính tâm lý nhiều hơn bệnh lý.
Nhiều người tin rằng hikikomori là sản phẩm của xã hội Nhật hiện đại, thế nhưng theo nghiên cứu với tựa đề “The Japanese hikikomori phenomenon: Acute social withdrawal among young people” của GS. Andy Furlong đăng tải trên The Sociological Review năm 2008, dù thuật ngữ hikikomori được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu Norihiko Kitao vào năm 1986, nhưng hiện tượng này tồn tại ở Nhật ít nhất từ thập niên 1950, tức là từ sau thế chiến thứ hai.
Nhiều cuốn tiểu thuyết xuất bản vào thập niên 1950 đã miêu tả về cuộc sống của nhiều học sinh trung học từ chối ra khỏi nhà hoặc tiếp xúc với bạn cùng trang lứa. Đến năm 1970, các nhà giáo dục và chuyên gia tâm lý học bắt đầu lo ngại về việc số lượng những người có cách sống như trên ngày một gia tăng.
Không ít người hiểu lầm rằng những hikikomori không bao giờ ra khỏi nhà. Tuy nhiên, trong thực tế cách hành xử của họ cũng rất khác nhau. Có người gần như không bao giờ ra khỏi nhà, có người hàng ngày vẫn xách cặp, túi ra khỏi nhà như đi học đi làm, nhưng thực ra họ lang thang vô định hết đường này phố khác hoặc leo lên tàu điện đi loanh quanh. Họ rời nhà từ rất sớm để tránh không chạm mặt bạn học cũ hay hàng xóm.
Đến thời kỳ mạng Internet phát triển, các hikikomori chủ yếu giữ liên lạc và tìm hiểu về thế giới bên ngoài thông qua máy tính. Họ đọc tin, vào các diễn đàn xem điều gì diễn ra xung quanh mình. Họ đọc rất nhiều sách báo mà họ có thể tiếp cận được.
Hikikomori không hề ngu dốt, thậm chí theo nhà nghiên cứu tâm lý Yusuke Takatsuka, khi ông tiếp xúc với họ, ông cảm thấy số lượng những người có khả năng tư duy và phản biện tốt không hề ít. Họ nắm rất vững nhiều điều đang diễn ra trên thế giới, chỉ đơn giản là, họ không muốn giao tiếp với ai.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu tại Nhật vẫn tranh cãi với nhau rất nhiều về số lượng hikikomori thực tế trong xã hội Nhật.
Năm 2007, bác sỹ tâm lý người Nhật Tamaki Saito với kinh nghiệm 40 năm điều trị tâm lý khẳng định, từ số lượng những ca điều trị tâm lý mà ông đã thực hiện trong cuộc đời làm nghề của mình, số lượng hikikomori trong xã hội Nhật ước khoảng 1 triệu người.
Bác sỹ tâm lý học Yusuke Takatsuka năm 2006 đưa ra con số từ 640 nghìn người đến 1 triệu người. Trên thực tế, cực khó để có được những con số thực sự chính xác về số lượng hikikomori bởi truyền thông cũng như giới chức Nhật thường né tránh điều này.
Nhà báo Mỹ Michael Zielenziger với cuốn sách rất nổi tiếng nói về hikikomori có tên “Shutting out the sun”, hai nhà nghiên cứu Saito Tamaki và Jeffrey Angles với cuốn sách “Hikikomori: Adolescence without end” đều đồng thuận với con số khoảng từ 700 nghìn đến 1 triệu người, tức khoảng gần 1% dân số Nhật.
Ai sẽ giúp họ?
Những năm gần đây khi dân số Nhật ngày một già đi, tổng dân số cũng như lực lượng lao động ngày một sụt giảm, vấn đề của những người hikikomori được quan tâm nhiều hơn.
Trên phương diện kinh tế, hiện tượng hikikomori đã lấy đi của nước Nhật nhiều lao động mà lẽ ra họ đang trong độ tuổi sung sức nhất. Giới chức Nhật Bản không thể không lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với hikikomori khi cha mẹ họ về hưu hoặc qua đời.
Tại tỉnh Fukuoka, một trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu về hikikomori đã được thành lập cách đây 4 năm. Trung tâm này chịu trách nhiệm nghiên cứu về hiện tượng xã hội đó, đồng thời hỗ trợ cho những hikikomori theo đường dây nóng. Họ cũng sẵn sàng tổ chức riêng các buổi trị liệu, tư vấn tâm lý.
Nhân viên trung tâm cho biết họ nhận được rất nhiều cuộc gọi, chủ yếu đến từ cha mẹ của những hikikomori. Cũng có một số hikikomori chịu xuất hiện tại trung tâm, và chỉ một phần rất nhỏ trong số họ được điều trị thành công.
Theo hai tác giả Saito Tamaki và Jeffrey Angles, tâm lý coi trọng thể diện quá mức của nhiều bậc cha mẹ Nhật Bản chính là yếu tố khiến bệnh của con họ trở nên nặng hơn. Có những bà mẹ luôn muốn giấu đứa con của mình trong nhà, không muốn cho con tiếp xúc với ngay cả họ hàng gần gũi như bác ruột, chú ruột. Họ không muốn người khác nhìn vào họ với ánh mắt khinh thường rằng họ đã không thể nuôi dạy nên những đứa con thành đạt.
Thời gian qua đi, cảm thấy tự bản thân không thể thay đổi được tình hình, họ chấp nhận và bỏ mặc đứa con của mình. Vậy nên, nhiều gia đình giàu có vẫn có hikikomori, họ thuê riêng người giúp việc hàng ngày nấu cơm mang cơm đến cửa phòng cho con, để đó và sau khoảng thời gian nhất định quay lại mang khay cơm đã ăn hết, hoặc cũng có khi không được đụng đến miếng nào.
Cuộc sống như vậy cứ tuần tự trôi đi.
“Đặc trưng” Nhật Bản
Nhà nghiên cứu Saito Tamaki khẳng định rằng, thực ra hikikomori không phải vấn đề của riêng nước Nhật, mà có thể xảy ra ở bất kỳ xã hội nào từng trải qua thời kỳ công nghiệp hóa phát triển bùng nổ rồi sau đó rơi vào khủng hoảng.
Thế nhưng chính cách ứng xử của người Nhật, khi thường cố che giấu vấn đề, đã khiến tình trạng hikikomori ngày một tệ hơn.
Theo GS. Saji Motorhide tại Đại học Chicago University (Mỹ), các hikikomori Nhật nếu sống trong bối cảnh xã hội Mỹ đã có thể trở thành những kỹ sư công nghệ lành nghề, hay nhà văn, nhà sáng tác - những nghề nghiệp đòi hỏi khả năng nghiên cứu độc lập và tập trung, mà không phải giao tiếp nhiều.
Cái đáng tiếc với nhiều hikikomori, chính là họ được sinh ra trên đất Nhật.
Với văn hóa phương Tây, nhà nghiên cứu Shinichi Kato khẳng định: “Khi vấn đề gia đình tương tự xảy ra ở các nước phương Tây, thì với văn hóa cởi mở, các bậc cha mẹ sẽ không có xu thế che giấu mà sẽ trực diện cùng với gia đình, người thân giúp đỡ hikikomori, hối thúc thậm chí ép buộc con ra ngoài, tạo điều kiện cho con giao tiếp nhiều hơn với nhiều người. Bằng cách đó, các em sẽ hiểu nhiều hơn về cách đứng lên sau thất bại”.
Có tín hiệu đáng mừng rằng tại các trung tâm hỗ trợ cho hikikomori tại Nhật, nhiều bác sỹ tâm lý đã có cách tiếp cận hiệu quả hơn. Bà Michiko Tanaka, chủ tịch một trung tâm phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ cho các hikikomori, luôn đón các bệnh nhân hikikomori với nụ cười rạng ngời, kiên nhẫn ngồi hàng giờ để nói nhiều câu chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng, không mang nội dung phán xét.
Nhiều hikikomori ngồi hàng giờ và giữ nguyên thái độ câm lặng, nhìn chằm chằm vào bác sỹ và không có bất kỳ phản ứng nào. Nhưng số ít trong đó cuối cùng cũng phản ứng và đối thoại với bác sỹ.
Mỗi tháng, bác sỹ chia nhau ra đến nhà các hikikomori mà họ tiếp cận được, rủ các hikikomori ra ngoài đi uống cà phê hoặc tham gia một số hoạt động, nhằm giúp những người này tự tin hơn trong giao tiếp xã hội.