IFC giúp "siêu tổng công ty" xây dựng thể chế và cơ cấu tổ chức
Ba năm tới, phần vốn Nhà nước tại hơn 3.000 doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ được chuyển cho SCIC quản lý
Hôm qua (17/4), Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân thuộcTập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC-MPDF) đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ với Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC).
Theo đó, IFC-MPDF sẽ hỗ trợ SCIC trong quá trình xây dựng thể chế và cơ cấu tổ chức.
Mới thành lập tháng 8/2006, trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang có những nỗ lực tích cực nhằm tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm tăng hiệu quả nguồn vốn nhà nước, SCIC có nhiệm vụ đại diện cho cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, đầu tư vốn Nhà nước một cách hiệu quả và huy động vốn từ các thị trường trong và ngoài nước.
Theo kế hoạch của Chính phủ, trong vòng 3 năm tới, phần vốn Nhà nước tại hơn 3.000 doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ được chuyển cho SCIC quản lý. Vì thế, SCIC phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã được Chính phủ quy định.
TS. Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của SCIC cho biết, việc hợp tác với IFC-MPDF sẽ góp phần giúp SCIC thực hiện tốt vai trò đại diện sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp mà tổng công ty quản lý, cũng như giúp SCIC trở thành tổng công ty quản lý vốn nhà nước chuyên nghiệp được quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhằm hỗ trợ SCIC xây dựng cơ cấu tổ chức và thể chế để có thể vượt qua các thách thức này, IFC-MPDF bước đầu sẽ giúp SCIC rà soát và củng cố lại điều lệ và cơ cấu quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chiến lược; đưa ra các tiêu chí phân loại doanh nghiệp thành các nhóm, bao gồm nhóm doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa hoàn toàn, nhóm doanh nghiệp cần giữ nguyên cơ cấu vốn, và nhóm doanh nghiệp cần cơ cấu lại trước khi có những quyết định tiếp theo.
Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân (IFC-MPDF) là chương trình do nhiều quốc gia và tổ chức tài trợ và do Công ty Tài chính Quốc tế IFC điều hành. IFC-MPDF được thành lập với mục tiêu giảm nghèo thông qua việc hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế tư nhân tại Campuchia, Lào và Việt Nam.
Theo đó, IFC-MPDF sẽ hỗ trợ SCIC trong quá trình xây dựng thể chế và cơ cấu tổ chức.
Mới thành lập tháng 8/2006, trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang có những nỗ lực tích cực nhằm tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm tăng hiệu quả nguồn vốn nhà nước, SCIC có nhiệm vụ đại diện cho cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, đầu tư vốn Nhà nước một cách hiệu quả và huy động vốn từ các thị trường trong và ngoài nước.
Theo kế hoạch của Chính phủ, trong vòng 3 năm tới, phần vốn Nhà nước tại hơn 3.000 doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ được chuyển cho SCIC quản lý. Vì thế, SCIC phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã được Chính phủ quy định.
TS. Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của SCIC cho biết, việc hợp tác với IFC-MPDF sẽ góp phần giúp SCIC thực hiện tốt vai trò đại diện sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp mà tổng công ty quản lý, cũng như giúp SCIC trở thành tổng công ty quản lý vốn nhà nước chuyên nghiệp được quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhằm hỗ trợ SCIC xây dựng cơ cấu tổ chức và thể chế để có thể vượt qua các thách thức này, IFC-MPDF bước đầu sẽ giúp SCIC rà soát và củng cố lại điều lệ và cơ cấu quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chiến lược; đưa ra các tiêu chí phân loại doanh nghiệp thành các nhóm, bao gồm nhóm doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa hoàn toàn, nhóm doanh nghiệp cần giữ nguyên cơ cấu vốn, và nhóm doanh nghiệp cần cơ cấu lại trước khi có những quyết định tiếp theo.
Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân (IFC-MPDF) là chương trình do nhiều quốc gia và tổ chức tài trợ và do Công ty Tài chính Quốc tế IFC điều hành. IFC-MPDF được thành lập với mục tiêu giảm nghèo thông qua việc hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế tư nhân tại Campuchia, Lào và Việt Nam.