“Không thể phản biện cho đầu tư “tay trái”!
Những phản biện về đầu tư “tay trái” của các tập đoàn kinh tế là chủ quan và không có cơ sở
Những phản biện về đầu tư “tay trái” của các tập đoàn kinh tế là chủ quan và không có cơ sở.
Với quan điểm này, bà Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng - cho rằng, một khi các tập đoàn kinh tế chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì không thể có chuyện đầu tư ra ngoài, bất kể là ngành nghề gì.
Mặt hạn chế là không nhỏ
Bà nhìn nhận thế nào về mặt hạn chế của các tập đoàn kinh tế nhà nước?
Nhìn chung ở các nước có nền kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước vào kinh doanh đều hết sức hạn chế. Nhưng cũng có những nền kinh tế khá phát triển như Hàn Quốc cũng có tới 305 công ty nhà nước, tất nhiên họ cũng đang trong quá trình cắt giảm.
Còn Việt Nam thì mô hình xây dựng kinh tế hơi khác các nước một chút, chúng ta thực hiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do đó, các nghị quyết của Đảng xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cũng vì vậy mà có tư tưởng chung: vì là chủ đạo nên nhà nước cũng cần phải có công cụ để thực hiện vai trò đó.
Tuy nhiên, khái niệm kinh tế nhà nước thì rộng hơn nhiều chứ không chỉ có doanh nghiệp nhà nước, nhưng vì chúng ta duy trì quá nhiều doanh nghiệp nhà nước nên nhiều doanh nghiệp đã lạm dụng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để biến thành vai trò chủ đạo của mình. Chính điều này đã dẫn đến những hiểu lầm về vai trò cũng như những sai sót của doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng chúng ta cũng đã khắc phục cái sai đó bằng chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cổ phần hóa lại tiếp tục có vấn đề. Riêng mục tiêu trong năm 2007 là cải cách - trong đó chủ yếu là cổ phần hóa - khoảng 500 doanh nghiệp thì chỉ đạt 1/2 mục tiêu. Điều này đã cho thấy chúng ta còn nhiều lúng túng, bất cập trong cổ phần hóa.
Gần đây nhất có hai đơn vị quan trọng được nhà nước giao chịu trách nhiệm nhiều về doanh nghiệp nhà nước là Bộ Tài chính và Ban Đổi mới doanh nghiệp thì cả hai đều đề xuất là tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực hiện những cơ chế mới để quản lý hiệu quả hơn.
Điều này chứng tỏ một số cơ quan nhà nước cũng đã nhận thấy có sự bất cập trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng, có một thực tế quan trọng hơn là trong nền kinh tế của chúng ta, đó là các doanh nghiệp nhà nước đang làm quá nhiều việc, nắm giữ quá nhiều tài sản chung của đất nước. Vì vậy, để dẫn đến những khó khăn kinh tế như hiện nay thì có "đóng góp” một phần không nhỏ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế.
Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là, chừng nào doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại thì yêu cầu đầu tiên phải là đẩy mạnh cải cách và quản lý chặt chẽ hơn để có thể đạt hiệu quả hơn.
Cần quản lý tất cả các tập đoàn
Việc các tập đoàn kinh tế chưa được hiệu quả như kỳ vọng, liệu còn vì hiện chưa có khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý họ, thưa bà?
Đúng vậy, trên thực tế, chúng ta chưa có bất kỳ một khuôn khổ pháp lý đầy đủ nào để quản lý các tập đoàn kinh tế, ngoại trừ hai điều quy định đơn giản của Luật Doanh nghiệp. Do đó, với 8 tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động nên càng cần thiết phải có một bộ khung pháp lý để quản lý.
Tuy nhiên, có một hạn chế là chúng ta đang xây dựng một nghị định về quản lý các tập đoàn kinh tế nhưng chỉ là tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi hiện nay chúng ta cũng đã có tập đoàn kinh tế tư nhân, hay các thành viên của tập đoàn là của tư nhân… thì sẽ quản lý như thế nào?
Vậy, nếu nghị định mở rộng ra, thì sẽ tạo cho các tập đoàn kinh tế tư nhân yên tâm hơn trong hoạt động kinh doanh mà không phải lo nơm nớp là bị “thổi còi” vì hoạt động không theo một luật nào cả. Và thực tế cũng rất dễ bị thổi còi, và trong đó cũng có tiếng còi đúng, có tiếng còi oan.
Nhưng rộng hơn là có sự trói buộc nhất định, bởi nếu có khuôn khổ rồi thì người ta sẽ hoạt động trong khuôn khổ đó. Còn đối với nhà nước lại càng cần có khuôn khổ vì để thực hiện vai trò quản lý.
Vẫn biết rằng chúng ta có khá nhiều luật liên quan đến kinh doanh nhưng thường thì các luật đó chỉ giải quyết một số vấn đề về lĩnh vực đó thôi chứ nó không thể làm rõ được những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của các tập đoàn.
Đặc biệt, hiện nay các tập đoàn kinh tế dù là của nhà nước hay tư nhân thì cũng là tài sản của xã hội, nên xã hội có quyền giám sát, bởi suy cho cùng nhà nước là đại diện cho nhân dân để quản lý, nếu nhà nước không làm tốt thì người dân có quyền lên tiếng.
Không thể phản biện chủ quan
Gần đây, các tập đoàn kinh tế nhà nước liên tục phản biện về vấn đề đầu tư “tay trái“ của mình. Quan điểm của bà về những phản biện của các tập đoàn?
Tôi chưa bao giờ ủng hộ việc các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư “tay trái”.
Việc các tập đoàn cho rằng đầu tư “tay trái” vẫn an toàn, vẫn tốt, tôi nghĩ không có cơ sở. Bản thân các tập đoàn tự coi là tốt thì đó mới là chủ quan của họ. Quan trọng phải là người khác phán xét có tốt hay không.
Chẳng hạn như vấn đề điện. Hiện nay rõ ràng chúng ta luôn thiếu điện, cắt điện liên tục thì rõ ràng EVN đã làm không tốt. Vậy thì họ không thể bảo là đã làm cái khác tốt để bù lại được. Những vấn đề “tay trái” đó những người khác hoàn toàn có thể làm tốt hơn các tập đoàn rất nhiều.
Doanh nghiệp nhà nước nói chung - chứ không chỉ là các tập đoàn - luôn luôn cần nhớ, khi họ đã là của nhà nước thì họ phải chấp nhận quyền hạn chế. Chẳng hạn như cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, thì chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép họ làm chứ không thể có quyền tự tung tự tác.
Doanh nghiệp cũng vậy. Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì có quyền hoạt động trong tất cả các lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Nhưng doanh nghiệp nhà nước thì chỉ được quyền hoạt động trong phạm vi những gì nhà nước cho phép. Đây là hai điều hoàn toàn khác nhau.
Do đó, nếu doanh nghiệp nhà nước muốn được tự do như doanh nghiệp tư nhân, thì phải trả lại hết toàn bộ những ưu đãi, đặc quyền của nhà nước dành cho mình. Còn nếu cũng bằng ấy đồng vốn, nếu để cho tư nhân hay doanh nghiệp chuyên sâu khác làm thì sẽ hiệu quả hơn nhiều lần.
Vì vậy, quan điểm của tôi là nhà nước cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là không để nở rộ phong trào đầu tư “tay trái”.
Không chỉ giám sát vốn
Vậy theo bà, cụ thể là chúng ta cần phải giám sát những vấn đề gì để có thể quản lý hiệu quả hơn?
Tôi nghĩ chúng ta cần phải giám sát trên nhiều khía cạnh, nhưng trước hết là cần phải giám sát tài sản đã giao cho các doanh nghiệp này, chứ không chỉ là mỗi vấn đề vốn.
Gần đây, báo chí khi đề cập đến đầu tư “tay trái” của các tập đoàn kinh tế nhà nước, thì thường chỉ đề cập đến vấn đề vốn. Do đó, khi phản biện lại, họ thường lập luận, tổng số vốn đầu tư ra ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của họ, nên vẫn đảm bảo và rất an toàn.
Nhưng cần phải hiểu rằng, khi đề cập đến doanh nghiệp nhà nước nói chung thì không chỉ là mỗi vấn đề vốn hay là tiền mặt mà còn có rất nhiều thứ được ưu đãi khác, như đất đai, tài nguyên, quyền kinh doanh… Bởi đơn giản, hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay đều nắm giữ những “độc quyền” nhất định.
Chính vì thế, một khi đã có rất nhiều những ưu đãi như vậy mà lại không làm tốt, không đáp ứng được nhu cầu cho nhân dân, cho xã hội thì không thể nói đến việc mang những đặc lợi đó đi kinh doanh chỗ khác, đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…
Với quan điểm này, bà Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng - cho rằng, một khi các tập đoàn kinh tế chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì không thể có chuyện đầu tư ra ngoài, bất kể là ngành nghề gì.
Mặt hạn chế là không nhỏ
Bà nhìn nhận thế nào về mặt hạn chế của các tập đoàn kinh tế nhà nước?
Nhìn chung ở các nước có nền kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước vào kinh doanh đều hết sức hạn chế. Nhưng cũng có những nền kinh tế khá phát triển như Hàn Quốc cũng có tới 305 công ty nhà nước, tất nhiên họ cũng đang trong quá trình cắt giảm.
Còn Việt Nam thì mô hình xây dựng kinh tế hơi khác các nước một chút, chúng ta thực hiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do đó, các nghị quyết của Đảng xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cũng vì vậy mà có tư tưởng chung: vì là chủ đạo nên nhà nước cũng cần phải có công cụ để thực hiện vai trò đó.
Tuy nhiên, khái niệm kinh tế nhà nước thì rộng hơn nhiều chứ không chỉ có doanh nghiệp nhà nước, nhưng vì chúng ta duy trì quá nhiều doanh nghiệp nhà nước nên nhiều doanh nghiệp đã lạm dụng vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để biến thành vai trò chủ đạo của mình. Chính điều này đã dẫn đến những hiểu lầm về vai trò cũng như những sai sót của doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng chúng ta cũng đã khắc phục cái sai đó bằng chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cổ phần hóa lại tiếp tục có vấn đề. Riêng mục tiêu trong năm 2007 là cải cách - trong đó chủ yếu là cổ phần hóa - khoảng 500 doanh nghiệp thì chỉ đạt 1/2 mục tiêu. Điều này đã cho thấy chúng ta còn nhiều lúng túng, bất cập trong cổ phần hóa.
Gần đây nhất có hai đơn vị quan trọng được nhà nước giao chịu trách nhiệm nhiều về doanh nghiệp nhà nước là Bộ Tài chính và Ban Đổi mới doanh nghiệp thì cả hai đều đề xuất là tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực hiện những cơ chế mới để quản lý hiệu quả hơn.
Điều này chứng tỏ một số cơ quan nhà nước cũng đã nhận thấy có sự bất cập trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng, có một thực tế quan trọng hơn là trong nền kinh tế của chúng ta, đó là các doanh nghiệp nhà nước đang làm quá nhiều việc, nắm giữ quá nhiều tài sản chung của đất nước. Vì vậy, để dẫn đến những khó khăn kinh tế như hiện nay thì có "đóng góp” một phần không nhỏ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế.
Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là, chừng nào doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại thì yêu cầu đầu tiên phải là đẩy mạnh cải cách và quản lý chặt chẽ hơn để có thể đạt hiệu quả hơn.
Cần quản lý tất cả các tập đoàn
Việc các tập đoàn kinh tế chưa được hiệu quả như kỳ vọng, liệu còn vì hiện chưa có khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý họ, thưa bà?
Đúng vậy, trên thực tế, chúng ta chưa có bất kỳ một khuôn khổ pháp lý đầy đủ nào để quản lý các tập đoàn kinh tế, ngoại trừ hai điều quy định đơn giản của Luật Doanh nghiệp. Do đó, với 8 tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động nên càng cần thiết phải có một bộ khung pháp lý để quản lý.
Tuy nhiên, có một hạn chế là chúng ta đang xây dựng một nghị định về quản lý các tập đoàn kinh tế nhưng chỉ là tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi hiện nay chúng ta cũng đã có tập đoàn kinh tế tư nhân, hay các thành viên của tập đoàn là của tư nhân… thì sẽ quản lý như thế nào?
Vậy, nếu nghị định mở rộng ra, thì sẽ tạo cho các tập đoàn kinh tế tư nhân yên tâm hơn trong hoạt động kinh doanh mà không phải lo nơm nớp là bị “thổi còi” vì hoạt động không theo một luật nào cả. Và thực tế cũng rất dễ bị thổi còi, và trong đó cũng có tiếng còi đúng, có tiếng còi oan.
Nhưng rộng hơn là có sự trói buộc nhất định, bởi nếu có khuôn khổ rồi thì người ta sẽ hoạt động trong khuôn khổ đó. Còn đối với nhà nước lại càng cần có khuôn khổ vì để thực hiện vai trò quản lý.
Vẫn biết rằng chúng ta có khá nhiều luật liên quan đến kinh doanh nhưng thường thì các luật đó chỉ giải quyết một số vấn đề về lĩnh vực đó thôi chứ nó không thể làm rõ được những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của các tập đoàn.
Đặc biệt, hiện nay các tập đoàn kinh tế dù là của nhà nước hay tư nhân thì cũng là tài sản của xã hội, nên xã hội có quyền giám sát, bởi suy cho cùng nhà nước là đại diện cho nhân dân để quản lý, nếu nhà nước không làm tốt thì người dân có quyền lên tiếng.
Không thể phản biện chủ quan
Gần đây, các tập đoàn kinh tế nhà nước liên tục phản biện về vấn đề đầu tư “tay trái“ của mình. Quan điểm của bà về những phản biện của các tập đoàn?
Tôi chưa bao giờ ủng hộ việc các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư “tay trái”.
Việc các tập đoàn cho rằng đầu tư “tay trái” vẫn an toàn, vẫn tốt, tôi nghĩ không có cơ sở. Bản thân các tập đoàn tự coi là tốt thì đó mới là chủ quan của họ. Quan trọng phải là người khác phán xét có tốt hay không.
Chẳng hạn như vấn đề điện. Hiện nay rõ ràng chúng ta luôn thiếu điện, cắt điện liên tục thì rõ ràng EVN đã làm không tốt. Vậy thì họ không thể bảo là đã làm cái khác tốt để bù lại được. Những vấn đề “tay trái” đó những người khác hoàn toàn có thể làm tốt hơn các tập đoàn rất nhiều.
Doanh nghiệp nhà nước nói chung - chứ không chỉ là các tập đoàn - luôn luôn cần nhớ, khi họ đã là của nhà nước thì họ phải chấp nhận quyền hạn chế. Chẳng hạn như cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, thì chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép họ làm chứ không thể có quyền tự tung tự tác.
Doanh nghiệp cũng vậy. Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì có quyền hoạt động trong tất cả các lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Nhưng doanh nghiệp nhà nước thì chỉ được quyền hoạt động trong phạm vi những gì nhà nước cho phép. Đây là hai điều hoàn toàn khác nhau.
Do đó, nếu doanh nghiệp nhà nước muốn được tự do như doanh nghiệp tư nhân, thì phải trả lại hết toàn bộ những ưu đãi, đặc quyền của nhà nước dành cho mình. Còn nếu cũng bằng ấy đồng vốn, nếu để cho tư nhân hay doanh nghiệp chuyên sâu khác làm thì sẽ hiệu quả hơn nhiều lần.
Vì vậy, quan điểm của tôi là nhà nước cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là không để nở rộ phong trào đầu tư “tay trái”.
Không chỉ giám sát vốn
Vậy theo bà, cụ thể là chúng ta cần phải giám sát những vấn đề gì để có thể quản lý hiệu quả hơn?
Tôi nghĩ chúng ta cần phải giám sát trên nhiều khía cạnh, nhưng trước hết là cần phải giám sát tài sản đã giao cho các doanh nghiệp này, chứ không chỉ là mỗi vấn đề vốn.
Gần đây, báo chí khi đề cập đến đầu tư “tay trái” của các tập đoàn kinh tế nhà nước, thì thường chỉ đề cập đến vấn đề vốn. Do đó, khi phản biện lại, họ thường lập luận, tổng số vốn đầu tư ra ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của họ, nên vẫn đảm bảo và rất an toàn.
Nhưng cần phải hiểu rằng, khi đề cập đến doanh nghiệp nhà nước nói chung thì không chỉ là mỗi vấn đề vốn hay là tiền mặt mà còn có rất nhiều thứ được ưu đãi khác, như đất đai, tài nguyên, quyền kinh doanh… Bởi đơn giản, hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay đều nắm giữ những “độc quyền” nhất định.
Chính vì thế, một khi đã có rất nhiều những ưu đãi như vậy mà lại không làm tốt, không đáp ứng được nhu cầu cho nhân dân, cho xã hội thì không thể nói đến việc mang những đặc lợi đó đi kinh doanh chỗ khác, đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…