Lạm phát sẽ đánh bật mục tiêu của Chính phủ?
Cùng lúc hai đầu mối nghiên cứu cùng công bố báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Lạm phát cao có thể quay trở lại là cảnh báo nổi bật nhất trong các dòng chảy thông tin kinh tế vĩ mô hiện nay. Nó ảnh hưởng đến ứng xử của chính sách tiền tệ.
Ngày 9/8, cùng lúc hai đầu mối nghiên cứu cùng công bố báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ nay đến cuối năm. Đó là hai góc nhìn với mức độ khác nhau về tương lai của lạm phát.
Đánh bật mục tiêu?
Báo cáo định kỳ từ bộ phận nghiên cứu của ngân hàng HSBC đưa ra quan ngại về triển vọng lạm phát của Việt Nam từ nay đến cuối năm, với kết luận: kết quả cuối cùng có thể đánh bật dự báo/mục tiêu kiểm soát 5% của Chính phủ.
Dự báo trên khớp với loạt phân tích, cảnh báo từ nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu đưa ra thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi chính sách tiền tệ có dấu hiệu nới lỏng. Điểm chung, lạm phát cao đang là cảnh báo nóng.
Cụ thể hơn với góc nhìn của HSBC, trong báo cáo trên, mặc dù lạm phát toàn phần đã ổn định trong tháng 7 vừa qua ở mức 2,4% so với cùng kỳ (mức lạm phát từ đầu năm đến nay ở mức 1,8%), nhưng giá cả thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã tăng dần đều trong suốt sáu tháng.
Và HSBC dự báo lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong những tháng tới.
Dự báo trên gắn với tác động từ việc Chính phủ đang có kế hoạch tăng chi phí chăm sóc sức khỏe vào những tháng cuối năm cũng như trong nửa đầu năm 2017; tương tự là học phí trong tháng 9 tới. Và như trường hợp của các tháng vừa qua, tình hình khí hậu nóng bức cũng nhiều khả năng sẽ tạo áp lực việc tăng giá thực phẩm.
Đáng chú ý, HSBC phân tích và dự báo riêng ở một yếu tố liên quan đến chính sách tiền tệ: cùng với những tác động trên, tăng trưởng tín dụng - yếu tố phản ảnh nhu cầu trong nước tăng mạnh (đặc biệt là hoạt động đầu tư) dự kiến sẽ vượt mức dự kiến 18-20%.
“Từ cơ sở này, các chuyên gia thống kê kỳ vọng lạm phát năm 2016 sẽ đánh bật mức dự báo 5% của Chính phủ. Nguy cơ lạm phát tăng cao cũng đồng nghĩa với việc dư địa nới lỏng tiền tệ sẽ bị giới hạn. Thực sự, chúng tôi dự báo ngân hàng Nhà nước sẽ có nhiều khả năng tăng lãi suất OMO lên 5,5% trong quý 3/2017 để kiềm chế lạm phát”, bộ phận phân tích của HSBC đưa ra dự báo.
Rộng hơn, báo cáo đưa ra hướng nhìn nhận chung rằng, “các chuyên gia đều thừa nhận khả năng không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Đây không hẳn là điều xấu, khi có một sự thúc đẩy mù quáng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn có thể dẫn đến tình trạng lạm phát cao không mấy dễ chịu, tiền đồng bị suy yếu và các nguồn lực được phân bổ thiếu hiệu quả - đặc biệt là nguồn lực tín dụng - trong trung hạn”.
“Vẫn duy trì ổn định”
Cùng ngày 9/8, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia công bố báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô tháng 7/2016. Về lạm phát, triển vọng theo góc nhìn của Ủy ban lại không quá đáng ngại.
Theo báo cáo trên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng so với cùng kỳ đã liên tục tăng kể từ tháng 11/2015, song đã dừng tăng trong tháng 7 vừa qua (tháng 7/2016 tăng 2,39%, tháng 6/2016 tăng 2,4%). Trong khi đó, lạm phát cơ bản (lạm phát loại trừ lương thực - thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) vẫn duy trì ổn định ở mức dưới 2%.
Phân tích cụ thể cho thấy, CPI tháng 7/2016 tăng 2,48% so với đầu năm nhưng chủ yếu do tăng giá dịch vụ công (y tế đóng góp 1,32 điểm phần trăm, giáo dục 0,14 điểm phần trăm tăng so với đầu năm), chiếm 56% trong tổng mức tăng 2,48%.
Nhóm lương thực và thực phẩm chỉ đóng góp lần lượt 0,1 điểm phần trăm (chiếm 3,9%) và 0,58 điểm phần trăm (chiếm 22,1%) vào mức tăng chung của CPI kể từ đầu năm.
Phân rã lạm phát cho thấy, sau 6 tháng tăng liên tiếp, thành phần lạm phát có tính chu kỳ đã không còn tăng nhanh như giai đoạn trước và bắt đầu đi ngang, báo hiệu rằng mức độ tác động đến CPI của chu kỳ tăng giá cũ (dịch vụ y tế, giáo dục, thực phẩm) sẽ ổn định trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhờ các yếu tố cơ bản gồm tổng cầu (lạm phát cầu kéo) và chi phí sản xuất (lạm phát chi phí đẩy) tiếp tục ổn định, thành phần lạm phát dài hạn vẫn duy trì ở mức thấp.
Với những phân tích trên, tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy: “Lạm phát cơ bản năm 2016 sẽ chỉ khoảng 2% (tăng nhẹ so với mức 1,7% của năm 2015); và nếu chưa tính tới tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục trong 6 tháng cuối năm, lạm phát cả năm 2016 sẽ ở khoảng 3,5- 4%”.
Ngày 9/8, cùng lúc hai đầu mối nghiên cứu cùng công bố báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ nay đến cuối năm. Đó là hai góc nhìn với mức độ khác nhau về tương lai của lạm phát.
Đánh bật mục tiêu?
Báo cáo định kỳ từ bộ phận nghiên cứu của ngân hàng HSBC đưa ra quan ngại về triển vọng lạm phát của Việt Nam từ nay đến cuối năm, với kết luận: kết quả cuối cùng có thể đánh bật dự báo/mục tiêu kiểm soát 5% của Chính phủ.
Dự báo trên khớp với loạt phân tích, cảnh báo từ nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu đưa ra thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi chính sách tiền tệ có dấu hiệu nới lỏng. Điểm chung, lạm phát cao đang là cảnh báo nóng.
Cụ thể hơn với góc nhìn của HSBC, trong báo cáo trên, mặc dù lạm phát toàn phần đã ổn định trong tháng 7 vừa qua ở mức 2,4% so với cùng kỳ (mức lạm phát từ đầu năm đến nay ở mức 1,8%), nhưng giá cả thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã tăng dần đều trong suốt sáu tháng.
Và HSBC dự báo lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong những tháng tới.
Dự báo trên gắn với tác động từ việc Chính phủ đang có kế hoạch tăng chi phí chăm sóc sức khỏe vào những tháng cuối năm cũng như trong nửa đầu năm 2017; tương tự là học phí trong tháng 9 tới. Và như trường hợp của các tháng vừa qua, tình hình khí hậu nóng bức cũng nhiều khả năng sẽ tạo áp lực việc tăng giá thực phẩm.
Đáng chú ý, HSBC phân tích và dự báo riêng ở một yếu tố liên quan đến chính sách tiền tệ: cùng với những tác động trên, tăng trưởng tín dụng - yếu tố phản ảnh nhu cầu trong nước tăng mạnh (đặc biệt là hoạt động đầu tư) dự kiến sẽ vượt mức dự kiến 18-20%.
“Từ cơ sở này, các chuyên gia thống kê kỳ vọng lạm phát năm 2016 sẽ đánh bật mức dự báo 5% của Chính phủ. Nguy cơ lạm phát tăng cao cũng đồng nghĩa với việc dư địa nới lỏng tiền tệ sẽ bị giới hạn. Thực sự, chúng tôi dự báo ngân hàng Nhà nước sẽ có nhiều khả năng tăng lãi suất OMO lên 5,5% trong quý 3/2017 để kiềm chế lạm phát”, bộ phận phân tích của HSBC đưa ra dự báo.
Rộng hơn, báo cáo đưa ra hướng nhìn nhận chung rằng, “các chuyên gia đều thừa nhận khả năng không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Đây không hẳn là điều xấu, khi có một sự thúc đẩy mù quáng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn có thể dẫn đến tình trạng lạm phát cao không mấy dễ chịu, tiền đồng bị suy yếu và các nguồn lực được phân bổ thiếu hiệu quả - đặc biệt là nguồn lực tín dụng - trong trung hạn”.
“Vẫn duy trì ổn định”
Cùng ngày 9/8, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia công bố báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô tháng 7/2016. Về lạm phát, triển vọng theo góc nhìn của Ủy ban lại không quá đáng ngại.
Theo báo cáo trên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng so với cùng kỳ đã liên tục tăng kể từ tháng 11/2015, song đã dừng tăng trong tháng 7 vừa qua (tháng 7/2016 tăng 2,39%, tháng 6/2016 tăng 2,4%). Trong khi đó, lạm phát cơ bản (lạm phát loại trừ lương thực - thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) vẫn duy trì ổn định ở mức dưới 2%.
Phân tích cụ thể cho thấy, CPI tháng 7/2016 tăng 2,48% so với đầu năm nhưng chủ yếu do tăng giá dịch vụ công (y tế đóng góp 1,32 điểm phần trăm, giáo dục 0,14 điểm phần trăm tăng so với đầu năm), chiếm 56% trong tổng mức tăng 2,48%.
Nhóm lương thực và thực phẩm chỉ đóng góp lần lượt 0,1 điểm phần trăm (chiếm 3,9%) và 0,58 điểm phần trăm (chiếm 22,1%) vào mức tăng chung của CPI kể từ đầu năm.
Phân rã lạm phát cho thấy, sau 6 tháng tăng liên tiếp, thành phần lạm phát có tính chu kỳ đã không còn tăng nhanh như giai đoạn trước và bắt đầu đi ngang, báo hiệu rằng mức độ tác động đến CPI của chu kỳ tăng giá cũ (dịch vụ y tế, giáo dục, thực phẩm) sẽ ổn định trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhờ các yếu tố cơ bản gồm tổng cầu (lạm phát cầu kéo) và chi phí sản xuất (lạm phát chi phí đẩy) tiếp tục ổn định, thành phần lạm phát dài hạn vẫn duy trì ở mức thấp.
Với những phân tích trên, tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy: “Lạm phát cơ bản năm 2016 sẽ chỉ khoảng 2% (tăng nhẹ so với mức 1,7% của năm 2015); và nếu chưa tính tới tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục trong 6 tháng cuối năm, lạm phát cả năm 2016 sẽ ở khoảng 3,5- 4%”.