“Lẽ ra đầu năm nay giá điện đã phải tăng rồi”
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng nói về đề xuất tăng giá điện, vừa được trình Thủ tướng phê duyệt
Nếu không tăng giá điện, trong vòng 3 -5 năm tới, chúng ta sẽ thiếu điện vì không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Quan điểm trên được Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng đưa ra với hàm ý như để phần nào lý giải cho đề xuất tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt.
Trao đổi với báo giới ngày 17/2, ông Thắng nói:
- Đề án tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng hoàn toàn nằm trong lộ trình điều chỉnh giá điện hàng năm đã được Thủ tướng quyết định. Do đó, lẽ ra ngay sau khi giá cả nhiều mặt hàng biến động từ cuối năm 2010, thì đầu năm nay giá điện đã phải tăng rồi.
Tuy nhiên, do nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động bất thường, nên Chỉnh phủ đã cân nhắc thời điểm và mức độ tăng giá điện để làm sao gây tác động ít nhất đến sản xuất của người dân cũng như các vấn đề kinh tế xã hội khác.
Bộ Công Thương chỉ là cơ quan trình phương án để các tác động trên là nhỏ nhất. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, Thủ tướng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Thời điểm tăng giá điện và mức tăng bao nhiêu thuộc quyền quyết định của Chính phủ.
Thưa ông, giá điện phụ thuộc rất nhiều vào giá các nguyên liệu đầu vào như than, khí. Vậy tại sao giá những mặt hàng này chưa tăng nhưng Bộ Công Thương đã tính chuyện tăng giá điện?
Giá than và khí sẽ sớm muộn gì cũng sẽ tăng giá theo thị trường nhưng lộ trình tăng bao nhiêu và thời điểm nào thì đúng là hiện nay chưa có. Xác định giá than và khí theo thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Than và khí là đầu vào của điện, nếu đầu vào tăng mà đầu ra không tăng thì ngành ngành điện sẽ chết.
Tôi cho rằng, nguyên tắc cơ bản là đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng. Sự tăng giá phải đồng bộ theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định giá than, khí, dầu tăng thì giá điện phải tăng theo.
Bộ Tài chính đề xuất tăng giá điện có 11%, còn Bộ Công Thương lại đề xuất lên tới 18%. Rõ ràng nếu tăng theo đề xuất của Bộ Công Thương thì nền kinh tế sẽ bị tác động khá lớn...
Phương án tăng giá điện lên bao nhiêu, hiện Bộ Công Thương chưa được phép công bố. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả các phương án đưa ra đều phải được tính toán và đánh giá đến tác động tới lạm phát cũng như từng đối tượng sử dụng điện như sản xuất, hộ sinh hoạt.
Vậy sau lần tăng này, Bộ Công Thương và ngành điện có “kêu” là giá điện Việt Nam thấp nhất thế giới nữa không?
Giá điện năm 2010 của Việt Nam là 1.058 - 1.060 đồng/kWh. Nếu theo tỷ giá đầu năm 2010 thì bằng 5,3 cent/kWh. Nhưng theo tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước thì giá điện trong nước hiện chỉ còn khoảng hơn 4 cent/kWh.
Từ đầu năm 2010, giá điện của Việt Nam đã thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Giá điện của Lào thấp thứ nhì cũng đã lên tới 5,8 cent/ kWh. Chúng ta phải chạy điện bằng dầu, bằng khí, bằng than với giá rất đắt trong khi giá điện lại thấp hơn nhiều nước thì rõ ràng có những điều không hợp lý và chưa phản ánh được vấn đề đầu ra. Đó cũng là lý do buộc Chính phủ phải có lộ trình để điều chỉnh lại để giá điện sao cho nó phản ánh đúng chi phí đầu vào.
Tuy nhiên cũng phải nói rằng, giá điện cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn phát, năng lượng cũng như cơ cấu chi phí của từng nước. Do đó, ở góc độ nào đấy, các nước khác nhau cũng khó để so sánh với nhau chính xác được.
Tôi có thể đưa ra một ví dụ để mọi người có thể thấy được giá điện hiện nay rẻ hay đắt. Chẳng hạn một kWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi một cốc nước chè bán ở vỉa hè hiện nay đã là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1 kWh điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn Nhà máy Thủy điện Thác Bà mất 10 m3 nước. Mỗi kWh điện có thể chạy cho một chiếc điều hòa làm mát cho căn phòng trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Bộ Công Thương và ngành điện vẫn luôn kêu thiếu điện là giá điện thấp nên không thu hút được các nhà đầu tư vào ngành điện. Vậy giả định đề xuất tăng tới 18% lần này được Thủ tướng chấp thuận thì có nghĩa tình hình sẽ được cải thiện?
Thật sự mà nói, giá điện không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết việc cung cấp điện. Nó chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết chuyện cung ứng điện mà thôi. Chắc ai cũng biết, nếu giá điện thấp sẽ không thu hút nhà đầu tư và về lâu dài, chúng ta sẽ không có đủ điện. Ngược lại, giá điện tốt sẽ khuyến khích được nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, vấn đề này không giải quyết được ngày một ngày hai. Nếu chúng ta muốn 5 năm nữa có đủ điện dùng, thì bây giờ phải thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu không, trong vòng 5 năm nữa chúng ra sẽ thiếu điện.
Còn với người tiêu dùng, khi giá điện tăng, tôi tin rằng, người sử dụng sẽ phải sử dụng tiết kiệm hơn, ngành điện cũng không phải tốn hàng tỷ đồng để chi cho việc tuyên truyền tiết kiệm điện.
Quan điểm trên được Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng đưa ra với hàm ý như để phần nào lý giải cho đề xuất tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt.
Trao đổi với báo giới ngày 17/2, ông Thắng nói:
- Đề án tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng hoàn toàn nằm trong lộ trình điều chỉnh giá điện hàng năm đã được Thủ tướng quyết định. Do đó, lẽ ra ngay sau khi giá cả nhiều mặt hàng biến động từ cuối năm 2010, thì đầu năm nay giá điện đã phải tăng rồi.
Tuy nhiên, do nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động bất thường, nên Chỉnh phủ đã cân nhắc thời điểm và mức độ tăng giá điện để làm sao gây tác động ít nhất đến sản xuất của người dân cũng như các vấn đề kinh tế xã hội khác.
Bộ Công Thương chỉ là cơ quan trình phương án để các tác động trên là nhỏ nhất. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, Thủ tướng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Thời điểm tăng giá điện và mức tăng bao nhiêu thuộc quyền quyết định của Chính phủ.
Thưa ông, giá điện phụ thuộc rất nhiều vào giá các nguyên liệu đầu vào như than, khí. Vậy tại sao giá những mặt hàng này chưa tăng nhưng Bộ Công Thương đã tính chuyện tăng giá điện?
Giá than và khí sẽ sớm muộn gì cũng sẽ tăng giá theo thị trường nhưng lộ trình tăng bao nhiêu và thời điểm nào thì đúng là hiện nay chưa có. Xác định giá than và khí theo thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Than và khí là đầu vào của điện, nếu đầu vào tăng mà đầu ra không tăng thì ngành ngành điện sẽ chết.
Tôi cho rằng, nguyên tắc cơ bản là đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng. Sự tăng giá phải đồng bộ theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định giá than, khí, dầu tăng thì giá điện phải tăng theo.
Bộ Tài chính đề xuất tăng giá điện có 11%, còn Bộ Công Thương lại đề xuất lên tới 18%. Rõ ràng nếu tăng theo đề xuất của Bộ Công Thương thì nền kinh tế sẽ bị tác động khá lớn...
Phương án tăng giá điện lên bao nhiêu, hiện Bộ Công Thương chưa được phép công bố. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả các phương án đưa ra đều phải được tính toán và đánh giá đến tác động tới lạm phát cũng như từng đối tượng sử dụng điện như sản xuất, hộ sinh hoạt.
Vậy sau lần tăng này, Bộ Công Thương và ngành điện có “kêu” là giá điện Việt Nam thấp nhất thế giới nữa không?
Giá điện năm 2010 của Việt Nam là 1.058 - 1.060 đồng/kWh. Nếu theo tỷ giá đầu năm 2010 thì bằng 5,3 cent/kWh. Nhưng theo tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước thì giá điện trong nước hiện chỉ còn khoảng hơn 4 cent/kWh.
Từ đầu năm 2010, giá điện của Việt Nam đã thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Giá điện của Lào thấp thứ nhì cũng đã lên tới 5,8 cent/ kWh. Chúng ta phải chạy điện bằng dầu, bằng khí, bằng than với giá rất đắt trong khi giá điện lại thấp hơn nhiều nước thì rõ ràng có những điều không hợp lý và chưa phản ánh được vấn đề đầu ra. Đó cũng là lý do buộc Chính phủ phải có lộ trình để điều chỉnh lại để giá điện sao cho nó phản ánh đúng chi phí đầu vào.
Tuy nhiên cũng phải nói rằng, giá điện cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn phát, năng lượng cũng như cơ cấu chi phí của từng nước. Do đó, ở góc độ nào đấy, các nước khác nhau cũng khó để so sánh với nhau chính xác được.
Tôi có thể đưa ra một ví dụ để mọi người có thể thấy được giá điện hiện nay rẻ hay đắt. Chẳng hạn một kWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi một cốc nước chè bán ở vỉa hè hiện nay đã là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1 kWh điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn Nhà máy Thủy điện Thác Bà mất 10 m3 nước. Mỗi kWh điện có thể chạy cho một chiếc điều hòa làm mát cho căn phòng trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Bộ Công Thương và ngành điện vẫn luôn kêu thiếu điện là giá điện thấp nên không thu hút được các nhà đầu tư vào ngành điện. Vậy giả định đề xuất tăng tới 18% lần này được Thủ tướng chấp thuận thì có nghĩa tình hình sẽ được cải thiện?
Thật sự mà nói, giá điện không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết việc cung cấp điện. Nó chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết chuyện cung ứng điện mà thôi. Chắc ai cũng biết, nếu giá điện thấp sẽ không thu hút nhà đầu tư và về lâu dài, chúng ta sẽ không có đủ điện. Ngược lại, giá điện tốt sẽ khuyến khích được nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, vấn đề này không giải quyết được ngày một ngày hai. Nếu chúng ta muốn 5 năm nữa có đủ điện dùng, thì bây giờ phải thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu không, trong vòng 5 năm nữa chúng ra sẽ thiếu điện.
Còn với người tiêu dùng, khi giá điện tăng, tôi tin rằng, người sử dụng sẽ phải sử dụng tiết kiệm hơn, ngành điện cũng không phải tốn hàng tỷ đồng để chi cho việc tuyên truyền tiết kiệm điện.