“MH17 bị trúng tên lửa không đối không”
Chiếc máy bay MH17 đã trúng phải một quả tên lửa không đối không và đạn từ hỏa lực của một chiếc máy bay chiến đấu
Chuyên gia tình báo ở Mỹ kết luận, máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không.
Theo báo New Straits Times của Malaysia số ra hôm nay (7/8), kết luận trên đã củng cố thêm giả thuyết của các nhà điều tra trong nước đưa ra trước đó rằng, chiếc máy bay Boeing 777-200 chở 298 hành khách đã trúng phải một quả tên lửa không đối không và đạn từ hỏa lực của một chiếc máy bay chiến đấu.
Trước đó, vào ngày 3/8, trong bài viết mang tựa đề "Thay đổi giả thuyết về việc chuyến bay MH17 bị bắn rơi", phóng viên Robert Parry của hãng thông tấn AP cho biết rằng, một số nguồn tin tình báo Mỹ đã kết luận, phe ly khai và Nga có thể không có lỗi và có vẻ Chính phủ Ukraine mới là bên phải chịu trách nhiệm.
Phát hiện mới này đã được đăng trên GlobalResearch, một tổ chức nghiên cứu và truyền thông độc lập, tờ New Straits Times cho biết thêm.
Trong tuyên bố được sứ quán Ukraine đưa ra hôm 5/8, Kiev đã bác tin chiến đấu cơ nước này ở trên không vào thời điểm chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một trạm kiểm soát không lưu đã phát hiện hoạt động của không lực Ukraine ở khu vực trên hôm 17/7.
Ukraine cũng bác bỏ tất cả cáo buộc do Nga đưa ra, nói rằng điều mà Ukraine quan tâm hàng đầu là đảm bảo một cuộc điều tra quốc tế nhanh chóng, toàn diện, minh bạch và khách quan nhất, bằng cách thành lập một ủy ban quốc gia gồm các chuyên gia của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Eurocontrol.
Tuyên bố của Ukraine viết, nước này có bằng chứng cho thấy máy bay MH17 đã bị bắn rơi bởi những kẻ khủng bố được Nga hậu thuẫn, bằng hệ thống tên lửa Buk-M1 (NATO gọi là SA-11) do Nga hỗ trợ. "Điều này đã được xác nhận bởi tình báo của chúng tôi, các cú điện thoại của những kẻ khủng bố và hình ảnh vệ tinh".
"Đồng thời, các lực lượng vũ trang Ukraine chưa bao giờ sử dụng bất kỳ tên lửa chống máy bay nào trong các hoạt động chống khủng bố kể từ đầu tháng 4", tuyên bố của Ukraine nêu rõ.
Hôm 6/8, cũng báo New Straits Times đã dẫn lời các chuyên gia điều tra cho biết, những bức ảnh chụp các vết cắt và lỗ trên mảnh vỡ của thân MH17 cho thấy hai hình dạng khác nhau, một là những vết cắt giống như do mảnh đạn từ đầu đạn tên lửa gây ra; hai là những lỗ trông hơi tròn và giống nhau, giống như lỗ do đạn bắn.
Kết luận của phóng viên AP cũng bắt nguồn từ một thực tế là, bất chấp những sự quả quyết của chính quyền Obama, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào ủng hộ quan điểm rằng Nga đã hỗ trợ quân ly khai với hệ thống tên lửa BUK-M1.
Chưa hết, trong bài báo được đăng tải vào hôm 3/8, phóng viên Parry của AP còn dẫn lại nội dung cuộc phỏng vấn hôm 29/7 giữa Đài Truyền hình CBC (Canada) với ông Michael Bociurkiw, một trong những thanh sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) có mặt đầu tiên ở hiện trường máy bay rơi.
"Xác máy bay vẫn đang bốc khói khi một nhóm nhỏ thanh sát viên OSCE đến đó”, ông Bociurkiw cho hay. "Có hai hoặc ba mảnh vỡ từ thân máy bay có đầy các vết trông gần giống với vết đạn súng máy, một loại súng máy có hỏa lực rất mạnh mẽ", vị thanh sát viên OSCE người Canada gốc Ukraine nói trong cuộc phỏng vấn.
Theo Parry, lời kể của Bociurkiw "gần như là bằng chứng còn nguyên vẹn mà chúng ta có được". "Lời kể của Bociurkiw là bằng chứng thô, độc lập và đến từ một trong hai nhân chứng có mặt sớm nhất tại hiện trường".
Peter Haisenko, một viên phi công đã nghỉ hưu của Lufthansa, cũng cân nhắc về giả thuyết của Parry và chỉ ra các lỗ thủng quanh buồng lái. Các lỗ này tròn và sạch sẽ cho thấy "chúng được gây ra bởi viên đạn cỡ nòng 30mm".
Haisenko cho rằng, để gây ra những lỗ thủng cả trong và ngoài như vậy, thì phải có thêm một chiếc máy bay chiến đấu thứ hai bắn vào buồng lái từ phía mạn phải của MH17. Điều này rất quan trọng, vì không có loại tên lửa phóng từ mặt đất nào bắn vào máy bay có thể khoan lỗ vào buồng lái từ cả hai bên thân của máy bay.
Theo báo New Straits Times của Malaysia số ra hôm nay (7/8), kết luận trên đã củng cố thêm giả thuyết của các nhà điều tra trong nước đưa ra trước đó rằng, chiếc máy bay Boeing 777-200 chở 298 hành khách đã trúng phải một quả tên lửa không đối không và đạn từ hỏa lực của một chiếc máy bay chiến đấu.
Trước đó, vào ngày 3/8, trong bài viết mang tựa đề "Thay đổi giả thuyết về việc chuyến bay MH17 bị bắn rơi", phóng viên Robert Parry của hãng thông tấn AP cho biết rằng, một số nguồn tin tình báo Mỹ đã kết luận, phe ly khai và Nga có thể không có lỗi và có vẻ Chính phủ Ukraine mới là bên phải chịu trách nhiệm.
Phát hiện mới này đã được đăng trên GlobalResearch, một tổ chức nghiên cứu và truyền thông độc lập, tờ New Straits Times cho biết thêm.
Trong tuyên bố được sứ quán Ukraine đưa ra hôm 5/8, Kiev đã bác tin chiến đấu cơ nước này ở trên không vào thời điểm chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một trạm kiểm soát không lưu đã phát hiện hoạt động của không lực Ukraine ở khu vực trên hôm 17/7.
Ukraine cũng bác bỏ tất cả cáo buộc do Nga đưa ra, nói rằng điều mà Ukraine quan tâm hàng đầu là đảm bảo một cuộc điều tra quốc tế nhanh chóng, toàn diện, minh bạch và khách quan nhất, bằng cách thành lập một ủy ban quốc gia gồm các chuyên gia của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Eurocontrol.
Tuyên bố của Ukraine viết, nước này có bằng chứng cho thấy máy bay MH17 đã bị bắn rơi bởi những kẻ khủng bố được Nga hậu thuẫn, bằng hệ thống tên lửa Buk-M1 (NATO gọi là SA-11) do Nga hỗ trợ. "Điều này đã được xác nhận bởi tình báo của chúng tôi, các cú điện thoại của những kẻ khủng bố và hình ảnh vệ tinh".
"Đồng thời, các lực lượng vũ trang Ukraine chưa bao giờ sử dụng bất kỳ tên lửa chống máy bay nào trong các hoạt động chống khủng bố kể từ đầu tháng 4", tuyên bố của Ukraine nêu rõ.
Hôm 6/8, cũng báo New Straits Times đã dẫn lời các chuyên gia điều tra cho biết, những bức ảnh chụp các vết cắt và lỗ trên mảnh vỡ của thân MH17 cho thấy hai hình dạng khác nhau, một là những vết cắt giống như do mảnh đạn từ đầu đạn tên lửa gây ra; hai là những lỗ trông hơi tròn và giống nhau, giống như lỗ do đạn bắn.
Kết luận của phóng viên AP cũng bắt nguồn từ một thực tế là, bất chấp những sự quả quyết của chính quyền Obama, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào ủng hộ quan điểm rằng Nga đã hỗ trợ quân ly khai với hệ thống tên lửa BUK-M1.
Chưa hết, trong bài báo được đăng tải vào hôm 3/8, phóng viên Parry của AP còn dẫn lại nội dung cuộc phỏng vấn hôm 29/7 giữa Đài Truyền hình CBC (Canada) với ông Michael Bociurkiw, một trong những thanh sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) có mặt đầu tiên ở hiện trường máy bay rơi.
"Xác máy bay vẫn đang bốc khói khi một nhóm nhỏ thanh sát viên OSCE đến đó”, ông Bociurkiw cho hay. "Có hai hoặc ba mảnh vỡ từ thân máy bay có đầy các vết trông gần giống với vết đạn súng máy, một loại súng máy có hỏa lực rất mạnh mẽ", vị thanh sát viên OSCE người Canada gốc Ukraine nói trong cuộc phỏng vấn.
Theo Parry, lời kể của Bociurkiw "gần như là bằng chứng còn nguyên vẹn mà chúng ta có được". "Lời kể của Bociurkiw là bằng chứng thô, độc lập và đến từ một trong hai nhân chứng có mặt sớm nhất tại hiện trường".
Peter Haisenko, một viên phi công đã nghỉ hưu của Lufthansa, cũng cân nhắc về giả thuyết của Parry và chỉ ra các lỗ thủng quanh buồng lái. Các lỗ này tròn và sạch sẽ cho thấy "chúng được gây ra bởi viên đạn cỡ nòng 30mm".
Haisenko cho rằng, để gây ra những lỗ thủng cả trong và ngoài như vậy, thì phải có thêm một chiếc máy bay chiến đấu thứ hai bắn vào buồng lái từ phía mạn phải của MH17. Điều này rất quan trọng, vì không có loại tên lửa phóng từ mặt đất nào bắn vào máy bay có thể khoan lỗ vào buồng lái từ cả hai bên thân của máy bay.