“Mức phí bảo hiểm tiền gửi sẽ không đồng hạng”
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) vừa chính thức công bố đề án tính phí bảo hiểm trên cơ sở rủi ro của các tổ chức tín dụng
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) vừa chính thức công bố đề án tính phí bảo hiểm trên cơ sở rủi ro của các tổ chức tín dụng.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc DIV.
Một đề án quan trọng như vậy nhưng tại sao bây giờ mới được nghiên cứu và triển khai áp dụng, thưa ông?
Khi nền kinh tế chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, hội nhập khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó cũng tạo khoảng cách về rủi ro giữa các tổ chức tín dụng ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai hệ thống phí trên cơ sở đo lường mức độ rủi ro theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế là hết sức cần thiết đối với hệ thống tài chính ngân hàng và hiện thực hóa các chủ trương chính sách đó.
Sau 7 năm hoạt động, DIV đã có các đánh giá nghiêm túc về kết quả hoạt động đối chiếu với các mục tiêu chính sách công theo thông lệ quốc tế cũng như các chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao phó.
Bên cạnh việc đã thực hiện tốt vai trò của mình, chúng tôi thấy rằng vẫn còn nhiều mục tiêu chính sách công chưa được thực hiện tốt với các lý do khác nhau, trong đó một số chính sách bảo hiểm tiền gửi chưa được thiết kế và triển khai theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. Qua học tập nghiên cứu kinh nghiệm các nước, chúng tôi thấy rằng đã đến lúc cần phải trình lên Thủ tướng một đề án tính phí theo rủi ro.
So với cơ chế phí đồng hạng như hiện nay, thì cách tính phí theo rủi ro sẽ mang lại hiệu quả như thế nào, thưa ông?
Theo đánh giá của chúng tôi, hiệu quả của cách tính phí mới đối với nền kinh tế, là sẽ giảm thiểu rủi ro, nâng cao sự minh bạch, tăng cường ổn định an toàn tài chính.
Đối với hệ thống tài chính quốc gia, sẽ an toàn khách quan và minh bạch hơn. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm sẽ tạo ra động lực khuyến khích tổ chức tín dụng họat động an toàn hơn, góp phần ngăn chặn các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, nâng cao ý thức thực hiện các quy định và thông lệ quốc tế. Đối với người gửi tiền, nâng cao niềm tin đối với tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính quốc gia và từ đó quyền lợi được bảo vệ tốt hơn.
Thời điểm này đã thích hợp để triển khai chưa?
Thời điểm đưa ra dù muộn nhưng chúng tôi vẫn coi là thích hợp. Về cơ sở pháp lý, Nghị định 89 và 109 của Thủ tướng Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi cũng đã tạo một cơ sở pháp lý ban đầu cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện các mục tiêu chính sách công theo mô hình giảm thiểu rủi ro...
Cần thiết là như vậy nhưng không phải là không có những khó khăn, thưa ông?
Trên thực tế, DIV đã nhận hỗ trợ kỹ thuật từ ADB và việc thực hiện đi theo hướng phân loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Để xây dựng được hệ thống phí theo rủi ro, DIV cần xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro và xếp hạng có chất lượng dựa trên các kết quả giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các thông lệ quốc tế, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá kiểm tra của các cơ quan và tổ chức liên quan khác như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập...
Ngoài ra, hệ thống này khi được DIV triển khai với sự hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ của WB cũng đảm bảo không tăng thêm chi phí hay gánh nặng đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi cung cấp thông tin đầu vào cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Hệ thống phí dự kiến được xây dựng như thế nào, thưa ông?
Việc xây dựng sẽ căn cứ theo rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhiều hay ít mà không cần biết tổ chức đó lớn hay nhỏ, do ai sở hữu, và đằng sau dó là tập đoàn nào. Tất cả đều bình đẳng. Hệ thống phí trên có sở rủi ro này sẽ thay thế cho hệ thống phí đồng hạng áp dụng từ 1999.
Dự kiến, hệ thống phí mới sẽ có 4 bậc và mức chênh lệch từ thấp nhất đến cao nhất là 8 lần dựa trên các tiêu chí an toàn phân biệt giữa các tổ chức được xếp hạng rủi ro từ thấp đến cao.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc DIV.
Một đề án quan trọng như vậy nhưng tại sao bây giờ mới được nghiên cứu và triển khai áp dụng, thưa ông?
Khi nền kinh tế chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, hội nhập khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Quá trình đó cũng tạo khoảng cách về rủi ro giữa các tổ chức tín dụng ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai hệ thống phí trên cơ sở đo lường mức độ rủi ro theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế là hết sức cần thiết đối với hệ thống tài chính ngân hàng và hiện thực hóa các chủ trương chính sách đó.
Sau 7 năm hoạt động, DIV đã có các đánh giá nghiêm túc về kết quả hoạt động đối chiếu với các mục tiêu chính sách công theo thông lệ quốc tế cũng như các chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao phó.
Bên cạnh việc đã thực hiện tốt vai trò của mình, chúng tôi thấy rằng vẫn còn nhiều mục tiêu chính sách công chưa được thực hiện tốt với các lý do khác nhau, trong đó một số chính sách bảo hiểm tiền gửi chưa được thiết kế và triển khai theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. Qua học tập nghiên cứu kinh nghiệm các nước, chúng tôi thấy rằng đã đến lúc cần phải trình lên Thủ tướng một đề án tính phí theo rủi ro.
So với cơ chế phí đồng hạng như hiện nay, thì cách tính phí theo rủi ro sẽ mang lại hiệu quả như thế nào, thưa ông?
Theo đánh giá của chúng tôi, hiệu quả của cách tính phí mới đối với nền kinh tế, là sẽ giảm thiểu rủi ro, nâng cao sự minh bạch, tăng cường ổn định an toàn tài chính.
Đối với hệ thống tài chính quốc gia, sẽ an toàn khách quan và minh bạch hơn. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm sẽ tạo ra động lực khuyến khích tổ chức tín dụng họat động an toàn hơn, góp phần ngăn chặn các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, nâng cao ý thức thực hiện các quy định và thông lệ quốc tế. Đối với người gửi tiền, nâng cao niềm tin đối với tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính quốc gia và từ đó quyền lợi được bảo vệ tốt hơn.
Thời điểm này đã thích hợp để triển khai chưa?
Thời điểm đưa ra dù muộn nhưng chúng tôi vẫn coi là thích hợp. Về cơ sở pháp lý, Nghị định 89 và 109 của Thủ tướng Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi cũng đã tạo một cơ sở pháp lý ban đầu cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện các mục tiêu chính sách công theo mô hình giảm thiểu rủi ro...
Cần thiết là như vậy nhưng không phải là không có những khó khăn, thưa ông?
Trên thực tế, DIV đã nhận hỗ trợ kỹ thuật từ ADB và việc thực hiện đi theo hướng phân loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Để xây dựng được hệ thống phí theo rủi ro, DIV cần xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro và xếp hạng có chất lượng dựa trên các kết quả giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các thông lệ quốc tế, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá kiểm tra của các cơ quan và tổ chức liên quan khác như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập...
Ngoài ra, hệ thống này khi được DIV triển khai với sự hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ của WB cũng đảm bảo không tăng thêm chi phí hay gánh nặng đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi cung cấp thông tin đầu vào cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Hệ thống phí dự kiến được xây dựng như thế nào, thưa ông?
Việc xây dựng sẽ căn cứ theo rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhiều hay ít mà không cần biết tổ chức đó lớn hay nhỏ, do ai sở hữu, và đằng sau dó là tập đoàn nào. Tất cả đều bình đẳng. Hệ thống phí trên có sở rủi ro này sẽ thay thế cho hệ thống phí đồng hạng áp dụng từ 1999.
Dự kiến, hệ thống phí mới sẽ có 4 bậc và mức chênh lệch từ thấp nhất đến cao nhất là 8 lần dựa trên các tiêu chí an toàn phân biệt giữa các tổ chức được xếp hạng rủi ro từ thấp đến cao.