Nhộn nhịp chống… tăng giá
Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trở lại trong tháng 9 đã làm dấy lên nhiều mối lo, khi mùa tăng giá cuối năm đã thành quy luật
Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trở lại trong tháng 9 đã làm dấy lên nhiều mối lo, khi mùa tăng giá cuối năm đã thành quy luật.
Giải pháp không mới
Chỉ số giá đang gây sức ép lớn lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, khi CPI trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 6,46%, riêng CPI tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng trước.
Theo Bộ Công Thương, hàng loạt giải pháp đã được áp dụng trong thời gian qua để kiểm soát lạm phát. Thông qua hoạt động của Tổ Điều hành thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã lập 10 báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường trong nước phục vụ cho các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, trong đó đã đưa hơn 30 khuyến nghị với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội... về các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm tạo lập môi trường kinh doanh trong nước lành mạnh và bình đẳng, bảo đảm ổn định và phát triển thị trường.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã chủ động tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động có nhiều biện pháp bình ổn thị trường. Cho đến nay, theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố, hầu hết các địa phương đều có kế hoạch, biện pháp bình ổn thị trường phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Tuy nhiên, trước tình hình giá tăng trở lại trong tháng 9/2010, vẫn chưa thấy những giải pháp thật căn cơ từ phía Bộ.
Bản báo cáo nhanh về tình hình bình ổn giá, được Bộ Công Thương công bố sáng nay (6/10), chỉ nêu lên các giải pháp không hề mới, như khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước để đẩy mạnh sản xuất; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại nội địa để góp phần bình ổn thị trường; tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, gạo, dược phẩm...
Hơn thế, vẫn trong phần giải pháp, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các chính sách, biện pháp cần thiết để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.
Giải pháp đầy tính “hành chính” này từng được đưa vào kế hoạch bình ổn giá của hàng chục năm nay, và tiếp tục được áp dụng trong hoàn cảnh mới.
Trông vào doanh nghiệp
Trong khi các giải pháp mà Bộ Công Thương được đánh giá là vẫn chung chung, các địa phương lại đang vào cuộc khá tích cực với các giải pháp cụ thể, nhằm huy động tối đa vai trò bình ổn thị trường của doanh nghiệp.
Tại Hà Nội, một trong những giải pháp được thực hiện là cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được tạm ứng vốn với lãi suất bằng 0% để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân khi có biến động thị trường. Mức tạm ứng năm nay sẽ là 400 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa, tăng khá nhiều so với mức 50 tỷ đồng năm 2007; 160 tỷ đồng năm 2008 và 250 tỷ năm 2009.
Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia bình ổn đã có hơn 360 điểm, được phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố, tăng gấp hai lần so với năm 2009. Phấn đấu trong năm 2010, có khoảng 500 điểm bán hàng tham gia bình ổn tập trung tại khu vực nội thành và một số huyện, thị xã trên địa bàn.
Trên thực tế, CPI của Hà Nội từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2010 có xu hướng giảm dần. Đến tháng 8/2010, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội đã đổi hướng chỉ tăng nhẹ ở mức 0,15% so với tháng trước và tăng 5,55% so với tháng 12/2009. Riêng tháng 9/2010, chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 0.96% so với tháng 8, đây được coi là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay.
Giải thích cho việc này, UBND thành phố Hà Nội cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng 9 Hà Nội áp dụng cơ chế thu, sử dụng học phí mới theo Nghị định 49 của Thủ tướng chính phủ khiến nhiều cơ sở giáo dục bắt đầu điều chỉnh học phí, chỉ số nhóm giáo dục trong tháng 9 tăng đột biễn dẫn đầu ở mức 7.17%, thêm vào đó, chỉ số giá ở một số nhóm tăng mạnh như: nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng… Cho dù giá cả đang tăng trở lại nhưng Hà Nội vẫn đặt mục tiêu giá cả năm nay chỉ tăng khoảng 8% .
Tại Tp.HCM, từ Tết Kỷ Sửu năm 2009 trở lại đây, thành phố đã đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện xét chọn doanh nghiệp rất cụ thể. Các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn xét chọn về năng lực, kinh nghiệm sẽ được giao nhiệm vụ bình ổn nhằm thể hiện tính minh bạch, khách quan, vừa khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp tham gia bình ổn đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, cam kết đảm bảo giá bán các hàng hóa, sản phẩm bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất là 10% và được giữ ổn định, xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình bình ổn.
Thành phố cũng tăng tần suất (ít nhất mỗi tháng một lần) bán hàng lưu động phục vụ cho người dân tại các quận huyện ngoại thành, công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đồng thời, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ hàng hóa rộng khắp trên địa bàn thành phố, với khoảng 2.000 điểm bán hàng bình ổn; đồng thời hình thành được mối liên kết giữa sản xuất và lưu thông phân phối hàng hóa, giữa các doanh nghiệp tham gia bình ổn với nhau.
Theo đại diện của Saigon Coop Mart, một đơn vị tích cực tham gia chương trình bình ổn giá trên địa bàn Tp.HCM, bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu là công tác chuẩn bị nguồn hàng phải hết sức chu đáo, doanh nghiệp phải có kế hoạch tạo nguồn hàng từ đầu tư chiều sâu cho sản xuất, không chạy theo thị trường và chỉ thu gom hàng hóa, việc đầu tư phải mang tính chất dài hạn, có chọn những đối tác chiến lược có đủ năng lực và điều kiện cung ứng hàng hóa để có thể ổn định được nguồn hàng, giá cả và quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa.
Bên cạnh đó, phải xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn trên cơ sở làm tốt công tác dự báo thị trường và định hướng đầu tư hợp lý để phát triển rộng khắp kênh phân phối.
Giải pháp không mới
Chỉ số giá đang gây sức ép lớn lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, khi CPI trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 6,46%, riêng CPI tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng trước.
Theo Bộ Công Thương, hàng loạt giải pháp đã được áp dụng trong thời gian qua để kiểm soát lạm phát. Thông qua hoạt động của Tổ Điều hành thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã lập 10 báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường trong nước phục vụ cho các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, trong đó đã đưa hơn 30 khuyến nghị với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội... về các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm tạo lập môi trường kinh doanh trong nước lành mạnh và bình đẳng, bảo đảm ổn định và phát triển thị trường.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã chủ động tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động có nhiều biện pháp bình ổn thị trường. Cho đến nay, theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố, hầu hết các địa phương đều có kế hoạch, biện pháp bình ổn thị trường phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Tuy nhiên, trước tình hình giá tăng trở lại trong tháng 9/2010, vẫn chưa thấy những giải pháp thật căn cơ từ phía Bộ.
Bản báo cáo nhanh về tình hình bình ổn giá, được Bộ Công Thương công bố sáng nay (6/10), chỉ nêu lên các giải pháp không hề mới, như khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước để đẩy mạnh sản xuất; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại nội địa để góp phần bình ổn thị trường; tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, gạo, dược phẩm...
Hơn thế, vẫn trong phần giải pháp, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các chính sách, biện pháp cần thiết để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.
Giải pháp đầy tính “hành chính” này từng được đưa vào kế hoạch bình ổn giá của hàng chục năm nay, và tiếp tục được áp dụng trong hoàn cảnh mới.
Trông vào doanh nghiệp
Trong khi các giải pháp mà Bộ Công Thương được đánh giá là vẫn chung chung, các địa phương lại đang vào cuộc khá tích cực với các giải pháp cụ thể, nhằm huy động tối đa vai trò bình ổn thị trường của doanh nghiệp.
Tại Hà Nội, một trong những giải pháp được thực hiện là cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được tạm ứng vốn với lãi suất bằng 0% để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân khi có biến động thị trường. Mức tạm ứng năm nay sẽ là 400 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa, tăng khá nhiều so với mức 50 tỷ đồng năm 2007; 160 tỷ đồng năm 2008 và 250 tỷ năm 2009.
Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia bình ổn đã có hơn 360 điểm, được phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố, tăng gấp hai lần so với năm 2009. Phấn đấu trong năm 2010, có khoảng 500 điểm bán hàng tham gia bình ổn tập trung tại khu vực nội thành và một số huyện, thị xã trên địa bàn.
Trên thực tế, CPI của Hà Nội từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2010 có xu hướng giảm dần. Đến tháng 8/2010, chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội đã đổi hướng chỉ tăng nhẹ ở mức 0,15% so với tháng trước và tăng 5,55% so với tháng 12/2009. Riêng tháng 9/2010, chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng 0.96% so với tháng 8, đây được coi là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay.
Giải thích cho việc này, UBND thành phố Hà Nội cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng 9 Hà Nội áp dụng cơ chế thu, sử dụng học phí mới theo Nghị định 49 của Thủ tướng chính phủ khiến nhiều cơ sở giáo dục bắt đầu điều chỉnh học phí, chỉ số nhóm giáo dục trong tháng 9 tăng đột biễn dẫn đầu ở mức 7.17%, thêm vào đó, chỉ số giá ở một số nhóm tăng mạnh như: nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng… Cho dù giá cả đang tăng trở lại nhưng Hà Nội vẫn đặt mục tiêu giá cả năm nay chỉ tăng khoảng 8% .
Tại Tp.HCM, từ Tết Kỷ Sửu năm 2009 trở lại đây, thành phố đã đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện xét chọn doanh nghiệp rất cụ thể. Các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn xét chọn về năng lực, kinh nghiệm sẽ được giao nhiệm vụ bình ổn nhằm thể hiện tính minh bạch, khách quan, vừa khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp tham gia bình ổn đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, cam kết đảm bảo giá bán các hàng hóa, sản phẩm bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất là 10% và được giữ ổn định, xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình bình ổn.
Thành phố cũng tăng tần suất (ít nhất mỗi tháng một lần) bán hàng lưu động phục vụ cho người dân tại các quận huyện ngoại thành, công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đồng thời, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ hàng hóa rộng khắp trên địa bàn thành phố, với khoảng 2.000 điểm bán hàng bình ổn; đồng thời hình thành được mối liên kết giữa sản xuất và lưu thông phân phối hàng hóa, giữa các doanh nghiệp tham gia bình ổn với nhau.
Theo đại diện của Saigon Coop Mart, một đơn vị tích cực tham gia chương trình bình ổn giá trên địa bàn Tp.HCM, bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu là công tác chuẩn bị nguồn hàng phải hết sức chu đáo, doanh nghiệp phải có kế hoạch tạo nguồn hàng từ đầu tư chiều sâu cho sản xuất, không chạy theo thị trường và chỉ thu gom hàng hóa, việc đầu tư phải mang tính chất dài hạn, có chọn những đối tác chiến lược có đủ năng lực và điều kiện cung ứng hàng hóa để có thể ổn định được nguồn hàng, giá cả và quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa.
Bên cạnh đó, phải xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn trên cơ sở làm tốt công tác dự báo thị trường và định hướng đầu tư hợp lý để phát triển rộng khắp kênh phân phối.