Olympic 2008, cơ hội vàng của du lịch Trung Quốc
Ước tính trong năm 2008, thành phố Bắc Kinh sẽ đón 4,5 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, mang lại doanh thu xấp xỉ 5 tỷ USD
Hiệp hội Nghiên cứu kinh tế Olympic Bắc Kinh (BOERA) vừa cho biết, ước tính trong năm 2008, thành phố Bắc Kinh sẽ đón 4,5 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, mang lại doanh thu xấp xỉ 5 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho ngành du lịch của Trung Quốc không chỉ trong năm nay, mà còn kéo dài trong những năm sau. Riêng trong thời gian diễn ra Đại hội Olympic, sẽ có khoảng 600.000 lượt khách du lịch nước ngoài và 2,5 triệu lượt khách du lịch trong nước tới thăm Bắc Kinh.
Chương mới của ngành du lịch Trung Quốc
BOERA dự đoán tới năm 2010, lượng du khách tới Bắc Kinh ước tính sẽ đạt 5,3 triệu, với doanh thu khoảng 5,6 tỷ USD. Khách du lịch trong nước tới Bắc Kinh có thể đạt 112 triệu lượt, mang lại doanh thu hơn 24 tỷ USD.
Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc nhận định Olympic 2008 đánh dấu sự mở đầu cho chương mới của ngành du lịch Trung Quốc. Ngoài ra, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này sẽ tác động tích cực tới các ngành tài chính, văn hóa, thể thao và các lĩnh vực khác như triển lãm, bất động sản ở Trung Quốc.
Theo Chinadaily, từ năm 2001, khi Trung Quốc giành quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội năm 2008 đến nay, số lượng du khách nước ngoài đến Trung Quốc đã tăng trung bình 7% mỗi năm. Số Hoa kiều hồi hương cũng tăng mạnh. Dự tính số tiền thu được từ những Hoa kiều hồi hương tham dự Thế vận hội lần này là 4,5 tỷ USD.
Thế vận hội 2008 không chỉ là cơ hội vàng của Bắc Kinh, mà còn của nhiều địa phương khác. Vì khách du lịch nếu đã tới Bắc Kinh, còn muốn khám phá các khu vực và địa danh khác của Trung Quốc thậm chí của các nước khu vực châu Á nói chung.
Trong một cuộc điều tra của Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) và Trung tâm Thị thực Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương tiến hành mới đây, 90% số người được hỏi nói rằng khi tới thăm Bắc Kinh, họ muốn ghé thăm các thành phố khác của Trung Quốc, nếu thời gian cho phép.
20% trong số hơn 5.000 người được hỏi đến từ 10 nước cho biết, lý do đầu tiên họ đến Trung Quốc là vì Thế vận hội, vì sự đông vui, hoành tráng và "Trung Quốc là một nơi tuyệt vời để mua sắm". 75% cho biết muốn tới các nơi khác của châu Á.
Gấp rút chuẩn bị đón Olympic
Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng để ngày hội thể thao thế giới diễn ra tại Bắc Kinh thành công tốt đẹp. Theo ước tính, Trung Quốc chi khoảng 40 tỷ USD cho các công trình hạ tầng trong quá trình chuẩn bị Thế vận hội 2008.
Phó thị trưởng Bắc Kinh, Trần Cương cho biết, tổng kinh phí xây dựng các trung tâm thi đấu khoảng 13 tỷ Nhân dân tệ (1,8 tỷ USD). Kinh phí xây dựng sân vận động quốc gia - có thiết kế giống như một tổ chim - vào khoảng 3,5 tỷ Nhân dân tệ (486 triệu USD).
Sân vận động có sức chứa 91.000 người này sẽ là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc, đồng thời là trung tâm thi đấu chính của đại hội. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 3 tới. Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ sử dụng 31 trung tâm thi đấu và 45 trung tâm huấn luyện. Đến nay, đã có hơn 20 trung tâm thi đấu hoàn thiện và đưa vào vận hành thử với kết quả đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.
Mới đây, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 119 của Ủy ban Olympic quốc tế, Vương Vĩ, Phó chủ tịch điều hành kiêm Tổng thư ký Ủy ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh cho biết, các ủy viên Ủy ban Olympic quốc tế hài lòng trước tiến triển công tác trù bị của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, họ vẫn bày tỏ lo lắng, nhất là vấn đề môi trường, đặc biệt là chất lượng không khí đối với vận động viên. Trung Quốc cũng đang lo ngại những diễn biến thời tiết bất thường trong năm nay có thể tác động xấu tới Thế vận hội. Để đón Thế vận hội 2008, kể từ năm 1998 đến nay, Bắc Kinh đầu tư tổng cộng 120 tỷ Nhân dân tệ vào việc bảo vệ môi trường.
Về vấn đề cung ứng thực phẩm trong thời gian Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Cao Hồng Tân khẳng định, Bộ Nông nghiệp sẽ cùng chính quyền thành phố Bắc Kinh và 12 tỉnh, thành khác bảo đảm an toàn chất lượng hàng nông sản.
Bắc Kinh cũng rất quan tâm công tác tổ chức đội ngũ tình nguyện viên phục vụ Olympic. Số người ghi tên tham gia đội quân tình nguyện đã đạt hơn 800 nghìn, vượt xa so với nhu cầu là 100 nghìn người.
Theo các chuyên gia, Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho ngành du lịch của Trung Quốc không chỉ trong năm nay, mà còn kéo dài trong những năm sau. Riêng trong thời gian diễn ra Đại hội Olympic, sẽ có khoảng 600.000 lượt khách du lịch nước ngoài và 2,5 triệu lượt khách du lịch trong nước tới thăm Bắc Kinh.
Chương mới của ngành du lịch Trung Quốc
BOERA dự đoán tới năm 2010, lượng du khách tới Bắc Kinh ước tính sẽ đạt 5,3 triệu, với doanh thu khoảng 5,6 tỷ USD. Khách du lịch trong nước tới Bắc Kinh có thể đạt 112 triệu lượt, mang lại doanh thu hơn 24 tỷ USD.
Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc nhận định Olympic 2008 đánh dấu sự mở đầu cho chương mới của ngành du lịch Trung Quốc. Ngoài ra, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này sẽ tác động tích cực tới các ngành tài chính, văn hóa, thể thao và các lĩnh vực khác như triển lãm, bất động sản ở Trung Quốc.
Theo Chinadaily, từ năm 2001, khi Trung Quốc giành quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội năm 2008 đến nay, số lượng du khách nước ngoài đến Trung Quốc đã tăng trung bình 7% mỗi năm. Số Hoa kiều hồi hương cũng tăng mạnh. Dự tính số tiền thu được từ những Hoa kiều hồi hương tham dự Thế vận hội lần này là 4,5 tỷ USD.
Thế vận hội 2008 không chỉ là cơ hội vàng của Bắc Kinh, mà còn của nhiều địa phương khác. Vì khách du lịch nếu đã tới Bắc Kinh, còn muốn khám phá các khu vực và địa danh khác của Trung Quốc thậm chí của các nước khu vực châu Á nói chung.
Trong một cuộc điều tra của Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) và Trung tâm Thị thực Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương tiến hành mới đây, 90% số người được hỏi nói rằng khi tới thăm Bắc Kinh, họ muốn ghé thăm các thành phố khác của Trung Quốc, nếu thời gian cho phép.
20% trong số hơn 5.000 người được hỏi đến từ 10 nước cho biết, lý do đầu tiên họ đến Trung Quốc là vì Thế vận hội, vì sự đông vui, hoành tráng và "Trung Quốc là một nơi tuyệt vời để mua sắm". 75% cho biết muốn tới các nơi khác của châu Á.
Gấp rút chuẩn bị đón Olympic
Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện những khâu chuẩn bị cuối cùng để ngày hội thể thao thế giới diễn ra tại Bắc Kinh thành công tốt đẹp. Theo ước tính, Trung Quốc chi khoảng 40 tỷ USD cho các công trình hạ tầng trong quá trình chuẩn bị Thế vận hội 2008.
Phó thị trưởng Bắc Kinh, Trần Cương cho biết, tổng kinh phí xây dựng các trung tâm thi đấu khoảng 13 tỷ Nhân dân tệ (1,8 tỷ USD). Kinh phí xây dựng sân vận động quốc gia - có thiết kế giống như một tổ chim - vào khoảng 3,5 tỷ Nhân dân tệ (486 triệu USD).
Sân vận động có sức chứa 91.000 người này sẽ là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc, đồng thời là trung tâm thi đấu chính của đại hội. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 3 tới. Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ sử dụng 31 trung tâm thi đấu và 45 trung tâm huấn luyện. Đến nay, đã có hơn 20 trung tâm thi đấu hoàn thiện và đưa vào vận hành thử với kết quả đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.
Mới đây, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 119 của Ủy ban Olympic quốc tế, Vương Vĩ, Phó chủ tịch điều hành kiêm Tổng thư ký Ủy ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh cho biết, các ủy viên Ủy ban Olympic quốc tế hài lòng trước tiến triển công tác trù bị của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, họ vẫn bày tỏ lo lắng, nhất là vấn đề môi trường, đặc biệt là chất lượng không khí đối với vận động viên. Trung Quốc cũng đang lo ngại những diễn biến thời tiết bất thường trong năm nay có thể tác động xấu tới Thế vận hội. Để đón Thế vận hội 2008, kể từ năm 1998 đến nay, Bắc Kinh đầu tư tổng cộng 120 tỷ Nhân dân tệ vào việc bảo vệ môi trường.
Về vấn đề cung ứng thực phẩm trong thời gian Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Cao Hồng Tân khẳng định, Bộ Nông nghiệp sẽ cùng chính quyền thành phố Bắc Kinh và 12 tỉnh, thành khác bảo đảm an toàn chất lượng hàng nông sản.
Bắc Kinh cũng rất quan tâm công tác tổ chức đội ngũ tình nguyện viên phục vụ Olympic. Số người ghi tên tham gia đội quân tình nguyện đã đạt hơn 800 nghìn, vượt xa so với nhu cầu là 100 nghìn người.