Quan hệ Việt Nam - Malaysia: "Còn nhiều dư địa để hợp tác"
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Mohd. Zamruni bin Khalid chia sẻ về quan hệ hợp tác kinh tế song phương Việt Nam-Malaysia
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam, ông Mohd. Zamruni bin Khalid chia sẻ với VnEconomy về quan hệ hợp tác kinh tế song phương Việt Nam-Malaysia nhân dịp quốc khánh nước này ngày 31/08/2017.
Được biết hợp đồng hợp tác khai thác dầu khí chung giữa Petronas (Malaysia) và PetroVietnam sẽ hết hạn vào tháng 09/2017 này, và Petronas đang không muốn tiếp tục tái ký HĐ nữa. Ông có nghĩ là vẫn còn dư địa để 2 tập đoàn này tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực dầu khí không? Vì sao vậy?
Tôi nghĩ là luôn có nhiều mảng miếng hợp tác giữa Petronas và PetroVietnam. Cho dù là hợp đồng khai thác chia sẻ cùng nhau này sẽ hết hạn vào đầu tháng 09/2017, vẫn đang còn nhiều dư địa cho 2 tập đoạn tiếp tục hợp tác. Cho dù sự hiện diện của Petronas tại Việt Nam đang bắt đầu giảm dần phần nào, thì sự hợp tác cụ thể này giữa 2 tập đoàn có thể xem như một nền tảng vững chắc cho các công ty trong lĩnh vực dầu khí của 2 bên hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nữa, hay hợp tác khai thác ở khu vực, quốc gia khác trên thế giới.
Tôi nghĩ là với kinh nghiệm từng hợp tác cùng nhau như thế trong suốt 20 năm qua (Petronas lần đầu tiên vào Việt Nam năm 1991), cả 2 tập đoàn có thể cùng nhau hợp tác nhiều hơn nữa trong tương lai.
Đặt trong bối cảnh 2 nước đang có Hiệp định hợp tác chiến lược ký năm 2015, điều này ảnh hưởng thế nào đến quan hệ kinh tế song phương giữa 2 quốc gia, theo ông?
Cần phải nhấn mạnh rằng, Malaysia cũng như Việt Nam đã tích cực triển khai trên nhiều lĩnh vực kể từ khi ký Hiệp định đến nay. Như đã nêu trong bản Hiệp định, cả 2 phía đều đã lập Diễn đàn đối thoại chiến lược cấp quan chức cấp cao (SOSD) và phiên thảo luận đầu tiên của Diễn đàn này đã được tiến hành năm 2016 tại Hà Nội.
SOSD là một diễn đàn mang tính thảo luận nhằm kiến tạo các cơ chế mới cho việc làm thế nào thúc đẩy các hợp tác trên nhiều lĩnh vực như đã được nêu trong Hiệp định, phù hợp với quyền lợi của mỗi nước. Vòng thảo luận thứ 2 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Malaysia và Việt Nam đã đồng thuận về Chương trình Hành động (POA) trong khuôn khổ Hiệp định khung cho giai đoạn 2017-2019. Thông qua Chương trình Hành động này, cả 2 nước sẽ phối hợp triển khai nhiều hoạt động và sáng kiến đã được nêu trong Hiệp định.
Cuộc họp Ủy ban chung lần thứ 5 giữa 2 nước hôm 27/07/2017 là một minh chứng cho thấy Hiệp định đã góp phần định hình mối quan hệ song phương giữa 2 nước, và đang đi đúng hướng. Tại cuộc họp đó, cả 2 Ngoại trưởng, cùng các quan chức cấp cao khác, đã đồng thuận thúc đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai các hoạt động đã được đồng thuận chung trong Hiệp định.
Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ rằng, cũng còn quá sớm để phân tích lợi ích của Hiệp định đối tác chiến lược của 2 nước. Nhưng kết quả hữu hình có thể thấy là kim ngạch thương mại song phương đang tăng trưởng tốt.
Trong Hiệp định đặt mục tiêu kim ngạch thương mại 2 chiều đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng theo số liệu của chúng tôi, con số này năm 2015 là 9,3 tỷ thì năm 2016 đã tăng 10,8% lên 10,3 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2017, con số này là 4,6 tỷ USD, tăng khoảng 22,6% cùng kỳ năm ngoái. Với đà này, tôi tin chắc rằng mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được.
Vậy còn điều gì khiến ông hài lòng và chưa hài lòng với mối quan hệ song phương giữa 2 nước trong những năm qua?
2 nước đã có mối quan hệ hữu nghị lâu đời với các hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Mối quan hệ đó đã được bồi đắp qua nhiều chuyến thăm cấp cao nhằm tạo ra các tương tác hợp tác giữa 2 nước và khai phá nhiều lĩnh vực hợp tác mới.
Cá nhân tôi nhận thấy rằng chính các chuyến thăm cấp cao của 2 bên đã tăng cường cho mối quan hệ giữa 2 quốc gia. Cho nên, theo tôi, chúng ta cần khuyến khích, cổ súy thêm nhiều chuyến viếng thăm cấp cao như thế nữa trong tương lai.
Về tổng thể, tôi rất hài lòng với mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam-Malaysia. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Malaysia trong khối ASEAN và là thứ 12 trên toàn cầu của Malaysia. Đây là điểm nổi trội rất lớn nếu chúng ta nhìn vào mối tương tác thương mại song phương nhỏ bé của 2 nước vào khoảng 1 thập kỷ trước.
Hiện tại, Malaysia cũng đứng thứ 7 trong danh sách các nước đầu tư FDI vào Việt Nam, với tổng mức vốn FDI đăng ký tính đến hết năm 2016 là 12,3 tỷ USD. Với xu hướng hiện tại, tôi tin là đầu tư của Malaysia vào Việt Nam sẽ còn tăng nữa, và đóng vai trò quan trọng.
Tôi cũng thấy hài lòng với mối bang giao hợp tác nhân dân. Ngày càng nhiều công dân 2 nước qua lại, du lịch, thăm viếng lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy minh chứng qua viêc kết nối mạng đường bay giữa các thành phố của 2 nước.
Ngoài sự kết nối giữa Tp HCM, Hà Nội và Kuala Lumpur, giờ đây công dân 2 nước có thể qua lại cả những địa điểm như Penang, Johor Bahru, Kota Kinabalu, Đà Nẵng và Nha Trang. Sự phát triển như thế tạo điều kiện cho người dân 2 nước qua lại nhau một cách thường xuyên hơn, hiểu biết nhau hơn.
Nhưng tất cả những điều đó không có nghĩa là mọi điều hợp tác song phương đang hoàn hảo…
Đúng thế, tôi vẫn tin rằng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Các doanh nghiệp Malaysia cũng như các công ty nước ngoài đều hưởng lợi nếu có một môi trường kinh doanh cải thiện hơn nữa ở Việt Nam. Cần thêm nỗ lực tạo điều kiện kinh doanh, nhất là hạ tầng phần cứng và phần mềm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được nhiều khó khăn, cản trở.
Trên phương diện mối bang giao nhân dân, dù số lượt người Việt Nam sang thăm Malaysia đang có xu hướng tăng, cá nhân tôi và Đại sứ quán sẽ còn nỗ lực hơn nữa để khuyến khích lượng người Việt Nam du lịch Malaysia, chí ít là tương đương con số mà người Malaysia sang Việt Nam.
Ông có nghĩ là Việt Nam và Malaysia đã phối hợp tốt với nhau trên các diễn đàn đa phương, ví như là Biển Đông trong khuôn khổ khối ASEAN hay không?
Malaysia và Việt Nam luôn phối hợp và hợp tác chặt chẽ, cả trên phương diện song phương và trong khuôn khổ ASEAN về vấn đề Biển Đông. Cả 2 nước đều chia sẻ sự quyết tâm cho việc giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo đó, Malaysia và Việt Nam cùng các nước ASEAN đã đồng thuận thúc đẩy đối thoại và hợp tác an ninh cũng như xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.
Lĩnh vực nào mà theo ông, 2 nước có thể hợp tác mạnh hơn nữa trong thời gian tới?
Hợp tác kinh tế song phương của 2 nước trong 20 năm qua là vô cùng tốt đẹp, và tôi nhìn thấy nó sẽ tiếp tục được củng cố trong thời gian tới. Tôi tin là cả 2 nước đều đã hợp tác thành công trên nhiều lĩnh vực kinh tế, ví như với ngành sản xuất và chế biến – lĩnh vực mà cả 2 nước đều đã làm tốt vai trò cung ứng nguyên phụ liệu cho các nhà sản xuất cũng như hàng hóa thành phẩm cho người tiêu dung.
Tương tự như vậy, chúng ta đã hợp tác thành công trên các lĩnh vực tài chính-ngân hàng, bất động sản, năng lượng-điện năng và du lịch. Cả 2 nước nên tiếp tục củng cố mối hợp tác trên những lĩnh vực đó, đặc biệt với những lĩnh vực mà có nhiều sự quan tâm đầu tư từ phía Malaysia, trong khi Việt Nam có thể có lợi trở thành 1 trong các chuỗi mắt xích sản xuất toàn cầu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và nâng cao thu nhập cho người Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn về tương lai, tôi mong muốn nhìn thấy mối quan hệ này được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là với những thách thức đang nổi lên trong khu vực. Ví như, chúng ta cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm hoàn tất các bước đàm phán cho Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để sớm tận dụng lợi ích thương mại mà Hiệp định này mang lại.
Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia (MATRADE) sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Tôi tin là các hoạt động xúc tiến thương mại đó sẽ tiếp tục được phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam. Ngoài ra, tôi cũng mong rằng sẽ có nhiều công ty Việt Nam đến đầu tư vào Malaysia. Điều này, theo tôi, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương.
Được biết hợp đồng hợp tác khai thác dầu khí chung giữa Petronas (Malaysia) và PetroVietnam sẽ hết hạn vào tháng 09/2017 này, và Petronas đang không muốn tiếp tục tái ký HĐ nữa. Ông có nghĩ là vẫn còn dư địa để 2 tập đoàn này tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực dầu khí không? Vì sao vậy?
Tôi nghĩ là luôn có nhiều mảng miếng hợp tác giữa Petronas và PetroVietnam. Cho dù là hợp đồng khai thác chia sẻ cùng nhau này sẽ hết hạn vào đầu tháng 09/2017, vẫn đang còn nhiều dư địa cho 2 tập đoạn tiếp tục hợp tác. Cho dù sự hiện diện của Petronas tại Việt Nam đang bắt đầu giảm dần phần nào, thì sự hợp tác cụ thể này giữa 2 tập đoàn có thể xem như một nền tảng vững chắc cho các công ty trong lĩnh vực dầu khí của 2 bên hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nữa, hay hợp tác khai thác ở khu vực, quốc gia khác trên thế giới.
Tôi nghĩ là với kinh nghiệm từng hợp tác cùng nhau như thế trong suốt 20 năm qua (Petronas lần đầu tiên vào Việt Nam năm 1991), cả 2 tập đoàn có thể cùng nhau hợp tác nhiều hơn nữa trong tương lai.
Đặt trong bối cảnh 2 nước đang có Hiệp định hợp tác chiến lược ký năm 2015, điều này ảnh hưởng thế nào đến quan hệ kinh tế song phương giữa 2 quốc gia, theo ông?
Cần phải nhấn mạnh rằng, Malaysia cũng như Việt Nam đã tích cực triển khai trên nhiều lĩnh vực kể từ khi ký Hiệp định đến nay. Như đã nêu trong bản Hiệp định, cả 2 phía đều đã lập Diễn đàn đối thoại chiến lược cấp quan chức cấp cao (SOSD) và phiên thảo luận đầu tiên của Diễn đàn này đã được tiến hành năm 2016 tại Hà Nội.
SOSD là một diễn đàn mang tính thảo luận nhằm kiến tạo các cơ chế mới cho việc làm thế nào thúc đẩy các hợp tác trên nhiều lĩnh vực như đã được nêu trong Hiệp định, phù hợp với quyền lợi của mỗi nước. Vòng thảo luận thứ 2 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Malaysia và Việt Nam đã đồng thuận về Chương trình Hành động (POA) trong khuôn khổ Hiệp định khung cho giai đoạn 2017-2019. Thông qua Chương trình Hành động này, cả 2 nước sẽ phối hợp triển khai nhiều hoạt động và sáng kiến đã được nêu trong Hiệp định.
Cuộc họp Ủy ban chung lần thứ 5 giữa 2 nước hôm 27/07/2017 là một minh chứng cho thấy Hiệp định đã góp phần định hình mối quan hệ song phương giữa 2 nước, và đang đi đúng hướng. Tại cuộc họp đó, cả 2 Ngoại trưởng, cùng các quan chức cấp cao khác, đã đồng thuận thúc đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai các hoạt động đã được đồng thuận chung trong Hiệp định.
Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ rằng, cũng còn quá sớm để phân tích lợi ích của Hiệp định đối tác chiến lược của 2 nước. Nhưng kết quả hữu hình có thể thấy là kim ngạch thương mại song phương đang tăng trưởng tốt.
Trong Hiệp định đặt mục tiêu kim ngạch thương mại 2 chiều đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng theo số liệu của chúng tôi, con số này năm 2015 là 9,3 tỷ thì năm 2016 đã tăng 10,8% lên 10,3 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2017, con số này là 4,6 tỷ USD, tăng khoảng 22,6% cùng kỳ năm ngoái. Với đà này, tôi tin chắc rằng mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020 là hoàn toàn có thể đạt được.
Vậy còn điều gì khiến ông hài lòng và chưa hài lòng với mối quan hệ song phương giữa 2 nước trong những năm qua?
2 nước đã có mối quan hệ hữu nghị lâu đời với các hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Mối quan hệ đó đã được bồi đắp qua nhiều chuyến thăm cấp cao nhằm tạo ra các tương tác hợp tác giữa 2 nước và khai phá nhiều lĩnh vực hợp tác mới.
Cá nhân tôi nhận thấy rằng chính các chuyến thăm cấp cao của 2 bên đã tăng cường cho mối quan hệ giữa 2 quốc gia. Cho nên, theo tôi, chúng ta cần khuyến khích, cổ súy thêm nhiều chuyến viếng thăm cấp cao như thế nữa trong tương lai.
Về tổng thể, tôi rất hài lòng với mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam-Malaysia. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Malaysia trong khối ASEAN và là thứ 12 trên toàn cầu của Malaysia. Đây là điểm nổi trội rất lớn nếu chúng ta nhìn vào mối tương tác thương mại song phương nhỏ bé của 2 nước vào khoảng 1 thập kỷ trước.
Hiện tại, Malaysia cũng đứng thứ 7 trong danh sách các nước đầu tư FDI vào Việt Nam, với tổng mức vốn FDI đăng ký tính đến hết năm 2016 là 12,3 tỷ USD. Với xu hướng hiện tại, tôi tin là đầu tư của Malaysia vào Việt Nam sẽ còn tăng nữa, và đóng vai trò quan trọng.
Tôi cũng thấy hài lòng với mối bang giao hợp tác nhân dân. Ngày càng nhiều công dân 2 nước qua lại, du lịch, thăm viếng lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy minh chứng qua viêc kết nối mạng đường bay giữa các thành phố của 2 nước.
Ngoài sự kết nối giữa Tp HCM, Hà Nội và Kuala Lumpur, giờ đây công dân 2 nước có thể qua lại cả những địa điểm như Penang, Johor Bahru, Kota Kinabalu, Đà Nẵng và Nha Trang. Sự phát triển như thế tạo điều kiện cho người dân 2 nước qua lại nhau một cách thường xuyên hơn, hiểu biết nhau hơn.
Nhưng tất cả những điều đó không có nghĩa là mọi điều hợp tác song phương đang hoàn hảo…
Đúng thế, tôi vẫn tin rằng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Các doanh nghiệp Malaysia cũng như các công ty nước ngoài đều hưởng lợi nếu có một môi trường kinh doanh cải thiện hơn nữa ở Việt Nam. Cần thêm nỗ lực tạo điều kiện kinh doanh, nhất là hạ tầng phần cứng và phần mềm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được nhiều khó khăn, cản trở.
Trên phương diện mối bang giao nhân dân, dù số lượt người Việt Nam sang thăm Malaysia đang có xu hướng tăng, cá nhân tôi và Đại sứ quán sẽ còn nỗ lực hơn nữa để khuyến khích lượng người Việt Nam du lịch Malaysia, chí ít là tương đương con số mà người Malaysia sang Việt Nam.
Ông có nghĩ là Việt Nam và Malaysia đã phối hợp tốt với nhau trên các diễn đàn đa phương, ví như là Biển Đông trong khuôn khổ khối ASEAN hay không?
Malaysia và Việt Nam luôn phối hợp và hợp tác chặt chẽ, cả trên phương diện song phương và trong khuôn khổ ASEAN về vấn đề Biển Đông. Cả 2 nước đều chia sẻ sự quyết tâm cho việc giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo đó, Malaysia và Việt Nam cùng các nước ASEAN đã đồng thuận thúc đẩy đối thoại và hợp tác an ninh cũng như xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.
Lĩnh vực nào mà theo ông, 2 nước có thể hợp tác mạnh hơn nữa trong thời gian tới?
Hợp tác kinh tế song phương của 2 nước trong 20 năm qua là vô cùng tốt đẹp, và tôi nhìn thấy nó sẽ tiếp tục được củng cố trong thời gian tới. Tôi tin là cả 2 nước đều đã hợp tác thành công trên nhiều lĩnh vực kinh tế, ví như với ngành sản xuất và chế biến – lĩnh vực mà cả 2 nước đều đã làm tốt vai trò cung ứng nguyên phụ liệu cho các nhà sản xuất cũng như hàng hóa thành phẩm cho người tiêu dung.
Tương tự như vậy, chúng ta đã hợp tác thành công trên các lĩnh vực tài chính-ngân hàng, bất động sản, năng lượng-điện năng và du lịch. Cả 2 nước nên tiếp tục củng cố mối hợp tác trên những lĩnh vực đó, đặc biệt với những lĩnh vực mà có nhiều sự quan tâm đầu tư từ phía Malaysia, trong khi Việt Nam có thể có lợi trở thành 1 trong các chuỗi mắt xích sản xuất toàn cầu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và nâng cao thu nhập cho người Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn về tương lai, tôi mong muốn nhìn thấy mối quan hệ này được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là với những thách thức đang nổi lên trong khu vực. Ví như, chúng ta cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm hoàn tất các bước đàm phán cho Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để sớm tận dụng lợi ích thương mại mà Hiệp định này mang lại.
Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia (MATRADE) sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Tôi tin là các hoạt động xúc tiến thương mại đó sẽ tiếp tục được phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam. Ngoài ra, tôi cũng mong rằng sẽ có nhiều công ty Việt Nam đến đầu tư vào Malaysia. Điều này, theo tôi, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương.