“Sẽ áp dụng khai báo hải quan từ xa”
Đó là khẳng định của ông Vũ Ngọc Anh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong cuộc trao đổi với VnEconomy
Đó là khẳng định của ông Vũ Ngọc Anh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong cuộc trao đổi với VnEconomy.
Đã có nhiều cải cách
Thưa ông, đến nay thì ngành hải quan đã có được những cải cách gì đáng kể?
Cải cách, hiện đại hóa ngành hải quan là một quá trình liên tục. Vì vậy, trong hoạt động của ngành hải quan, cứ hết bất cập này thì lại nảy sinh bất cập khác.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, ngành hải quan đã làm được nhiều việc đáng kể. Hiện nay, về thủ tục hành chính thì cơ bản đã có nhiều chuyển biến theo những chuẩn mực của Công ước Kyoto về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan.
Về minh bạch hóa thì những chế độ , chính sách đều đã được công khai và có cơ chế để doanh nghiệp có thể tham khảo. Đặc biệt, hiện nay, ngành hải quan đã bước đầu thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro, trong đó sẽ chủ yếu tập trung nguồn lực vào kiểm tra, kiểm soát các đối tượng có dấu hiệu vi phạm, còn đại đa số các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan thì sẽ giảm tối đa kiểm tra, kiểm soát để giảm thiểu phiền hà trong xuất, nhập khẩu hàng hóa…
Vì vậy, so với những năm trước đây thì hiện nay, hoạt động của ngành hải quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
Thế nhưng, hiện nay theo đánh giá của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm qua thì xếp hạng về chi phí và thời gian làm thủ tục hải quan của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực, thưa ông?
Những vấn đề này hiện nay đã được Tổng cục Hải quan đưa vào trong kế hoạch hiện đại hóa ngành hải quan và các dự án cải cách do Ngân hàng thế giới tài trợ. Đặc biệt, để giảm thiểu các chi phí, thủ tục kiểm tra không cần thiết thì sắp tới, ngành hải quan sẽ triển khai áp dụng rộng rãi kỹ thuật kiểm tra như máy soi container, hàng hóa..để giảm thiểu việc kiểm tra thủ công.
Ngoài ra, về thủ tục hành chính thì sẽ giảm thiểu hơn nữa và đang từng bước áp dụng tiêu chuẩn ISO về thủ tục hành chính trong hoạt động của hải quan.
Đặc biệt, ngay trong năm 2008 này, Tổng cục Hải quan sẽ áp dụng rộng rãi khai báo từ xa cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải đến đến cơ quan hải quan khai báo bằng giấy mà có thể khai báo từ xa nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một vấn đề mà hiện nay đang được xem là khó khăn đối với hoạt động hải quan là xử lý bộ hồ sơ hải quan. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trong đó có một phần chính các doanh nghiệp không nắm chắc các chế độ, chính sách, kỹ thuật khai báo…
Kế đến là do chính các văn bản, quy định nhiều khi cũng chưa được rõ ràng, đặc biệt là các văn bản liên quan đến lĩnh vực chuyện ngành. Nhiều khi các cơ quan chuyên ngành chỉ đưa ra những chỉ số hàng hóa, công thức hóa học của hàng hóa mà không quy định cụ thể mã số hàng hóa… dẫn tới việc mất nhiều thời gian trong quá trình khai báo thủ tục hải quan.
Chưa thể áp dụng hải quan một cửa
Thưa ông, trong các vụ mất cắp hàng xuất khẩu trong containner vừa qua, nhiều người cho rằng có một phần là do yếu kém của hải quan?
Thực ra, việc mất cắp hàng vừa qua lại nằm ngoài phạm vị của hoạt động hải quan, đó là mất trên đường vận chuyển. Tuy nhiên, do luật của chúng ta quy định là đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản thì không phải kiểm tra. Do đó, lợi dụng sự ưu đãi này nên các đối tượng xấu đã có thể đánh tráo và trộm cắp hàng hóa trên đường vận chuyển.
Vì vậy, trong thời gian tới, ngành hải quan sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các hiệp hội, các doanh nghiệp và có những biện pháp hữu hiệu, tăng cường các phương tiện kỹ thuật như máy soi container, máy kiểm tra hàng, camera giám sát..để giúp các doanh nghiệp kiểm tra hàng hóa, tránh thiệt hại về kinh tế và uy tín.
Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại đang có xu hướng tăng lên. Vậy trách nhiệm của hải quan trong vấn đề này như thế nào?
Vấn đề này lại phụ thuộc vào các nhà sản xuất là chính, còn cơ quan hải quan chỉ chịu trách nhiệm về kiểm tra, kiểm soát. Đối với việc khai báo tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có yêu cầu của các nhà sản xuất, xuất khẩu thì cơ quan hải quan mới triển khai.
Tuy nhiên, từ trước đến giờ thì cơ quan hải quan vẫn thường xuyên có những cảnh báo về những rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bao giờ thì cơ chế hải quan một cửa sẽ được triển khai, thưa ông?
Khó có thể xác định được thời điểm áp dụng hải quan một cửa bởi nó phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Chính phủ điện tử. Hiện tại chúng tôi mới đang xây dựng những bước đi đầu tiên, đó là thí điểm hải quan một cửa quốc gia rồi sau đó mới đến khu vực và quốc tế.
Trong thời gian tới chúng tôi chỉ có thể áp dụng cơ chế này trong giới hạn nội bộ ngành tài chính như với kho bạc, thuế…còn áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp thì theo tôi là còn phải mất một thời gian dài nữa bởi nó liên quan đến khá nhiều bộ ngành khác.
Đã có nhiều cải cách
Thưa ông, đến nay thì ngành hải quan đã có được những cải cách gì đáng kể?
Cải cách, hiện đại hóa ngành hải quan là một quá trình liên tục. Vì vậy, trong hoạt động của ngành hải quan, cứ hết bất cập này thì lại nảy sinh bất cập khác.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, ngành hải quan đã làm được nhiều việc đáng kể. Hiện nay, về thủ tục hành chính thì cơ bản đã có nhiều chuyển biến theo những chuẩn mực của Công ước Kyoto về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan.
Về minh bạch hóa thì những chế độ , chính sách đều đã được công khai và có cơ chế để doanh nghiệp có thể tham khảo. Đặc biệt, hiện nay, ngành hải quan đã bước đầu thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro, trong đó sẽ chủ yếu tập trung nguồn lực vào kiểm tra, kiểm soát các đối tượng có dấu hiệu vi phạm, còn đại đa số các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan thì sẽ giảm tối đa kiểm tra, kiểm soát để giảm thiểu phiền hà trong xuất, nhập khẩu hàng hóa…
Vì vậy, so với những năm trước đây thì hiện nay, hoạt động của ngành hải quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
Thế nhưng, hiện nay theo đánh giá của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm qua thì xếp hạng về chi phí và thời gian làm thủ tục hải quan của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực, thưa ông?
Những vấn đề này hiện nay đã được Tổng cục Hải quan đưa vào trong kế hoạch hiện đại hóa ngành hải quan và các dự án cải cách do Ngân hàng thế giới tài trợ. Đặc biệt, để giảm thiểu các chi phí, thủ tục kiểm tra không cần thiết thì sắp tới, ngành hải quan sẽ triển khai áp dụng rộng rãi kỹ thuật kiểm tra như máy soi container, hàng hóa..để giảm thiểu việc kiểm tra thủ công.
Ngoài ra, về thủ tục hành chính thì sẽ giảm thiểu hơn nữa và đang từng bước áp dụng tiêu chuẩn ISO về thủ tục hành chính trong hoạt động của hải quan.
Đặc biệt, ngay trong năm 2008 này, Tổng cục Hải quan sẽ áp dụng rộng rãi khai báo từ xa cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải đến đến cơ quan hải quan khai báo bằng giấy mà có thể khai báo từ xa nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một vấn đề mà hiện nay đang được xem là khó khăn đối với hoạt động hải quan là xử lý bộ hồ sơ hải quan. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trong đó có một phần chính các doanh nghiệp không nắm chắc các chế độ, chính sách, kỹ thuật khai báo…
Kế đến là do chính các văn bản, quy định nhiều khi cũng chưa được rõ ràng, đặc biệt là các văn bản liên quan đến lĩnh vực chuyện ngành. Nhiều khi các cơ quan chuyên ngành chỉ đưa ra những chỉ số hàng hóa, công thức hóa học của hàng hóa mà không quy định cụ thể mã số hàng hóa… dẫn tới việc mất nhiều thời gian trong quá trình khai báo thủ tục hải quan.
Chưa thể áp dụng hải quan một cửa
Thưa ông, trong các vụ mất cắp hàng xuất khẩu trong containner vừa qua, nhiều người cho rằng có một phần là do yếu kém của hải quan?
Thực ra, việc mất cắp hàng vừa qua lại nằm ngoài phạm vị của hoạt động hải quan, đó là mất trên đường vận chuyển. Tuy nhiên, do luật của chúng ta quy định là đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản thì không phải kiểm tra. Do đó, lợi dụng sự ưu đãi này nên các đối tượng xấu đã có thể đánh tráo và trộm cắp hàng hóa trên đường vận chuyển.
Vì vậy, trong thời gian tới, ngành hải quan sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các hiệp hội, các doanh nghiệp và có những biện pháp hữu hiệu, tăng cường các phương tiện kỹ thuật như máy soi container, máy kiểm tra hàng, camera giám sát..để giúp các doanh nghiệp kiểm tra hàng hóa, tránh thiệt hại về kinh tế và uy tín.
Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại đang có xu hướng tăng lên. Vậy trách nhiệm của hải quan trong vấn đề này như thế nào?
Vấn đề này lại phụ thuộc vào các nhà sản xuất là chính, còn cơ quan hải quan chỉ chịu trách nhiệm về kiểm tra, kiểm soát. Đối với việc khai báo tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có yêu cầu của các nhà sản xuất, xuất khẩu thì cơ quan hải quan mới triển khai.
Tuy nhiên, từ trước đến giờ thì cơ quan hải quan vẫn thường xuyên có những cảnh báo về những rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bao giờ thì cơ chế hải quan một cửa sẽ được triển khai, thưa ông?
Khó có thể xác định được thời điểm áp dụng hải quan một cửa bởi nó phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Chính phủ điện tử. Hiện tại chúng tôi mới đang xây dựng những bước đi đầu tiên, đó là thí điểm hải quan một cửa quốc gia rồi sau đó mới đến khu vực và quốc tế.
Trong thời gian tới chúng tôi chỉ có thể áp dụng cơ chế này trong giới hạn nội bộ ngành tài chính như với kho bạc, thuế…còn áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp thì theo tôi là còn phải mất một thời gian dài nữa bởi nó liên quan đến khá nhiều bộ ngành khác.