“Sẽ chi viện tới khi thị trường xi măng bình ổn”
Hiện đã có trên 100.000 tấn xi măng và clinker được chuyển vào phía Nam để ứng phó với tình trạng “sốt” xi măng cục bộ
Hiện đã có trên 100.000 tấn xi măng và clinker được chuyển vào phía Nam để ứng phó với tình trạng “sốt” xi măng cục bộ.
Nhưng cơn sốt giá này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Điệp, Chánh văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Khó kiểm soát đại lý bán lẻ
Tính đến thời điểm hiện tại, miền Bắc đã “chi viện” cho các tỉnh phía Nam bao nhiêu tấn xi măng và clinker?
Thực hiện chỉ đạo bình ổn thị trường xi măng ở các tỉnh phía Nam của Chính phủ, tới thời điểm này, đã có 40.000 tấn xi măng bao và xi măng bột cùng 20.000 tấn clinker của các công ty thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã cập cảng Sài Gòn.
20.000 tấn xi măng Phúc Sơn cũng đã tới nơi “tiếp viện”. Hơn 20.000 tấn clinker của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả đã được chuyển vào trạm nghiền tại Bà Rịa (Vùng Tàu). Trong hai ngày tới (24/5), 30.000 tấn clinker của đơn vị này cũng sẽ tiếp tục được chuyển tới trạm nghiền trên.
Theo chỉ đạo, xi măng sẽ còn tiếp tục được vận chuyển vào phía Nam cho đến khi nhu cầu của thị trường được đáp ứng và giá cả bình ổn trở lại.
Việc cung cấp xi măng từ miền Bắc vào miền Nam đã và đang được thực hiện rất tích cực. Nhưng hiện tại thì cơn sốt giá xi măng tại Tp.HCM vẫn còn tiếp diễn, thưa ông?
Qua đợt kiểm tra thị trường đầu tháng 5, chúng tôi nhận thấy các nhà máy sản xuất đều không có hiện tượng “găm hàng”. Các đại lý cấp 1 cũng thực hiện khá tốt khâu phân phối.
Nhưng phải qua đại lý cấp 2, cấp 3, sản phẩm mới tới được tay người tiêu dùng, nên rất khó kiểm soát được giá bán cũng như khối lượng cung cấp. Bản thân Hiệp hội lại không có thẩm quyền để áp dụng các chế tài khi phát hiện vi phạm.
Giá sẽ hạ nhiệt vào giữa tháng 6
Thưa ông, liệu “sốt” giá xi măng xảy ra ở các tỉnh phía Nam - cụ thể là Tp.HCM - trong thời gian qua còn có nguyên nhân do ngành xi măng đã không dự báo được tình hình?
Mức độ phát triển của ngành sản xuất xi măng thường được dự tính dựa vào tốc độ phát triển GDP. Ví dụ như GDP tăng trưởng 8% thì sản lượng của ngành xi măng phải tăng khoảng 12%. Năm 2008, tổng sản lượng sẽ tăng khoảng 14% (tương đương 40 - 41 triệu tấn), mặc dù tới nay chỉ số GDP đã được hạ hơn so với dự kiến.
Có thể kể ra một số nguyên nhân chính đã dẫn đến tình trạng sốt xi măng trong thời gian vừa qua. Các nhà máy sản xuất xi măng hiện nay đa phần đều nằm ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các nhà máy ở các tỉnh phía Nam nguyên liệu lại phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy ở phía Bắc và nhập khẩu từ nước ngoài.
Gần đây, giá clinker nhập khẩu tăng cao đã khiến cho càng sản xuất các doanh nghiệp càng thua lỗ, dẫn đến sản lượng thiếu hụt so với nhu cầu.
Thêm vào đó, do những người đang có nhu cầu xây dựng lo ngại sau thời điểm 1/7 giá cả mặt hàng này sẽ có sự tăng đột biến nên đã mua để tích trữ. Ngoài ra, việc kiểm tra nghiêm ngặt trọng tải vận chuyển của các phương tiện giao thông; giá nhân công bốc xếp tăng đã làm cho các chi phí bị đẩy lên nhiều khiến lượng cung hàng bị giảm sút. Lợi dụng tình hình này, nhiều tư thương đã tăng giá thu lợi gây nên tình trạng “sốt” cục bộ.
Theo dự báo của ông, chừng nào giá xi măng tại Tp.HCM sẽ hạ nhiệt?
Theo nhận định của chúng tôi, chừng giữa tháng 6 này, giá xi măng sẽ lắng xuống khi lượng cung hoàn toàn đáp ứng đủ cầu.
Cuối năm 2008, liệu “cơn sốt” này có “tái phát”?
Mặc dù, cuối năm nhu cầu về xi măng thường cao hơn so với các tháng khác nhưng hình hình sốt sẽ ít có khả năng xảy ra do sản lượng toàn ngành năm nay sẽ đạt khoảng 40 - 41 triệu tấn. Nếu có thiếu cũng chỉ rất ít, hoặc chỉ xảy ra đối với những sản phẩm nhất định do tâm lý người tiêu dùng ở từng khu vực.
Tiếp tục kìm giá xi măng nếu Chính phủ đề nghị
Xi măng ở ngoài Bắc khi chuyển vào phía Nam giá sẽ bị đội lên cao hơn do chi phí vận chuyển. Chi phí này ai sẽ phải gánh chịu, thưa ông?
Các loại xi măng ở miền Bắc như Hoàng Thạch hiện có giá bán là 810.000 đồng/tấn. Cước vận tải vào tới thị trường miền Nam là 340.000 đồng/tấn. Nhưng các doanh nghiệp chỉ được bán với giá 1.070.000 đồng/tấn (bằng với giá xuất xưởng của các công ty xi măng như Hà Tiên 1, Holcim).
Như vậy, mỗi tấn xi măng được chuyển vào thị trường phía Nam các doanh nghiệp sẽ lỗ thêm khoảng 60.000 - 100.000 đồng. Hiện các doanh nghiệp đều phải tự cân đối.
Mức thuế nhập khẩu clinker đã giảm xuống 0%. Điều này sẽ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiêp?
Năm 2007, clinker nhập khẩu từ Thái Lan có giá 38USD/tấn, tới nay giá đã tăng thêm 5 USD/tấn, cộng với 14 USD chi phí vận tải/tấn. Trên thực tế, hiện nay mỗi tấn xi măng sản xuất ra doanh nghiệp đang lỗ từ 60.000-100.000đ. Với mức thuế nhập khẩu giảm từ 5% xuống 0%, mỗi tấn xi măng sản xuất ra doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ khoảng 32.000 đồng.
Sau thời điểm 1/7, nếu Chính phủ tiếp tục đề nghị các mặt hàng thiết yếu không tăng giá, các doanh nghiệp ngành xi măng sẽ phải gải quyết bài toán này như thế nào?
Nếu Chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng việc kìm giá để chống lạm phát, các doanh nghiệp của ngành sẽ thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phải đề nghị Chính phủ trợ giá để bù đắp những khoản lỗ do chi phí đầu vào tiếp tục tăng.
Nhưng cơn sốt giá này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Điệp, Chánh văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Khó kiểm soát đại lý bán lẻ
Tính đến thời điểm hiện tại, miền Bắc đã “chi viện” cho các tỉnh phía Nam bao nhiêu tấn xi măng và clinker?
Thực hiện chỉ đạo bình ổn thị trường xi măng ở các tỉnh phía Nam của Chính phủ, tới thời điểm này, đã có 40.000 tấn xi măng bao và xi măng bột cùng 20.000 tấn clinker của các công ty thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã cập cảng Sài Gòn.
20.000 tấn xi măng Phúc Sơn cũng đã tới nơi “tiếp viện”. Hơn 20.000 tấn clinker của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả đã được chuyển vào trạm nghiền tại Bà Rịa (Vùng Tàu). Trong hai ngày tới (24/5), 30.000 tấn clinker của đơn vị này cũng sẽ tiếp tục được chuyển tới trạm nghiền trên.
Theo chỉ đạo, xi măng sẽ còn tiếp tục được vận chuyển vào phía Nam cho đến khi nhu cầu của thị trường được đáp ứng và giá cả bình ổn trở lại.
Việc cung cấp xi măng từ miền Bắc vào miền Nam đã và đang được thực hiện rất tích cực. Nhưng hiện tại thì cơn sốt giá xi măng tại Tp.HCM vẫn còn tiếp diễn, thưa ông?
Qua đợt kiểm tra thị trường đầu tháng 5, chúng tôi nhận thấy các nhà máy sản xuất đều không có hiện tượng “găm hàng”. Các đại lý cấp 1 cũng thực hiện khá tốt khâu phân phối.
Nhưng phải qua đại lý cấp 2, cấp 3, sản phẩm mới tới được tay người tiêu dùng, nên rất khó kiểm soát được giá bán cũng như khối lượng cung cấp. Bản thân Hiệp hội lại không có thẩm quyền để áp dụng các chế tài khi phát hiện vi phạm.
Giá sẽ hạ nhiệt vào giữa tháng 6
Thưa ông, liệu “sốt” giá xi măng xảy ra ở các tỉnh phía Nam - cụ thể là Tp.HCM - trong thời gian qua còn có nguyên nhân do ngành xi măng đã không dự báo được tình hình?
Mức độ phát triển của ngành sản xuất xi măng thường được dự tính dựa vào tốc độ phát triển GDP. Ví dụ như GDP tăng trưởng 8% thì sản lượng của ngành xi măng phải tăng khoảng 12%. Năm 2008, tổng sản lượng sẽ tăng khoảng 14% (tương đương 40 - 41 triệu tấn), mặc dù tới nay chỉ số GDP đã được hạ hơn so với dự kiến.
Có thể kể ra một số nguyên nhân chính đã dẫn đến tình trạng sốt xi măng trong thời gian vừa qua. Các nhà máy sản xuất xi măng hiện nay đa phần đều nằm ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các nhà máy ở các tỉnh phía Nam nguyên liệu lại phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy ở phía Bắc và nhập khẩu từ nước ngoài.
Gần đây, giá clinker nhập khẩu tăng cao đã khiến cho càng sản xuất các doanh nghiệp càng thua lỗ, dẫn đến sản lượng thiếu hụt so với nhu cầu.
Thêm vào đó, do những người đang có nhu cầu xây dựng lo ngại sau thời điểm 1/7 giá cả mặt hàng này sẽ có sự tăng đột biến nên đã mua để tích trữ. Ngoài ra, việc kiểm tra nghiêm ngặt trọng tải vận chuyển của các phương tiện giao thông; giá nhân công bốc xếp tăng đã làm cho các chi phí bị đẩy lên nhiều khiến lượng cung hàng bị giảm sút. Lợi dụng tình hình này, nhiều tư thương đã tăng giá thu lợi gây nên tình trạng “sốt” cục bộ.
Theo dự báo của ông, chừng nào giá xi măng tại Tp.HCM sẽ hạ nhiệt?
Theo nhận định của chúng tôi, chừng giữa tháng 6 này, giá xi măng sẽ lắng xuống khi lượng cung hoàn toàn đáp ứng đủ cầu.
Cuối năm 2008, liệu “cơn sốt” này có “tái phát”?
Mặc dù, cuối năm nhu cầu về xi măng thường cao hơn so với các tháng khác nhưng hình hình sốt sẽ ít có khả năng xảy ra do sản lượng toàn ngành năm nay sẽ đạt khoảng 40 - 41 triệu tấn. Nếu có thiếu cũng chỉ rất ít, hoặc chỉ xảy ra đối với những sản phẩm nhất định do tâm lý người tiêu dùng ở từng khu vực.
Tiếp tục kìm giá xi măng nếu Chính phủ đề nghị
Xi măng ở ngoài Bắc khi chuyển vào phía Nam giá sẽ bị đội lên cao hơn do chi phí vận chuyển. Chi phí này ai sẽ phải gánh chịu, thưa ông?
Các loại xi măng ở miền Bắc như Hoàng Thạch hiện có giá bán là 810.000 đồng/tấn. Cước vận tải vào tới thị trường miền Nam là 340.000 đồng/tấn. Nhưng các doanh nghiệp chỉ được bán với giá 1.070.000 đồng/tấn (bằng với giá xuất xưởng của các công ty xi măng như Hà Tiên 1, Holcim).
Như vậy, mỗi tấn xi măng được chuyển vào thị trường phía Nam các doanh nghiệp sẽ lỗ thêm khoảng 60.000 - 100.000 đồng. Hiện các doanh nghiệp đều phải tự cân đối.
Mức thuế nhập khẩu clinker đã giảm xuống 0%. Điều này sẽ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiêp?
Năm 2007, clinker nhập khẩu từ Thái Lan có giá 38USD/tấn, tới nay giá đã tăng thêm 5 USD/tấn, cộng với 14 USD chi phí vận tải/tấn. Trên thực tế, hiện nay mỗi tấn xi măng sản xuất ra doanh nghiệp đang lỗ từ 60.000-100.000đ. Với mức thuế nhập khẩu giảm từ 5% xuống 0%, mỗi tấn xi măng sản xuất ra doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ khoảng 32.000 đồng.
Sau thời điểm 1/7, nếu Chính phủ tiếp tục đề nghị các mặt hàng thiết yếu không tăng giá, các doanh nghiệp ngành xi măng sẽ phải gải quyết bài toán này như thế nào?
Nếu Chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng việc kìm giá để chống lạm phát, các doanh nghiệp của ngành sẽ thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phải đề nghị Chính phủ trợ giá để bù đắp những khoản lỗ do chi phí đầu vào tiếp tục tăng.