Siết tín dụng, các “ông lớn” bất động sản lên tiếng
Đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty trong ngành bất động sản, xây dựng nói về khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ
“Đi vay lúc này cũng chỉ là để nấu cháo ăn qua bữa, giống như một người sắp chết buộc phải vay thôi. Lợi nhuận chỉ có vài phần trăm thì lấy đâu ra tiền để trả lãi trên 20%”.
Bức xúc trên được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam Lê Văn Chung đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành xây dựng, do bộ chủ quản tổ chức ngày 19/7.
Điêu đứng vì đói vốn
Không riêng gì đại diện ngành xi măng than khó vì câu chuyện lãi suất mà hầu hết các địa phương và các tập đoàn, tổng công ty tại các đầu cầu của buổi giao ban trực tuyến đều tỏ ra chán nản khi mà dòng tiền bị thắt chặt, khiến ngành xây dựng ở các địa phương cũng như tại các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam Dương Khánh Toàn cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ tiêu lợi nhuận của tập đoàn này chỉ đạt 18% kế hoạch năm, tương đương với 560 tỷ đồng.
Theo ông Toàn, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các chủ đầu tư thiếu vốn để thanh toán cho các công trình, dự án lớn, dẫn đến giá trị dở dang, các khoản công nợ của tập đoàn ngày một lớn, vượt quá khả năng của các đơn vị.
Trong khi đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng lại tăng quá cao, các công trình dự án làm cầm chừng đã khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thi công lẫn đầu tư giảm sút rõ rệt.
Bên cạnh đó, theo ông Toàn, sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho tập đoàn này trong những năm qua là kinh doanh nhà ở đô thị. Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm, do chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến thị trường bất động sản đóng băng, khiến đầu ra của Tập đoàn cũng gặp lâm vào bế tắc.
Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực bất động sản là Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn trên. Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nam, cho rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư bất động sản lại khó khăn như thời điểm này.
Đại diện lãnh đạo HUD than phiền, các doanh nghiệp hiện đang chịu tác động kép bởi những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn chưa chấm dứt thì trong nước lại phải đối mặt với lạm phát tăng cao, chi phí xây dựng biến động, việc huy động vốn vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra.
“Chỉ sau một thời gian ngân hàng siết chặt tín dụng, áp dụng lãi suất ở mức cao thì ngay lập tức các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, đồng thời kéo theo đó là tình trạng suy giảm, đóng băng của thị trường bất động sản cả nước”, ông Nam nói.
Không những gặp khó về huy động vốn, lãnh đạo Tập đoàn HUD còn than khổ với những vấn đề liên quan đến vấn đề thu tục triển khai các dự án phát triển nhà ở đô thị.
Theo ông Nam, để triển khai một dự án hiện nay phải mất thời gian quá dài, phức tạp lại còn chịu sự điều tiết của rất nhiều các quy định, quy chế chồng chéo của các bộ, ngành từ đó ảnh hưởng đến tiến độ, giá thành dự án.
“Ngay cả như chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp được Chính phủ chỉ đạo ưu tiên nhưng việc tiếp cận và thu xếp vốn tại nhiều địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều khoản thu thuế đất, phí dịch vụ được các địa phương áp quá cao, ảnh hưởng đến giá thành nhà thu nhập thấp”, ông Nam nói.
Đồng loạt kiến nghị
Trước những khó khăn nói trên, hầu hết các địa phương cũng như lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đều thống nhất kiến nghị Chính phủ có những giải pháp nhất định theo hướng nới lỏng các chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội “ngóc đầu” lên trong những tháng cuối năm.
Đại diện Tập đoàn HUD, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng, Tổng công ty Xi măng và hàng loạt doanh nghiệp khác đều có chung một kiến nghị với Chính phủ: xem xét, đánh giá lại và phân định rõ các lĩnh vực cụ thể, rõ ràng trong cái “rổ” gọi là “phi sản xuất”, để từ đó có những chính sách tín dụng phù hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
“Bộ Xây dựng cần tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước xem xét đưa ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể để cho vay đối với các dự án bất động sản đang triển khai dở dang, các dự án xây nhà cho người thu nhập thấp... cũng như quan tâm đến việc cho vay mua nhà đối với các đối tượng khó khăn, chính sách trên cả nước”, Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nam kiến nghị.
Ngoài ra, lãnh đạo Tập đoàn HUD cũng đề xuất các cơ quan hữu quan xem xét xây dựng các cơ chế, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cho phép thế chấp dự án hình thành trong tương lai để có cơ sở vay vốn...
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, Tổng giám đốc Dương Khánh Toàn, cho hay do khó khăn trong huy động vốn nên trong tổng số 15.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, tập đoàn này đã mang đi đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, cùng với khoản nợ lên tới 5.500 tỷ đồng, do các chủ đầu tư không có vốn để thanh toán.
Do đó, kiến nghị được tập đoàn này đưa ra là Chính phủ nên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay lẫn huy động để các doanh nghiệp như tập đoàn tối thiểu không bị thua lỗ cho chi phí tài chính.
“Cũng là tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vốn điều lệ của các tập đoàn khác rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong khi tập đoàn chúng tôi chỉ hơn 4.600 tỷ đồng, giờ lại không vay được nên suốt từ đầu năm đến nay cứ loay hoay với câu chuyện thiếu vốn. Các khoản đầu tư thì đã vượt rồi, giờ mà đầu tư thêm thì lại vi phạm”, ông Toàn chia sẻ.
Tuy nhiên, dù đang gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư và trong bối cảnh thị trường bất động sản đang được dự báo là sẽ ảm đạm, tập đoàn này cũng không quên kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục được đầu tư, kinh doanh khu đô thị và khu công nghiệp và được coi là một ngành nghề chính của tập đoàn.
"Sẽ có điều chỉnh!"
Đại diện lãnh đạo Tổng công ty Xi măng cho rằng, phần đa các doanh nghiệp đều ủng hộ Nghị quyết 11 kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Song Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại chính sách tiền tệ như thế nào cho hợp lý.
“Thắt chặt mà dẫn đến sản xuất đình đốn thì đó là điều không hợp lý. Không những thế, thắt chắt tiền tệ nhưng lại hình thành hai khối đối lập: khối ngân hàng lợi nhuận hầu hết vẫn trên 20%, trong khi khối sản xuất kinh doanh chỉ xấp xỉ 2%”, Chủ tịch Tổng công ty Xi măng bức xúc.
Cũng theo ông Lê Văn Chung, Tổng công ty Xi măng là một đơn vị sản xuất thực sự, quanh năm đào đá, xúc đất nhưng lợi nhuận chỉ 2,3%. Nếu tính lợi nhuận trên tổng vốn bỏ ra 12.000 tỷ đồng thì coi như doanh nghiệp này không có lãi.
“Đi vay lúc này gần như chỉ là vay để nấu cháo chứ không phải là vay để sản xuất. Nếu siết đến mức các đơn vị sản xuất, kinh doanh đổ bể thì ngân hàng cũng mất nợ”, lãnh đạo Tổng công ty Xi măng nói thêm.
Đáp lại những bức xúc của các tập đoàn, tổng công ty, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trấn an, do khó khăn của kinh tế thế giới, trong nước lạm phát lại tăng cao nên Chính phủ tất yếu phải áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ phải thắt chặt, và đương nhiên sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp.
“Với tình hình trên, trong 6 tháng cuối năm, chủ trương chung của Chính phủ gần như là không có nhiều thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là không có điều chỉnh. Chúng tôi vừa qua đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và họ khẳng định, trong thời gian tới vẫn phải có sự tăng trưởng nói chung, trong đó có tăng trưởng tín dụng bất động sản”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói.
Bên cạnh đó, thông tin từ người đứng đầu ngành xây dựng cho hay, sắp tới tín dụng cho từng lĩnh vực, phân khúc cũng sẽ có sự điều chỉnh trên cơ sở có sự phối hợp giữa ngành xây dựng và ngành ngân hàng.
“6 tháng đầu năm nay, sau khi làm việc với ngân hàng, chúng tôi thấy có loại đáng cho vay lại thắt chặt, có loại cần thắt chặt lại nới lỏng cho vay nên chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh”, Bộ trưởng cho hay.
Bức xúc trên được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam Lê Văn Chung đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành xây dựng, do bộ chủ quản tổ chức ngày 19/7.
Điêu đứng vì đói vốn
Không riêng gì đại diện ngành xi măng than khó vì câu chuyện lãi suất mà hầu hết các địa phương và các tập đoàn, tổng công ty tại các đầu cầu của buổi giao ban trực tuyến đều tỏ ra chán nản khi mà dòng tiền bị thắt chặt, khiến ngành xây dựng ở các địa phương cũng như tại các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam Dương Khánh Toàn cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ tiêu lợi nhuận của tập đoàn này chỉ đạt 18% kế hoạch năm, tương đương với 560 tỷ đồng.
Theo ông Toàn, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các chủ đầu tư thiếu vốn để thanh toán cho các công trình, dự án lớn, dẫn đến giá trị dở dang, các khoản công nợ của tập đoàn ngày một lớn, vượt quá khả năng của các đơn vị.
Trong khi đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng lại tăng quá cao, các công trình dự án làm cầm chừng đã khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thi công lẫn đầu tư giảm sút rõ rệt.
Bên cạnh đó, theo ông Toàn, sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho tập đoàn này trong những năm qua là kinh doanh nhà ở đô thị. Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm, do chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến thị trường bất động sản đóng băng, khiến đầu ra của Tập đoàn cũng gặp lâm vào bế tắc.
Một “ông lớn” khác trong lĩnh vực bất động sản là Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) cũng không tránh khỏi tình trạng khó khăn trên. Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nam, cho rằng chưa bao giờ các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư bất động sản lại khó khăn như thời điểm này.
Đại diện lãnh đạo HUD than phiền, các doanh nghiệp hiện đang chịu tác động kép bởi những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn chưa chấm dứt thì trong nước lại phải đối mặt với lạm phát tăng cao, chi phí xây dựng biến động, việc huy động vốn vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra.
“Chỉ sau một thời gian ngân hàng siết chặt tín dụng, áp dụng lãi suất ở mức cao thì ngay lập tức các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, đồng thời kéo theo đó là tình trạng suy giảm, đóng băng của thị trường bất động sản cả nước”, ông Nam nói.
Không những gặp khó về huy động vốn, lãnh đạo Tập đoàn HUD còn than khổ với những vấn đề liên quan đến vấn đề thu tục triển khai các dự án phát triển nhà ở đô thị.
Theo ông Nam, để triển khai một dự án hiện nay phải mất thời gian quá dài, phức tạp lại còn chịu sự điều tiết của rất nhiều các quy định, quy chế chồng chéo của các bộ, ngành từ đó ảnh hưởng đến tiến độ, giá thành dự án.
“Ngay cả như chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp được Chính phủ chỉ đạo ưu tiên nhưng việc tiếp cận và thu xếp vốn tại nhiều địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều khoản thu thuế đất, phí dịch vụ được các địa phương áp quá cao, ảnh hưởng đến giá thành nhà thu nhập thấp”, ông Nam nói.
Đồng loạt kiến nghị
Trước những khó khăn nói trên, hầu hết các địa phương cũng như lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đều thống nhất kiến nghị Chính phủ có những giải pháp nhất định theo hướng nới lỏng các chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội “ngóc đầu” lên trong những tháng cuối năm.
Đại diện Tập đoàn HUD, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng, Tổng công ty Xi măng và hàng loạt doanh nghiệp khác đều có chung một kiến nghị với Chính phủ: xem xét, đánh giá lại và phân định rõ các lĩnh vực cụ thể, rõ ràng trong cái “rổ” gọi là “phi sản xuất”, để từ đó có những chính sách tín dụng phù hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
“Bộ Xây dựng cần tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước xem xét đưa ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể để cho vay đối với các dự án bất động sản đang triển khai dở dang, các dự án xây nhà cho người thu nhập thấp... cũng như quan tâm đến việc cho vay mua nhà đối với các đối tượng khó khăn, chính sách trên cả nước”, Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nam kiến nghị.
Ngoài ra, lãnh đạo Tập đoàn HUD cũng đề xuất các cơ quan hữu quan xem xét xây dựng các cơ chế, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cho phép thế chấp dự án hình thành trong tương lai để có cơ sở vay vốn...
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, Tổng giám đốc Dương Khánh Toàn, cho hay do khó khăn trong huy động vốn nên trong tổng số 15.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, tập đoàn này đã mang đi đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, cùng với khoản nợ lên tới 5.500 tỷ đồng, do các chủ đầu tư không có vốn để thanh toán.
Do đó, kiến nghị được tập đoàn này đưa ra là Chính phủ nên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay lẫn huy động để các doanh nghiệp như tập đoàn tối thiểu không bị thua lỗ cho chi phí tài chính.
“Cũng là tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vốn điều lệ của các tập đoàn khác rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong khi tập đoàn chúng tôi chỉ hơn 4.600 tỷ đồng, giờ lại không vay được nên suốt từ đầu năm đến nay cứ loay hoay với câu chuyện thiếu vốn. Các khoản đầu tư thì đã vượt rồi, giờ mà đầu tư thêm thì lại vi phạm”, ông Toàn chia sẻ.
Tuy nhiên, dù đang gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư và trong bối cảnh thị trường bất động sản đang được dự báo là sẽ ảm đạm, tập đoàn này cũng không quên kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục được đầu tư, kinh doanh khu đô thị và khu công nghiệp và được coi là một ngành nghề chính của tập đoàn.
"Sẽ có điều chỉnh!"
Đại diện lãnh đạo Tổng công ty Xi măng cho rằng, phần đa các doanh nghiệp đều ủng hộ Nghị quyết 11 kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Song Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại chính sách tiền tệ như thế nào cho hợp lý.
“Thắt chặt mà dẫn đến sản xuất đình đốn thì đó là điều không hợp lý. Không những thế, thắt chắt tiền tệ nhưng lại hình thành hai khối đối lập: khối ngân hàng lợi nhuận hầu hết vẫn trên 20%, trong khi khối sản xuất kinh doanh chỉ xấp xỉ 2%”, Chủ tịch Tổng công ty Xi măng bức xúc.
Cũng theo ông Lê Văn Chung, Tổng công ty Xi măng là một đơn vị sản xuất thực sự, quanh năm đào đá, xúc đất nhưng lợi nhuận chỉ 2,3%. Nếu tính lợi nhuận trên tổng vốn bỏ ra 12.000 tỷ đồng thì coi như doanh nghiệp này không có lãi.
“Đi vay lúc này gần như chỉ là vay để nấu cháo chứ không phải là vay để sản xuất. Nếu siết đến mức các đơn vị sản xuất, kinh doanh đổ bể thì ngân hàng cũng mất nợ”, lãnh đạo Tổng công ty Xi măng nói thêm.
Đáp lại những bức xúc của các tập đoàn, tổng công ty, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trấn an, do khó khăn của kinh tế thế giới, trong nước lạm phát lại tăng cao nên Chính phủ tất yếu phải áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ phải thắt chặt, và đương nhiên sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp.
“Với tình hình trên, trong 6 tháng cuối năm, chủ trương chung của Chính phủ gần như là không có nhiều thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là không có điều chỉnh. Chúng tôi vừa qua đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và họ khẳng định, trong thời gian tới vẫn phải có sự tăng trưởng nói chung, trong đó có tăng trưởng tín dụng bất động sản”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói.
Bên cạnh đó, thông tin từ người đứng đầu ngành xây dựng cho hay, sắp tới tín dụng cho từng lĩnh vực, phân khúc cũng sẽ có sự điều chỉnh trên cơ sở có sự phối hợp giữa ngành xây dựng và ngành ngân hàng.
“6 tháng đầu năm nay, sau khi làm việc với ngân hàng, chúng tôi thấy có loại đáng cho vay lại thắt chặt, có loại cần thắt chặt lại nới lỏng cho vay nên chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh”, Bộ trưởng cho hay.