“Sòng phẳng ra thì dân được kiện cơ quan nhà nước”
Công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời
“Sòng phẳng ra, trong một nhà nước pháp quyền thì cũng cần nghiên cứu để bổ sung quy định người dân và doanh nghiệp được khởi kiện cơ quan nhà nước”, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, sáng 12/6.
Đề xuất mở rộng quyền làm chủ của người dân để người dân được khởi kiện các cơ quan nhà nước là vấn đề được đặt ra tại chất vấn của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, từ phiên chất vấn chiều 11/6.
Bởi hiện nay, theo ông Thuyền, nhân dân không chấp hành luật thì bị phạt hết sức ghê gớm, còn các cơ quan nhà nước ban hành đến 312 văn bản vi phạm pháp luật thì xử lý rất chậm chạp.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc cần phải nghiên cứu để giao cho Tòa án Tối cao khi xét xử các vụ án cụ thể mà phát hiện ra văn bản của các bộ hoặc các địa phương trái với Hiến pháp thì có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản đó.
Và khi cơ quan nhà nước cấp bộ trở xuống cho đến cấp địa phương khi ban hành văn bản pháp luật sai hoặc chậm, trực tiếp gây ra thiệt hại về vật chất cho công dân và doanh nghiệp thì có thể bị khởi kiện và phải bồi thường thiệt hại.
Cũng vẫn liên quan đến chất vấn của đại biểu Thuyền về việc công văn của Văn phòng Chính phủ cho bầu thêm phó chủ tịch tỉnh thì có trái nghị định của chính Chính phủ hay không, Bộ trưởng cho rằng đó không phải là vấn đề đáng quan tâm.
Bởi theo nghị định nếu có nhu cầu bổ sung số phó chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp thì xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Và từ trước đến nay sau khi có ý kiến Thủ tướng thì văn phòng ký thông báo chủ trương, đó là thông lệ.
Chất vấn của đại biểu Thuyền rơi vào trường hợp luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định những người lần này đi luân chuyển thì không tính vào chỉ tiêu số phó chủ tịch cũng như phó bí thư của các tỉnh, thành phố, ông Cường giải thích thêm.
Với băn khoăn của đại biểu Đỗ Văn Đương về tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án đại án tham nhũng hàng ngàn tỷ chỉ khoảng dưới 10%, Bộ trưởng phân trần rằng mỗi khi xử các vụ án đó không khí nhân dân phấn khởi còn anh em thi hành án rất lo. Vì Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản một cách tập trung, thống nhất, bài bản và minh bạch, cả bất động sản và động sản.
Đáng chú ý là có sự cắt khúc rất nghiêm trọng trong tố tụng hình sự hiện nay, đặc biệt thi hành án dân sự bị tách rời khỏi quyền lực của cơ quan tư pháp hiện nay là tòa án.
Mặt khác, theo Bộ trưởng còn có lý do thi hành án theo quy định của luật trong nhiều trường hợp phải theo đơn yêu cầu.
“Như vụ Vinashin, tất cả những gì thuộc về án chủ động đã thi hành xong, cò bồi thường cho các doanh nghiệp con, cháu của Vinashin thì phải có yêu cầu của họ. Việc này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã vào cuộc nhưng cho đến hôm nay con, cháu không buộc “ông” phải trả số tiền đó, mà số tiền không phải là ít”, Bộ trưởng nêu ví dụ.
Với đề nghị của đại biểu Chu Sơn Hà về thông tin bộ nào yếu kém nhất trong quy định chi tiết thi hành luật, Bộ trưởng không thể chỉ rõ địa chỉ. Bởi, xác định và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố.
Khi số lượng văn bản quy định chi tiết mà các bộ, cơ quan ngang bộ được giao soạn thảo trong cùng một thời gian rất khác nhau. Đồng thời, có những văn bản nội dung rất khó và phức tạp, nhạy cảm cũng phải xin lên, xin xuống ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
“Hiến pháp có quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Trong hệ thống pháp luật hiện nay còn có tình trạng quyền con người, quyền công dân bị hạn chế trong các văn bản dưới luật hay không. Nếu có thì công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến đó hay không?”, đại biểu Trần Văn Độ chất vấn.
Đây cũng là vấn đề được một số vị đại biểu khác quan tâm đặt vấn đề với Bộ trưởng.
Bộ trưởng cho biết, kết quả rà soát những quy định của pháp luật, những văn bản pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân cho thấy trong số 155 luật, pháp lệnh có 29 luật, pháp lệnh cần được sửa đổi bổ sung, ban hành thay thế để phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Riêng câu hỏi là công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến đó hay không, thì Bộ trưởng không đề cập.
Đề xuất mở rộng quyền làm chủ của người dân để người dân được khởi kiện các cơ quan nhà nước là vấn đề được đặt ra tại chất vấn của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, từ phiên chất vấn chiều 11/6.
Bởi hiện nay, theo ông Thuyền, nhân dân không chấp hành luật thì bị phạt hết sức ghê gớm, còn các cơ quan nhà nước ban hành đến 312 văn bản vi phạm pháp luật thì xử lý rất chậm chạp.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc cần phải nghiên cứu để giao cho Tòa án Tối cao khi xét xử các vụ án cụ thể mà phát hiện ra văn bản của các bộ hoặc các địa phương trái với Hiến pháp thì có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản đó.
Và khi cơ quan nhà nước cấp bộ trở xuống cho đến cấp địa phương khi ban hành văn bản pháp luật sai hoặc chậm, trực tiếp gây ra thiệt hại về vật chất cho công dân và doanh nghiệp thì có thể bị khởi kiện và phải bồi thường thiệt hại.
Cũng vẫn liên quan đến chất vấn của đại biểu Thuyền về việc công văn của Văn phòng Chính phủ cho bầu thêm phó chủ tịch tỉnh thì có trái nghị định của chính Chính phủ hay không, Bộ trưởng cho rằng đó không phải là vấn đề đáng quan tâm.
Bởi theo nghị định nếu có nhu cầu bổ sung số phó chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp thì xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Và từ trước đến nay sau khi có ý kiến Thủ tướng thì văn phòng ký thông báo chủ trương, đó là thông lệ.
Chất vấn của đại biểu Thuyền rơi vào trường hợp luân chuyển cán bộ từ Trung ương về địa phương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định những người lần này đi luân chuyển thì không tính vào chỉ tiêu số phó chủ tịch cũng như phó bí thư của các tỉnh, thành phố, ông Cường giải thích thêm.
Với băn khoăn của đại biểu Đỗ Văn Đương về tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án đại án tham nhũng hàng ngàn tỷ chỉ khoảng dưới 10%, Bộ trưởng phân trần rằng mỗi khi xử các vụ án đó không khí nhân dân phấn khởi còn anh em thi hành án rất lo. Vì Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản một cách tập trung, thống nhất, bài bản và minh bạch, cả bất động sản và động sản.
Đáng chú ý là có sự cắt khúc rất nghiêm trọng trong tố tụng hình sự hiện nay, đặc biệt thi hành án dân sự bị tách rời khỏi quyền lực của cơ quan tư pháp hiện nay là tòa án.
Mặt khác, theo Bộ trưởng còn có lý do thi hành án theo quy định của luật trong nhiều trường hợp phải theo đơn yêu cầu.
“Như vụ Vinashin, tất cả những gì thuộc về án chủ động đã thi hành xong, cò bồi thường cho các doanh nghiệp con, cháu của Vinashin thì phải có yêu cầu của họ. Việc này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã vào cuộc nhưng cho đến hôm nay con, cháu không buộc “ông” phải trả số tiền đó, mà số tiền không phải là ít”, Bộ trưởng nêu ví dụ.
Với đề nghị của đại biểu Chu Sơn Hà về thông tin bộ nào yếu kém nhất trong quy định chi tiết thi hành luật, Bộ trưởng không thể chỉ rõ địa chỉ. Bởi, xác định và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố.
Khi số lượng văn bản quy định chi tiết mà các bộ, cơ quan ngang bộ được giao soạn thảo trong cùng một thời gian rất khác nhau. Đồng thời, có những văn bản nội dung rất khó và phức tạp, nhạy cảm cũng phải xin lên, xin xuống ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
“Hiến pháp có quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Trong hệ thống pháp luật hiện nay còn có tình trạng quyền con người, quyền công dân bị hạn chế trong các văn bản dưới luật hay không. Nếu có thì công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến đó hay không?”, đại biểu Trần Văn Độ chất vấn.
Đây cũng là vấn đề được một số vị đại biểu khác quan tâm đặt vấn đề với Bộ trưởng.
Bộ trưởng cho biết, kết quả rà soát những quy định của pháp luật, những văn bản pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân cho thấy trong số 155 luật, pháp lệnh có 29 luật, pháp lệnh cần được sửa đổi bổ sung, ban hành thay thế để phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Riêng câu hỏi là công dân có nghĩa vụ chấp hành các văn bản vi hiến đó hay không, thì Bộ trưởng không đề cập.