“Sốt” xi măng chỉ là ảo?
Thị trường xi măng tại Tp.HCM không hề khan hiếm hàng và thông tin giá bán xi măng ở mức 118-120 ngàn/bao là không có cơ sở
Trao đổi với báo chí ngày 21/5, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định: hiện nay, thị trường xi măng tại Tp.HCM không hề khan hiếm hàng và thông tin giá bán xi măng ở mức 118-120 ngàn/bao là không có cơ sở.
Tính chất của các nhà máy sản xuất xi măng khu vực miền Nam cơ bản là các trạm nghiền xi măng, nguồn nguyên liệu cho sản xuất là clinker phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu và vận chuyển từ các nhà máy phía Bắc vào.
Doanh nghiệp chưa tăng giá bán
Hiện nay, các nước Ân Độ; Indonesia có chính sách giảm xuất khẩu xi măng, clinker nên các nước nhập khẩu truyền thống như Bangladesh, Sri Lanka chuyển sang mua của Thái Lan với giá cao, nguồn clinker Thái Lan xuất sang Việt Nam cũng bị hạn chế.
Còn với nguồn clinker cung cấp từ Bắc vào, do thiếu phương tiện vận chuyển nên cước phí vận chuyển cao, dao động từ 300.000 - 350.000 đồng/tấn. Giá clinker phía Bắc chuyển về tới nhà máy trong Nam khoảng 1.020.000-1.060.000 đồng/tấn, bằng giá bán xi măng ở thị trường phía Bắc.
Ngoài ra các doanh nghiệp phía Nam còn phải thêm ít nhất từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng chi phí cho việc nghiền, thêm phụ gia... để tạo ra 1 tấn xi măng. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất xi măng phía Nam đều thực hiện phương thức bán hàng thông qua nhà phân phối chính nên không thể quản lý được giá bán lẻ cuối cùng tới tay người tiêu thụ.
Giải thích về vấn đề này, không ít nhà phân phối cho rằng họ đang phải chịu ảnh hưởng của chi phí vận chuyển cao. Cước phí vận chuyển tăng cùng với việc chi phí bốc dỡ tăng, giá nhiên liệu tăng đã làm tăng giá thành mỗi bao xi măng từ 5.000-8.000 đồng.
Theo báo cáo của tổ điều hành thị trường trong nước, Sở Thương mại Tp.HCM và kết quả thanh tra thị trường cũng khẳng định các cơ sở sản xuất xi măng tại Tp.HCM đều thực hiện việc niêm yết và bán đúng giá tới các đại lý. Tuy nhiên, vừa qua do nhu cầu tăng cao nên một số đại lý và các điểm bán lẻ đã tự nâng giá bán, thu lợi. Việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp sản xuất.
Giá bán xi măng hiện tại còn phụ thuộc vào cung đường, cự ly vận chuyển, phụ thuộc vào số lượng cũng như từng chủng loại xi măng. Song theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, giá bán lẻ xi măng Hà Tiên tại Tp.HCM ở mức cao nhất cũng chỉ là 80 ngàn đồng/bao, trung bình 70-72 ngàn/bao, còn các loại khác khoảng 70ngàn/bao.
Theo khảo sát của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, giá bán xi măng tại thị trường phía Nam ngày 21/5 vẫn đứng ở mức: Holcim 75.000 đồng/bao, Nghi Sơn 70.000 đồng/bao, Fico, Cotec và Lafag cùng 72.000 đồng/bao... Không có chuyện khan hiếm hàng mà ngược lại lượng xi măng khá dồi dào và đang có xu hướng giảm giá.
Kiến nghị tăng giá đầu nguồn
Để ổn định giá bán xi măng khu vực phía Nam trong thời điểm hiện nay, cần phải tăng lượng cung để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể, tăng lượng clinker, xi măng bột, xi măng bao vận chuyển từ miền Bắc vào thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đợt kiểm tra thị trường xi măng Tp.HCM vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đến hết tháng 5/2008 vận chuyển vào Tp.HCM 50 ngàn tấn xi măng.
Để thực hiện điều này, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đã chỉ đạo các công ty xi măng phía Bắc như Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Tam Điệp... tăng cường vận chuyển sản phẩm vào khu vực thành phố Hồ Chí Minh; đảm bảo nguồn cung với giá cả hợp lý. Đến hết tháng 4/2008, lượng xi măng vận chuyển từ Bắc vào Nam đã đạt hơn 40 ngàn tấn. Nhiều doanh nghiệp liên doanh như Nghi Sơn, Phúc Sơn, ChinFon... đang tích cực chở hàng vào miền Nam với số lượng lớn.
Theo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, từ ngày 1- 21/5, các nhà sản xuất xi măng phía Bắc đã chuyển và 58.722 tấn xi măng các loại vào thị trường phía Nam để góp phần điều tiết cung - cầu xi măng tại thị trường này. Lượng hàng được chuyển bao gồm xi măng bao, bột xi măng, clinker...
Mặt khác, nếu giữ nguyên giá bán tại các nhà máy như hiện nay sẽ không tăng được nguồn và giá bán lẻ xi măng tại các nhà máy bằng giá thành sản xuất thì các trạm nghiền nhỏ sẽ hoạt động trở lại và các trạm nghiền lớn sẽ phát huy hết công suất thiết kế, nguồn cung xi măng sẽ tăng, chi phí vận chuyển sẽ giảm và chắc chắn giá bán lẻ xi măng trên thị trường sẽ giảm. Do đó, Bộ cũng sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép tăng giá xi măng đầu nguồn.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phân tích: Sự hợp tác của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong việc bình ổn giá tại thời điểm này là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kiềm chế giá như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục lỗ khoảng 120.000 - 200.000 đồng/tấn xi măng; tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp vì nếu không thể bù đắp nổi chi phí, dễ dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, có doanh nghiệp ngừng sản xuất (tình trạng này đã diễn ra tại các trạm nghiền nhỏ), cả nguồn cung dồn vào các doanh nghiệp lớn.
Như vậy, trong khi doanh nghiệp chịu lỗ, người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao thì chỉ có hệ thống kinh doanh là hưởng lợi.
Nếu tăng trên dưới 100 ngàn/tấn, các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ bù đắp chi phí và thị trường sẽ tăng nguồn cung. Cung nhiều, giá sẽ giảm. Đồng thời, kiến nghị giảm thuế nhập khẩu clinker trong khối ASEAN từ 5% xuống 0% và ngoài khối ASEAN từ 10% xuống 0% từ nay đến cuối năm 2008; Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo Tổng công ty Vận tải thuỷ, ưu tiên bố trí đủ phương tiện tầu vận chuyển clinker, xi măng từ Bắc vào Nam.
Cuối cùng là đẩy mạnh thi công xây dựng các nhà máy xi măng đang triển khai đầu tư. Cụ thể, theo tiến độ từ nay đến cuối năm 2008 sẽ đưa vào sản xuất 7 nhà máy xi măng với tổng công suất 7,81 triệu tấn. Ông Nam nhận định: sang năm trở đi cơ bản Việt Nam sẽ cân đối được cung cầu xi măng.
Tính chất của các nhà máy sản xuất xi măng khu vực miền Nam cơ bản là các trạm nghiền xi măng, nguồn nguyên liệu cho sản xuất là clinker phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu và vận chuyển từ các nhà máy phía Bắc vào.
Doanh nghiệp chưa tăng giá bán
Hiện nay, các nước Ân Độ; Indonesia có chính sách giảm xuất khẩu xi măng, clinker nên các nước nhập khẩu truyền thống như Bangladesh, Sri Lanka chuyển sang mua của Thái Lan với giá cao, nguồn clinker Thái Lan xuất sang Việt Nam cũng bị hạn chế.
Còn với nguồn clinker cung cấp từ Bắc vào, do thiếu phương tiện vận chuyển nên cước phí vận chuyển cao, dao động từ 300.000 - 350.000 đồng/tấn. Giá clinker phía Bắc chuyển về tới nhà máy trong Nam khoảng 1.020.000-1.060.000 đồng/tấn, bằng giá bán xi măng ở thị trường phía Bắc.
Ngoài ra các doanh nghiệp phía Nam còn phải thêm ít nhất từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng chi phí cho việc nghiền, thêm phụ gia... để tạo ra 1 tấn xi măng. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất xi măng phía Nam đều thực hiện phương thức bán hàng thông qua nhà phân phối chính nên không thể quản lý được giá bán lẻ cuối cùng tới tay người tiêu thụ.
Giải thích về vấn đề này, không ít nhà phân phối cho rằng họ đang phải chịu ảnh hưởng của chi phí vận chuyển cao. Cước phí vận chuyển tăng cùng với việc chi phí bốc dỡ tăng, giá nhiên liệu tăng đã làm tăng giá thành mỗi bao xi măng từ 5.000-8.000 đồng.
Theo báo cáo của tổ điều hành thị trường trong nước, Sở Thương mại Tp.HCM và kết quả thanh tra thị trường cũng khẳng định các cơ sở sản xuất xi măng tại Tp.HCM đều thực hiện việc niêm yết và bán đúng giá tới các đại lý. Tuy nhiên, vừa qua do nhu cầu tăng cao nên một số đại lý và các điểm bán lẻ đã tự nâng giá bán, thu lợi. Việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp sản xuất.
Giá bán xi măng hiện tại còn phụ thuộc vào cung đường, cự ly vận chuyển, phụ thuộc vào số lượng cũng như từng chủng loại xi măng. Song theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, giá bán lẻ xi măng Hà Tiên tại Tp.HCM ở mức cao nhất cũng chỉ là 80 ngàn đồng/bao, trung bình 70-72 ngàn/bao, còn các loại khác khoảng 70ngàn/bao.
Theo khảo sát của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, giá bán xi măng tại thị trường phía Nam ngày 21/5 vẫn đứng ở mức: Holcim 75.000 đồng/bao, Nghi Sơn 70.000 đồng/bao, Fico, Cotec và Lafag cùng 72.000 đồng/bao... Không có chuyện khan hiếm hàng mà ngược lại lượng xi măng khá dồi dào và đang có xu hướng giảm giá.
Kiến nghị tăng giá đầu nguồn
Để ổn định giá bán xi măng khu vực phía Nam trong thời điểm hiện nay, cần phải tăng lượng cung để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Cụ thể, tăng lượng clinker, xi măng bột, xi măng bao vận chuyển từ miền Bắc vào thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đợt kiểm tra thị trường xi măng Tp.HCM vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đến hết tháng 5/2008 vận chuyển vào Tp.HCM 50 ngàn tấn xi măng.
Để thực hiện điều này, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đã chỉ đạo các công ty xi măng phía Bắc như Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Tam Điệp... tăng cường vận chuyển sản phẩm vào khu vực thành phố Hồ Chí Minh; đảm bảo nguồn cung với giá cả hợp lý. Đến hết tháng 4/2008, lượng xi măng vận chuyển từ Bắc vào Nam đã đạt hơn 40 ngàn tấn. Nhiều doanh nghiệp liên doanh như Nghi Sơn, Phúc Sơn, ChinFon... đang tích cực chở hàng vào miền Nam với số lượng lớn.
Theo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, từ ngày 1- 21/5, các nhà sản xuất xi măng phía Bắc đã chuyển và 58.722 tấn xi măng các loại vào thị trường phía Nam để góp phần điều tiết cung - cầu xi măng tại thị trường này. Lượng hàng được chuyển bao gồm xi măng bao, bột xi măng, clinker...
Mặt khác, nếu giữ nguyên giá bán tại các nhà máy như hiện nay sẽ không tăng được nguồn và giá bán lẻ xi măng tại các nhà máy bằng giá thành sản xuất thì các trạm nghiền nhỏ sẽ hoạt động trở lại và các trạm nghiền lớn sẽ phát huy hết công suất thiết kế, nguồn cung xi măng sẽ tăng, chi phí vận chuyển sẽ giảm và chắc chắn giá bán lẻ xi măng trên thị trường sẽ giảm. Do đó, Bộ cũng sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép tăng giá xi măng đầu nguồn.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phân tích: Sự hợp tác của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong việc bình ổn giá tại thời điểm này là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kiềm chế giá như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục lỗ khoảng 120.000 - 200.000 đồng/tấn xi măng; tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp vì nếu không thể bù đắp nổi chi phí, dễ dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, có doanh nghiệp ngừng sản xuất (tình trạng này đã diễn ra tại các trạm nghiền nhỏ), cả nguồn cung dồn vào các doanh nghiệp lớn.
Như vậy, trong khi doanh nghiệp chịu lỗ, người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao thì chỉ có hệ thống kinh doanh là hưởng lợi.
Nếu tăng trên dưới 100 ngàn/tấn, các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ bù đắp chi phí và thị trường sẽ tăng nguồn cung. Cung nhiều, giá sẽ giảm. Đồng thời, kiến nghị giảm thuế nhập khẩu clinker trong khối ASEAN từ 5% xuống 0% và ngoài khối ASEAN từ 10% xuống 0% từ nay đến cuối năm 2008; Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo Tổng công ty Vận tải thuỷ, ưu tiên bố trí đủ phương tiện tầu vận chuyển clinker, xi măng từ Bắc vào Nam.
Cuối cùng là đẩy mạnh thi công xây dựng các nhà máy xi măng đang triển khai đầu tư. Cụ thể, theo tiến độ từ nay đến cuối năm 2008 sẽ đưa vào sản xuất 7 nhà máy xi măng với tổng công suất 7,81 triệu tấn. Ông Nam nhận định: sang năm trở đi cơ bản Việt Nam sẽ cân đối được cung cầu xi măng.