Ngân hàng lớn nhất châu Âu từ bỏ mục tiêu Net Zero vào năm 2030. Quyết định này được đưa ra sau khi ngân hàng đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế...
Việt Nam đang từng bước xây dựng và phát triển thị trường carbon, nhằm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy kinh tế xanh, bền vững. Sự phát triển thị trường carbon mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc giảm phát thải và chuyển đổi sang nền kinh tế xanh...
Trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, bà Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty CP Tư vấn Năng lượng và Môi trường, cho rằng các doanh nghiệp cần phải biết hiện trạng phát thải của mình, từ đó xây dựng các chiến lược, kế hoạch, biện pháp cải tiến công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, để vừa tuân thủ nghĩa vụ quản lý của Nhà nước, vừa khai thác được những cơ hội từ thị trường carbon và có thể tăng vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu...
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài. Dự thảo Nghị định này sẽ quy định về việc cho phép quốc gia đối tác sử dụng tín chỉ carbon đã mua để đóng góp vào NDC của quốc gia đối tác...
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Chương trình khoa học công nghệ NetZero là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các giải pháp đột phá như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây không chỉ là cơ hội cải thiện chất lượng môi trường mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam...
Phát triển kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng ưu tiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước. Việt Nam sẽ có kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn...
Chương trình nghiên cứu kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá về các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính; công nghệ xanh, công nghệ tuần hoàn; các giải pháp quản lý, kỹ thuật phục vụ mục tiêu giảm phát thải, hướng tới chuyển đổi xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, giảm phát thải, góp phần thực hiện mục tiêu NetZero vào năm 2050...
Khóa học “Mô phỏng chính sách giảm phát thải và giải pháp kiểm kê phát thải theo phạm vi Zeroboard" được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quan tâm đến vấn đề giảm phát thải khí nhà kính...
Theo danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cập nhật của Chính phủ mới đây, có 2.166 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện báo cáo phát thải khí nhà kính vào tháng 3/2025 và xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp ở các lĩnh vực đã sẵn sàng...
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân được cấp chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon; thu nhập tiền lãi từ trái phiếu xanh; thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu sau khi phát hành...
Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam” sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/11/2024...
TP. Hồ Chí Minh phối hợp bộ, ngành, triển khai thực hiện thành công Đề án triển khai JETP, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050…
Nghiên cứu cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp, phát triển thị trường carbon; đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư và các công cụ kinh tế, tài chính nhằm khơi thông nguồn lực thực hiện các dự án kinh tế xanh, phát thải carbon thấp, chuyển đổi năng lượng xanh…
Phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050...
Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh, hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam” với chủ đề “Đột phá trong thu hút đầu tư xanh: Cơ hội cho các lĩnh vực mới” diễn ra tại Quảng Ninh diễn ra vào chiều ngày 15/11/2024 tại Quảng Ninh...
Việc triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là xu hướng toàn cầu trong chuyển đổi công bằng. Đây là "cuộc chơi" để chuyển đổi, huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào chuyển đổi năng lượng. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt, bên cạnh nguồn tài chính 15,5 tỷ USD các đối tác đã cam kết huy động, nếu Việt Nam triển khai thực hiện tốt, sẽ khơi thông được nguồn lực tài chính cho chuyển đổi chung, phát triển đất nước...
Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đã đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khu vực và Việt Nam quá nhiều sức ép về cả thời gian, đầu tư công nghệ và chính sách...
Ba động lực lớn nhất để doanh nghiệp thực hiện ESG là cải thiện hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, duy trì cạnh tranh, áp lực từ nhà đầu tư… và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững…