Thị trường gạo im ắng trước thềm vụ mới
Hiện các khách hàng đều đang có nhiều gạo tồn kho và có ý chờ mua khi giá giảm thêm
Thị trường xuất khẩu gạo thế giới tuần qua tiếp tục trầm lắng do khách hàng kỳ vọng giá gạo còn giảm khi Việt Nam và Thái Lan bắt đầu vụ thu hoạch mới.
Theo tin từ Reuters, giá gạo Thái Lan tuần qua giảm nhẹ so với tuần trước đó. Nguyên nhân giá gạo Thái giảm một phần do hoạt động thu mua thóc theo chương trình tạm trữ lúa gạo của Chính phủ nước này bị trì hoãn, khiến một lượng thóc lẽ ra được thu chảy ra thị trường. Nhờ nguồn cung này mà các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể chào bán gạo với mức giá thấp hơn.
Mặc dù vậy, giá gạo Thái vẫn cao hơn trên 100 USD/tấn so với gạo cùng loại từ các nước xuất khẩu gạo lớn khác. Hiện các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu đang cạnh tranh quyết liệt về giá để giành khách hàng.
Các thương nhân cho biết, giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 5% tấm của Thái Lan tuần qua được chào ở mức 555 SSD/tấn, từ mức 560 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá gạo cùng loại của Việt Nam đi ngang ở mức 410-415 USD/tấn, trong khi gạo Ấn Độ và Pakistan có giá tương ứng lần lượt là 420-425 USD/tấn.
“Khách mua vẫn đứng ngoại thị trường. Họ sẽ bắt đầu mua gạo trở lại từ cuối tháng 2, khi mà thị trường có thêm nguồn cung gạo mới từ Thái Lan và Việt Nam”, một thương nhân ở Bangkok nói.
Nhu cầu gạo của thị trường tuần qua vẫn ở mức thấp. Hiện các khách hàng đều đang có nhiều gạo tồn kho và có ý chờ mua khi giá giảm thêm, nhất là từ cuối tháng 2 khi Thái Lan và Việt Nam gặt lúa vụ Đông Xuân. Theo dự báo, hai nước sẽ được mùa vụ này, trong đó sản lượng gạo của Thái Lan trong vụ này sẽ đạt mức 8-10 triệu tấn.
Đối với Việt Nam, vụ Đông Xuân thường chiếm khoảng 48% tổng sản lượng 43-45 triệu tấn gạo của cả niên vụ.
“Nhu cầu đang ở mức thấp và thị trường rất ảm đạm”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Hiện các công ty của Việt Nam vẫn vận chuyển gạo để giao hàng cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc với khối lượng nhỏ, nhưng những lô hàng này hầu như không có ảnh hưởng gì tới giá cả trên thị trường.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-17/01/2013, xuất khẩu gạo cả nước đạt 124.727 tấn, trị giá FOB 56,888 triệu USD, trị giá CIF 57,004 triệu USD.
Cũng theo số liệu của VFA, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua giảm từ 100-200 đồng/kg tùy loại so với tuần trước đó. Trong đó, giá lúa khô loại thường dao động từ 5.150 - 5.250 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu lại tăng 50-100 đồng/kg tùy loại. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.000 - 7.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm giảm 50 đồng/kg đối với một số loại. Trong đó, giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.150 - 8.250 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.750 - 7.850 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo tin từ Reuters, giá gạo Thái Lan tuần qua giảm nhẹ so với tuần trước đó. Nguyên nhân giá gạo Thái giảm một phần do hoạt động thu mua thóc theo chương trình tạm trữ lúa gạo của Chính phủ nước này bị trì hoãn, khiến một lượng thóc lẽ ra được thu chảy ra thị trường. Nhờ nguồn cung này mà các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể chào bán gạo với mức giá thấp hơn.
Mặc dù vậy, giá gạo Thái vẫn cao hơn trên 100 USD/tấn so với gạo cùng loại từ các nước xuất khẩu gạo lớn khác. Hiện các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu đang cạnh tranh quyết liệt về giá để giành khách hàng.
Các thương nhân cho biết, giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 5% tấm của Thái Lan tuần qua được chào ở mức 555 SSD/tấn, từ mức 560 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá gạo cùng loại của Việt Nam đi ngang ở mức 410-415 USD/tấn, trong khi gạo Ấn Độ và Pakistan có giá tương ứng lần lượt là 420-425 USD/tấn.
“Khách mua vẫn đứng ngoại thị trường. Họ sẽ bắt đầu mua gạo trở lại từ cuối tháng 2, khi mà thị trường có thêm nguồn cung gạo mới từ Thái Lan và Việt Nam”, một thương nhân ở Bangkok nói.
Nhu cầu gạo của thị trường tuần qua vẫn ở mức thấp. Hiện các khách hàng đều đang có nhiều gạo tồn kho và có ý chờ mua khi giá giảm thêm, nhất là từ cuối tháng 2 khi Thái Lan và Việt Nam gặt lúa vụ Đông Xuân. Theo dự báo, hai nước sẽ được mùa vụ này, trong đó sản lượng gạo của Thái Lan trong vụ này sẽ đạt mức 8-10 triệu tấn.
Đối với Việt Nam, vụ Đông Xuân thường chiếm khoảng 48% tổng sản lượng 43-45 triệu tấn gạo của cả niên vụ.
“Nhu cầu đang ở mức thấp và thị trường rất ảm đạm”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Hiện các công ty của Việt Nam vẫn vận chuyển gạo để giao hàng cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc với khối lượng nhỏ, nhưng những lô hàng này hầu như không có ảnh hưởng gì tới giá cả trên thị trường.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-17/01/2013, xuất khẩu gạo cả nước đạt 124.727 tấn, trị giá FOB 56,888 triệu USD, trị giá CIF 57,004 triệu USD.
Cũng theo số liệu của VFA, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua giảm từ 100-200 đồng/kg tùy loại so với tuần trước đó. Trong đó, giá lúa khô loại thường dao động từ 5.150 - 5.250 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu lại tăng 50-100 đồng/kg tùy loại. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.000 - 7.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm giảm 50 đồng/kg đối với một số loại. Trong đó, giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.150 - 8.250 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.750 - 7.850 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.