Thống đốc kiến nghị có luật riêng xử lý nợ xấu
Thống đốc kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu hoặc một bộ luật về xử lý nợ xấu
Quốc hội ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu hoặc một bộ luật về xử lý nợ xấu có giá trị trong quá trình xử lý nợ xấu từ 3 đến 5 năm là kiến nghị được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra trong một báo cáo vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Những nội dung của báo cáo này - trong đó có kết quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) - được bổ sung theo yêu cầu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Tuy là báo cáo bổ sung, song văn bản của Ngân hàng Nhà nước dài đến 11.229 chữ, trong đó phần liên quan đến VAMC chiếm 3414 chữ.
Nhiều khó khăn
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tính từ 2013 đến 15/9/2015, VAMC đã thực hiện mua được 21.295 khoản nợ tương ứng với 210.717 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 177.724 tỷ đồng của 39 tổ chức tín dụng.
Cùng thời gian này, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ được 13.320 tỷ đồng (bao gồm thu từ bán nợ/ bán tài sản bảo đảm…)..
Trong đó, bán nợ với tổng giá trị nợ gốc là 2.414 tỷ đồng, giá bán nợ là 1.881 tỷ đồng, bán tài sản bảo đảm với tổng giá trị thu hồi đạt 1.108 tỉ đồng, ủy quyền tổ chức tín dụng thu hồi nợ đạt 10.331 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Thống đốc thì VAMC đã phân loại danh mục khoản nợ và tài sản đảm bảo theo từng đối tượng, trong đó tài sản đảm bảo là bất động sản lên đến 60-70%.
Danh mục tài sản đã được phân loại để chào bán cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. VAMC đã ký bảo mật thông tin cung cấp danh mục tài sản với 16 tổ chức đầu tư trong nước và quốc tế. Các khoản nợ đã mua được phân loại theo mục đích sử dụng vốn , báo cáo nêu.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá: so với thực trạng nợ xấu, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn.
Nguyên nhân là do VAMC gặp phải không ít khó khăn, VAMC không thể chủ động tiến hành cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng khi tổ chức tín dụng chưa thống nhất.
Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, nợ xấu đã được bán cho VAMC. Tuy nhiên, khi khách hàng đề nghị được cơ cấu nợ, xây dựng phương án để tiếp tục kinh doanh, tổ chức tín dụng không đồng ý cho doanh nghiệp được tiếp tục vay vốn do tài sản đảm bảo có giá trị kém, do tâm lý bị xử lý hình sự hóa sau khi cơ cấu nợ khách hàng không trả được nợ, Thống đốc phân tích.
Khó khăn khác được ông Bình đề cập là VAMC không có quyền chủ động để xử lý những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt. Do vậy, trên danh nghĩa tổ chức tín dụng vẫn có quyền quyết định đối với tài sản thế chấp của khoản nợ, VAMC không có nhiều vai trò định đoạt tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu đã mua.
Thực tế cho thấy nếu tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với VAMC thì VAMC thể hiện được vai trò của mình, ngược lại tổ chức tín dụng không hợp tác thì VAMC không thực hiện được vai trò trong công tác xử lý nợ, Thống đốc trình bày.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành VAMC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng không thể bán được nợ cho bên thứ ba nếu không có giấy phép kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ.
Cần cơ chế thu hút người giỏi
Sau khi nêu nhiều khó khăn, Thống đốc nêu nhiều đề xuất, kiến nghị từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho đến Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, các bộ, ngành, địa phương.
Với Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Thống đốc viết, việc xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách là trách nhiệm của ngành ngân hàng song cần sự thống nhất, đồng thuận và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị đối với quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Do đó, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, bộ, ban, ngành và hệ thống chính trị chỉ đạo, hỗ trợ, ban hành các văn bản pháp luật có liên quan để hỗ trợ VAMC, tổ chức tín dụng có thể xử lý, giải quyết dứt điểm được nợ xấu theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Thời gian tới, kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu hoặc một bộ luật về xử lý nợ xấu có giá trị trong quá trình xử lý nợ xấu từ 3 đến 5 năm là nội dung dành cho Quốc hội.
Chính phủ được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ VAMC trong quá trình xử lý nợ, đặc biệt trong việc thu giữ, xử lý và chuyển nhượng tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Đáng chú ý, Thống đốc đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm ban hành thông tư hướng dẫn về cơ chế tiền lương cho VAMC, với mục tiêu tạo ra cơ chế tiền lương đặc biệt để thu hút được lao động giỏi, có kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại về làm việc và tạo động lực, tâm lý ổn định cho cán bộ yên tâm công tác.
Những nội dung của báo cáo này - trong đó có kết quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) - được bổ sung theo yêu cầu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Tuy là báo cáo bổ sung, song văn bản của Ngân hàng Nhà nước dài đến 11.229 chữ, trong đó phần liên quan đến VAMC chiếm 3414 chữ.
Nhiều khó khăn
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tính từ 2013 đến 15/9/2015, VAMC đã thực hiện mua được 21.295 khoản nợ tương ứng với 210.717 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 177.724 tỷ đồng của 39 tổ chức tín dụng.
Cùng thời gian này, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ được 13.320 tỷ đồng (bao gồm thu từ bán nợ/ bán tài sản bảo đảm…)..
Trong đó, bán nợ với tổng giá trị nợ gốc là 2.414 tỷ đồng, giá bán nợ là 1.881 tỷ đồng, bán tài sản bảo đảm với tổng giá trị thu hồi đạt 1.108 tỉ đồng, ủy quyền tổ chức tín dụng thu hồi nợ đạt 10.331 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Thống đốc thì VAMC đã phân loại danh mục khoản nợ và tài sản đảm bảo theo từng đối tượng, trong đó tài sản đảm bảo là bất động sản lên đến 60-70%.
Danh mục tài sản đã được phân loại để chào bán cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. VAMC đã ký bảo mật thông tin cung cấp danh mục tài sản với 16 tổ chức đầu tư trong nước và quốc tế. Các khoản nợ đã mua được phân loại theo mục đích sử dụng vốn , báo cáo nêu.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đánh giá: so với thực trạng nợ xấu, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn.
Nguyên nhân là do VAMC gặp phải không ít khó khăn, VAMC không thể chủ động tiến hành cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng khi tổ chức tín dụng chưa thống nhất.
Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, nợ xấu đã được bán cho VAMC. Tuy nhiên, khi khách hàng đề nghị được cơ cấu nợ, xây dựng phương án để tiếp tục kinh doanh, tổ chức tín dụng không đồng ý cho doanh nghiệp được tiếp tục vay vốn do tài sản đảm bảo có giá trị kém, do tâm lý bị xử lý hình sự hóa sau khi cơ cấu nợ khách hàng không trả được nợ, Thống đốc phân tích.
Khó khăn khác được ông Bình đề cập là VAMC không có quyền chủ động để xử lý những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt. Do vậy, trên danh nghĩa tổ chức tín dụng vẫn có quyền quyết định đối với tài sản thế chấp của khoản nợ, VAMC không có nhiều vai trò định đoạt tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu đã mua.
Thực tế cho thấy nếu tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với VAMC thì VAMC thể hiện được vai trò của mình, ngược lại tổ chức tín dụng không hợp tác thì VAMC không thực hiện được vai trò trong công tác xử lý nợ, Thống đốc trình bày.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành VAMC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng không thể bán được nợ cho bên thứ ba nếu không có giấy phép kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ.
Cần cơ chế thu hút người giỏi
Sau khi nêu nhiều khó khăn, Thống đốc nêu nhiều đề xuất, kiến nghị từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho đến Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, các bộ, ngành, địa phương.
Với Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Thống đốc viết, việc xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách là trách nhiệm của ngành ngân hàng song cần sự thống nhất, đồng thuận và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị đối với quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Do đó, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, bộ, ban, ngành và hệ thống chính trị chỉ đạo, hỗ trợ, ban hành các văn bản pháp luật có liên quan để hỗ trợ VAMC, tổ chức tín dụng có thể xử lý, giải quyết dứt điểm được nợ xấu theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Thời gian tới, kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu hoặc một bộ luật về xử lý nợ xấu có giá trị trong quá trình xử lý nợ xấu từ 3 đến 5 năm là nội dung dành cho Quốc hội.
Chính phủ được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ VAMC trong quá trình xử lý nợ, đặc biệt trong việc thu giữ, xử lý và chuyển nhượng tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Đáng chú ý, Thống đốc đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm ban hành thông tư hướng dẫn về cơ chế tiền lương cho VAMC, với mục tiêu tạo ra cơ chế tiền lương đặc biệt để thu hút được lao động giỏi, có kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại về làm việc và tạo động lực, tâm lý ổn định cho cán bộ yên tâm công tác.