“Tiền Việt Nam đang yếu đi hai lần”
"Việc VND mất giá trong bối cảnh đồng USD đang yếu đi chứng tỏ VND đã yếu đi hai lần"
Theo ông Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển (Ngân hàng Nhà nước), việc VND mất giá trong bối cảnh đồng USD đang yếu đi chứng tỏ VND đã yếu đi hai lần: một là yếu với đồng USD và hai là yếu với đồng USD đang yếu.
Đồng USD mất giá trên thị trường thế giới nhưng những ngày vừa qua tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD lại tăng mạnh theo chiều hướng VND mất giá. Ông đánh giá thế nào về tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu dùng, đời sống...?
Đây là một hiệu ứng của lạm phát. Trong bối cảnh của Việt Nam, thời gian qua lượng ngoại tệ vào nhiều như thế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đua nhau tăng lãi suất để hút tiền vào thì lẽ ra với những điều kiện đó, VND phải lên giá so với USD.
Nhưng trái lại VND vẫn mất giá (mặc dù mất giá không bằng tốc độ lạm phát). Việc VND mất giá trong bối cảnh đồng USD đang yếu đi chứng tỏ VND đã yếu đi hai lần: một là yếu với đồng USD và hai là yếu với đồng USD đang yếu.
Theo lý thuyết, khi một đồng tiền yếu thì nó có tác động tốt cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với nền kinh tế Việt Nam thì từ khi mở cửa cho đến nay (trừ các năm 1999 và 2002 là cán cân tương đối cân bằng), còn lại là chúng ta nhập siêu. Ví dụ như từ đầu năm đến giờ, chúng ta nhập siêu 22%.
Vậy thì liệu rằng, với chủ trương là để đồng tiền yếu đi để cứu xuất khẩu thì có phải là chúng ta cứu một phần bé hơn và mất đi lớn hơn? Đó là chưa nói, xuất khẩu của chúng ta, nếu là xuất khẩu đích thực thì mới chỉ là xuất khẩu thô.
Việc tung một lượng tiền lớn ra để mua ngoại tệ có là một nguyên nhân khiến cho giá cả leo thang? Hướng xử lý thế nào để đồng ngoại tệ được sử dụng hiệu quả, đồng thời giữ bình ổn giá cả?
Nói đến nguyên nhân gây ra lạm phát cao từ đầu năm đến nay thì có nhiều. Nhưng liên quan đến lượng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay mà chúng ta đã bỏ tiền ra mua vào.
Do một lượng tương đối lớn đổ vào thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư nước ngoài hoặc là nhà đầu tư trong nước có ngoại tệ muốn mua cổ phiếu hoặc chứng khoán trên thị trường chứng khoán thì phải mua bằng đồng nội tệ. Và chúng ta phải bỏ ra một lượng lớn nội tệ để “nội tệ hóa ngoại tệ” ném vào thị trường chứng khoán.
Do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. Mà thị trường chứng khoán đầu năm, chúng ta thấy nó “nóng” lên rất nhiều và đến giữa tháng 3 thì “down” (xuống). Một bộ phận không ít nội tệ trước đó (ngoại tệ đã được nội tệ hóa) được tung ra thì đã vào đâu? Một là chuyển vào bất động sản, thị trường vàng hoặc là thị trường tiêu dùng... Tất cả đều nằm đâu đó ngoài lưu thông nên sẽ gây ra một lạm phát.
Biện pháp cấp bách chống lạm phát hiện tại đòi hỏi chúng ta phải làm đồng thời mấy việc sau đây:
Một là phải bán một bộ phận đồng USD này để chuyển hàng hóa vào. Bởi tiền tệ phản ánh giá trị hàng hóa mà hàng hóa thì đương nhiên đang nằm ở nước ngoài nên phải đưa hàng hóa vào, thông qua bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại và các ngân hàng thương mại bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu để người ta nhập hàng hóa vào để trung hòa cái phần nội tệ đang có trong lưu thông.
Hai là vì đồng USD đang yếu hơn bao giờ hết trong vòng mấy năm nay nên ngân hàng trung ương phải linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu tiền tệ làm sao cho chúng ta không bị thiệt...
Đồng USD mất giá trên thị trường thế giới nhưng những ngày vừa qua tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD lại tăng mạnh theo chiều hướng VND mất giá. Ông đánh giá thế nào về tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu dùng, đời sống...?
Đây là một hiệu ứng của lạm phát. Trong bối cảnh của Việt Nam, thời gian qua lượng ngoại tệ vào nhiều như thế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đua nhau tăng lãi suất để hút tiền vào thì lẽ ra với những điều kiện đó, VND phải lên giá so với USD.
Nhưng trái lại VND vẫn mất giá (mặc dù mất giá không bằng tốc độ lạm phát). Việc VND mất giá trong bối cảnh đồng USD đang yếu đi chứng tỏ VND đã yếu đi hai lần: một là yếu với đồng USD và hai là yếu với đồng USD đang yếu.
Theo lý thuyết, khi một đồng tiền yếu thì nó có tác động tốt cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với nền kinh tế Việt Nam thì từ khi mở cửa cho đến nay (trừ các năm 1999 và 2002 là cán cân tương đối cân bằng), còn lại là chúng ta nhập siêu. Ví dụ như từ đầu năm đến giờ, chúng ta nhập siêu 22%.
Vậy thì liệu rằng, với chủ trương là để đồng tiền yếu đi để cứu xuất khẩu thì có phải là chúng ta cứu một phần bé hơn và mất đi lớn hơn? Đó là chưa nói, xuất khẩu của chúng ta, nếu là xuất khẩu đích thực thì mới chỉ là xuất khẩu thô.
Việc tung một lượng tiền lớn ra để mua ngoại tệ có là một nguyên nhân khiến cho giá cả leo thang? Hướng xử lý thế nào để đồng ngoại tệ được sử dụng hiệu quả, đồng thời giữ bình ổn giá cả?
Nói đến nguyên nhân gây ra lạm phát cao từ đầu năm đến nay thì có nhiều. Nhưng liên quan đến lượng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay mà chúng ta đã bỏ tiền ra mua vào.
Do một lượng tương đối lớn đổ vào thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư nước ngoài hoặc là nhà đầu tư trong nước có ngoại tệ muốn mua cổ phiếu hoặc chứng khoán trên thị trường chứng khoán thì phải mua bằng đồng nội tệ. Và chúng ta phải bỏ ra một lượng lớn nội tệ để “nội tệ hóa ngoại tệ” ném vào thị trường chứng khoán.
Do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền. Mà thị trường chứng khoán đầu năm, chúng ta thấy nó “nóng” lên rất nhiều và đến giữa tháng 3 thì “down” (xuống). Một bộ phận không ít nội tệ trước đó (ngoại tệ đã được nội tệ hóa) được tung ra thì đã vào đâu? Một là chuyển vào bất động sản, thị trường vàng hoặc là thị trường tiêu dùng... Tất cả đều nằm đâu đó ngoài lưu thông nên sẽ gây ra một lạm phát.
Biện pháp cấp bách chống lạm phát hiện tại đòi hỏi chúng ta phải làm đồng thời mấy việc sau đây:
Một là phải bán một bộ phận đồng USD này để chuyển hàng hóa vào. Bởi tiền tệ phản ánh giá trị hàng hóa mà hàng hóa thì đương nhiên đang nằm ở nước ngoài nên phải đưa hàng hóa vào, thông qua bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại và các ngân hàng thương mại bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu để người ta nhập hàng hóa vào để trung hòa cái phần nội tệ đang có trong lưu thông.
Hai là vì đồng USD đang yếu hơn bao giờ hết trong vòng mấy năm nay nên ngân hàng trung ương phải linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu tiền tệ làm sao cho chúng ta không bị thiệt...